Đấu tranh để “nhận đường” trong văn học

Một phần của tài liệu Quan niệm về tính giai cấp trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985 (Trang 49)

5. Cấu trúc Luận văn

2.2.2.Đấu tranh để “nhận đường” trong văn học

Văn nghệ ở nƣớc ta từ sau Cách mạng tháng Tám đã có phƣơng hƣớng, tuy nhiên vẫn chƣa có một nền lý luận phê bình thật phong phú và giàu kinh nghiệm thực tế, cho nên trong giới văn nghệ vẫn còn có nhiều vƣớng mắc chƣa đƣợc giải quyết. Đặc biệt là ở phƣơng châm đại chúng hóa, bởi lẽ, phƣơng châm này vốn đã mang một nội dung giai cấp nhất định cho nên không dễ gì đƣợc các quan điểm nghệ thuật tƣ sản chấp nhận. Mặt khác, phần đông văn nghệ sĩ lúc bấy giờ đều xuất thân từ giai cấp tiểu tƣ sản và thƣờng xuyên sống ở các thành thị. Đối với lớp nhà văn ấy, những năm đầu sau cách mạng (1946 - 1948) vẫn chỉ là thời kỳ “nhận đƣờng”, thời kỳ “lột vỏ”. Do vậy, trên văn đàn

đã xuất hiện cuộc tranh luận giữa Tô Ngọc Vân: “Học hay không học”, Văn nghệ, số mùa xuân, 1949; Xuân Trƣờng: “Quần chúng và phê bình nghệ thuật”, Văn nghệ, số 12, tháng 5/1949; và Nguyễn Đình Thi: “Quần chúng phê bình nghệ thuật”, Văn nghệ, tháng 2/1950. Tiêu biểu nhất là tùy bút Nhận đường của Nguyễn Đình Thi viết năm 1948. Tác phẩm đã: “ghi lại lộn xộn những thắc mắc nhiều khi đau xót của một cuộc lột vỏ, cái xác cũ rụng xuống chƣa rứt hẳn, da non mới mọc chƣa lành, một chút gì chạm phải cũng nhỏ máu.” [81 ; 43]. Trong tác phẩm này, Nguyễn Đình Thi đã đi đến khẳng định: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhƣng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta.” [81].

Lời nhận xét trên của Nguyễn Đình Thi tuy đƣợc viết năm 1948 nhƣng có sức khái quát rộng, không chỉ đúng cho văn học kháng chiến chống Pháp mà còn là mệnh đề chính xác cho cả văn học giai đoạn chống Mĩ. Đây đƣợc coi là cuộc nhận đƣờng lần thứ nhất trong văn học. Ông đã bộc lộ những suy nghĩ chân thành của mình: “Sống đƣợc cuộc sống kháng chiến của dân tộc, hiểu đƣợc hƣớng đi của dân tộc ta hiện thời, cảm xúc đƣợc những cảm xúc mới của kháng chiến, tất cả vấn đề sáng tác quyết định ở điểm ấy”. “Chúng ta phải biết tìm đến những hàng đầu trong trận đánh của dân tộc, nơi cuộc kháng chiến cháy rõ nhất, nơi sự sống nổi lên gió bão, cuốn tung mọi chƣớng ngại.” [81 ; 54]. Lời nói đi đôi với việc làm, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã đến với tuyến lửa, đi chiến dịch, để viết về cuộc chiến đấu của dân tộc với tƣ cách của nhà văn chiến sỹ, ngƣời chiến binh không mệt mỏi. Suốt hai cuộc kháng chiến của dân tộc, Nguyễn Đình Thi đã có mặt ở nhiều chiến trƣờng. Năm 1947 đi chiến dịch đƣờng số năm, thu đông 1948 ở Việt Bắc, thu đông 1949 tiến vào địch hậu Đông Bắc rồi chiến dịch Biên giới, chiến dịch Trung du. Năm 1952, Nguyễn Đình Thi gia nhập quân đội. Năm 1953 tham gia chiến dịch Sầm Nƣa rồi chiến dịch Điện Biên Phủ. Nguyễn Đình Thi đến với binh chủng cao xạ pháo, không quân trong thời kỳ chống Mỹ cứu nƣớc. Kết quả của các chuyến

đi thực tế chiến đấu qua nhiều thập kỷ chiến tranh cách mạng, Nguyễn Đình Thi đã có các tiểu thuyết Xung kích (1951), Vào lửa (1966), Mặt trận trên cao

(1967),…

“Làm thế nào chúng ta hiểu đƣợc tâm hồn những lớp nhân dân đông đảo đang chiến đấu, làm thế nào sống đƣợc những tình cảm ý nghĩ của những ngƣời xƣa nay xa cách hẳn ta, làm thế nào xóa bỏ những nếp sống đã thành cơ thể chúng ta, làm thế nào để trở thành những con ngƣời của một tầng lớp khác để sống đƣợc sự sống của họ?” [81 ; 47]. Câu hỏi lớn ấy đã đƣợc trả lời tại Hội nghị tranh luận văn nghệ Việt Bắc tháng 9 năm 1949. Bản báo cáo khai mạc Hội nghị: “Xây dựng một nền văn nghệ nhân dân (hay Văn nghệ Dân chủ mới) - Cách mạng hóa tƣ tƣởng, quần chúng hóa sinh hoạt” đã tập trung giải quyết “mối băn khoăn lớn nhất”, “khẩu hiệu lớn nhất” là “cách mạng hóa tƣ tƣởng, quần chúng hóa sinh hoạt”, giúp các văn nghệ sĩ có thể tạo nên một sự chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao lập trƣờng tƣ tƣởng, rèn luyện thế giới quan mác xít và đi sâu vào quần chúng lao động.

Truyện ngắn Đôi mắt của nhà văn Nam Cao viết vào đầu năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc - trùng với thời điểm “Nhận đƣờng” của tầng lớp văn nghệ sĩ, trí thức tham gia kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm đƣợc nhà văn Tô Hoài coi là một thứ tuyên ngôn nghệ thuật chung của lớp nghệ sĩ hồi ấy. Cứ nhƣ cái tên của nó thì tác phẩm muốn nói đến vấn đề cách nhìn, vấn đề quan điểm. Điều ấy đã rõ. Nhƣng nói cho chặt chẽ hơn, căn cứ vào nội dung hình tƣợng, thì nó trƣớc hết là mâu thuẫn về lập trƣờng. Một đằng coi cuộc kháng chiến là của mình và tích cực tham gia kháng chiến. Một đằng tự xem nhƣ ngƣời ngoài cuộc, từ chối không làm gì hết, dù chỉ là công tác Bình dân học vụ trong làng. Một đằng vui sƣớng trƣớc cuộc đổi đời của nhân dân, và nhìn cuộc sống mới, tƣ thế mới và cách mạng đem đến cho nhân dân lao động là tốt đẹp. Một đằng chỉ thấy thế là lố bịch, là hài hƣớc. Nói cho đúng, những nhận xét của Hoàng về ngƣời nông dân không phải điều sai cả. Nhƣng rõ ràng là thiếu độ lƣợng, thiếu thiện chí - cái nhìn của một ngƣời tuy không phải hoàn toàn không có

lòng yêu nƣớc, nhƣng tỏ ra chƣa tán thành cách mạng và kháng chiến. Lập trƣờng ấy quyết định cách nhìn của anh ta mà Nam Cao gọi là chỉ thấy có một phía: “Anh trông thấy anh thanh niên đọc thuộc lòng bài “ba giai đoạn”, nhƣng anh không trông thấy bó tre anh thanh niên vui vẻ vác đi để ngăn quân thù. Mà ngay trong cái việc anh thanh niên đọc thuộc lòng bài báo nhƣ một con vẹt biết nói kia, anh cũng chỉ nhìn thấy cái ngố bề ngoài của nó, mà không nhìn thấy cái nguyên cớ đẹp đẽ bên trong. Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, ngƣời ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản.” Do vậy, nếu gọi Đôi mắt là bản tuyên ngôn nghệ thuật, thì trƣớc hết đó là bản tuyên ngôn về lập trƣờng cách mạng, lập trƣờng kháng chiến của lớp văn nghệ sĩ tiểu tƣ sản quyết tâm từ bỏ những quyền lợi ích kỷ của mình, từ bỏ những thói quen sinh hoạt và nếp tƣ duy cũ, từ bỏ cả cái nghệ thuật cho là “cao siêu” của mình ngày trƣớc, sẵn sàng nói nhƣ nhà văn Độ, làm một “anh tuyên truyền nhãi nhép” nhƣng có ích cho nhân dân, cho kháng chiến.

Đôi mắt xét ở phƣơng diện khác, còn đặt vấn đề quan niệm về cái đẹp, về đối tƣợng của nghệ thuật mới nữa. Phải tìm cái đẹp ở đâu? Theo quan điểm nào? Phải thể hiện nó ra sao? Nam Cao có thể chƣa ý thức đựơc đầy đủ lắm, nhƣng tác phẩm tự nó đã gợi ra và bƣớc đầu giải đáp những câu hỏi đó. Thực ra không phải đến Đôi mắt, Nam Cao mới đặt vấn đề “đôi mắt”. Đúng là đến tác phẩm này, nhờ đã giác ngộ cách mạng, ông mới đặt đƣợc vấn đề ấy một cách hoàn toàn tự giác. Nhƣ vậy, nhờ thực sự tham gia cách mạng, sát cánh với nhân dân, Nam Cao đã có đƣợc đôi mắt mới để thấy quần chúng không chỉ là nạn nhân đáng thƣơng của hoàn cảnh mà còn là những con ngƣời cải tạo hoàn cảnh, tức là những anh hùng. Những con ngƣời mới ấy sẽ đi vào văn học nhƣ là những nhân vật trung tâm. Đôi mắt chƣa xây dựng đƣợc nhân vật ấy, nhƣng đã chỉ ra phƣơng hƣớng đi tìm nhân vật ấy và chừng mực nào đó, đã nói lên cách thể hiện nhân vật ấy: đó không phải là những con ngƣời phi thƣờng trong trí tƣởng tƣợng lãng mạn, mà là những con ngƣời có thật rất đỗi nhũn nhặn ở quanh ta. Những con ngƣời áo vải, răng đen, đi chân đất, gọi lựu đạn là “nựu

đạn”, nhƣng đã đứng dậy làm cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại và sau đó gánh cả cuộc kháng chiến lên đôi vai vững trãi của mình. Phải, Đôi mắt chƣa tạo ra đƣợc nhân vật ấy, nhƣng đã dự báo sự xuất hiện phổ biến của nhân vật ấy trong nền văn học cách mạng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quan niệm về tính giai cấp trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985 (Trang 49)