Ngôn ngữ biểu hiện chịu ảnh hưởng của quan niệm về tính giai cấp

Một phần của tài liệu Quan niệm về tính giai cấp trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985 (Trang 103)

5. Cấu trúc Luận văn

3.3.Ngôn ngữ biểu hiện chịu ảnh hưởng của quan niệm về tính giai cấp

cấp

Ngôn ngữ biểu hiện là một trong những phƣơng diện hình thức nghệ thuật vô cùng quan trọng nhằm biểu đạt đƣợc yêu cầu của tƣ duy nghệ thuật. Với những quy định cụ thể của phƣơng pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa xã hội nói chung và yêu cầu gắt gao về nguyên tắc tính giai cấp, tính Đảng nói riêng, văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985 đã có những đặc điểm riêng có, khác hẳn với các giai đoạn văn học trƣớc đó và cả những giai đoạn văn học sau đó.

Ngôn ngữ biểu hiện của văn học giai đoạn này vô cùng gần gũi với ngôn ngữ toàn dân, nhiều tên ngƣời, địa danh địa phƣơng có tính hiện thực đƣợc lấy nguyên mẫu từ những con ngƣời hiện thực trong đời sống lao động sản xuất và chiến đấu đã hiện hình trong ngôn ngữ văn học giai đoạn này; từ ngữ địa phƣơng có tính vùng, miền cũng xuất hiện nhiều.

3.3.1. Ngôn ngữ văn học thể hiện trực tiếp lời ăn tiếng nói của quần chúng

Ngôn ngữ quần chúng có thể tìm thấy hầu hết ở trong các thể loại văn học cách mạng giai đoạn 1945 - 1985, nhƣng đặc biệt nhiều thì phải kể đến thơ, và biểu hiện nhiều nhất, rõ ràng nhất là ở giai đoạn đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám và những năm kháng chiến chống Pháp. Từ sau Cách mạng tháng Tám, trong không khí nô nức, phấn khởi của tự do và sau đó là dồn dập những sự kiện của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, niềm vui sƣớng, hoan ca của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đặc biệt khi thơ đã thực sự có tác dụng thiết thực đối với công tác cách mạng, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống sản xuất và chiến đấu của nhân dân thì ngôn ngữ thơ thực sự là ngôn ngữ của nhân dân, là tiếng nói đời sống khỏe khoắn. Những ngày kháng chiến, thơ ca quần chúng xuất hiện rầm rộ và mang tính chất mộc mạc, tự nhiên nhƣ lời ăn tiếng nói hàng ngày. Những bài ca sản xuất tiếp vận, những lời thơ báng súng, những câu thơ trên báo tƣờng, báo liếp của các đơn vị bộ đội hành quân, các cơ quan, xí nghiệp có những nét riêng. Chính lớp nhà thơ xuất hiện từ phong trào sáng tác của quần chúng đã có những đóng góp quý báu cho ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ của họ là ngôn ngữ cuộc sống, từ cuộc sống đi vào thơ, không cầu kỳ mà giản dị. Đồng thời, nhằm đáp ứng yêu cầu đại chúng hóa, những nhà thơ có sáng tác từ trƣớc cách mạng cũng đã có sự chuyển biến dần để ngôn ngữ thơ gần gũi với thực tế đời sống. Trở về với đời sống, thơ để cho chất liệu hiện thực ùa vào. Từ những vấn đề bình thƣờng đến những vấn đề quan trọng, từ những công việc gia đình đến công việc xã hội, từ công việc chăn nuôi, sản xuất làm ăn đến công việc đánh giặc giữ nƣớc,… tất cả đều

đƣợc thơ đề cập tới. Với yêu cầu phản ánh hiện thực ấy, thơ đã chấp nhận và huy động những từ ngữ trong đời sống hàng ngày, những từ ngữ địa phƣơng, những từ ngữ chính trị, những thuật ngữ chuyên môn nghề nghiệp, thậm chí cả những khẩu ngữ,… Những tên ngƣời, tên đất đƣợc nêu lên cụ thể. Những trận đánh, những chiến công đƣợc ghi lại rõ ràng. Những lợn gà, khoai sắn, đam cua,… là những thứ đã gắn bó với cuộc sống nghìn đời của dân tộc (Lời quê

của Hồ Vi, Bức tranh sinh hoạt của Minh Tiệp, Nhớ mãi của Quang Dũng,

Ngò cải đơm hoa của Lƣu Trọng Lƣ,…).

Ngôn ngữ đối thoại xuất hiện trong thơ tạo điều kiện cho mạch thơ phóng túng, đi ngang về tắt, phát triển mạnh mà cũng trở về nhanh với chủ đề, đồng thời cũng khắc họa rõ nét tâm trạng và tăng thêm tính hiện thực của ngôn ngữ:

Cá nước, Phá đường, Việt Bắc (Tố Hữu), Lời quê (Hồ Vi), Quân về (Nguyễn Ngọc Tấn),…

Những con ngƣời giản dị, mộc mạc với những tên gọi nôm na đã làm nên những sự tích, lập nên những chiến công. Những tên gọi nôm na đó từ nhiều vùng quê đã góp sức mình cho cách mạng, đã đi vào thơ với vẻ đẹp hồn nhiên, chất phác. Những tên gọi nhƣ Lƣợm, Hai Tộ, chị Mót, em Na, em Nụ, Tý Chanh, già Lê,… đã gây nhiều cảm tình. Những tên gọi thân thuộc, gần gũi này đã góp phần làm tăng sắc thái biểu hiện của câu thơ, tăng chất xác thực của thơ. Cùng với tên ngƣời, những tên làng, tên đất cụ thể cũng xuất hiện trong thơ. Những địa danh thƣờng gắn liền với những kỷ niệm sinh hoạt, những trận đánh, những chiến công đƣợc chỉ tên rõ ràng, điều này không chỉ giúp thơ mang ý nghĩa xác thực mà còn bộc lộ tâm trạng trƣớc hiện thực đời sống: Vững lòng của Chế Lan Viên, Tình sông núi của Trần Mai Ninh, Việt Bắc của Tố Hữu, Cô lái đò của Lƣơng An,… Thông qua những cái tên riêng nhƣ Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, sông Trà Khúc, Tam Quan, Bồng Sơn, Phú Phong, Phú Cát, An Khê, Ngòi Thia, Sông Đáy, Suối Lê, bến Trấm,… thơ đã khắc họa đƣợc hình dáng, tầm vóc của đất nƣớc. Đất nƣớc hiện ra rộng lớn, giàu đẹp, anh hùng, yêu thƣơng, tình nghĩa. Nhiều bài thơ cũng đã khai thác thành công

từ ngữ địa phƣơng, có tác dụng biểu hiện tâm lí của từng vùng, từng miền, và do đó thơ sẽ hiện thực hơn: bài thơ Nhớ của Hồng Nguyên xuất hiện rất nhiều từ ngữ địa phƣơng của vùng khu IV (câu ni, cầm tay lắc lắc, rẽ viền chơi với chắc), bài thơ Thăm lúa của nhà thơ Trần Hữu Thung mang đậm hơi thở của ngôn ngữ trong hát dặm xứ Nghệ: “Chuối đầu vƣờn đã lổ/ Cam đầu ngõ đã vàng/ Em nhớ ruộng nhớ vƣờn/ Không nhớ anh răng đƣợc.” Những bài thơ sáng tác ở Nam Bộ sử dụng từ ngữ địa phƣơng gây đƣợc cảm tình đặc biệt đối với ngƣời đọc: “Công ơn dẹp giặc ngày đêm/ Từ nay ơn ấy thiệt em nhớ hoài” (Xếp bánh phồng - Nguyễn Hiêm). Xuân Miễn có bài thơ Nhớ miền Đông với “Lá bứa chua chua củ chụp bùi”, với “Mẩu thuốc tàn chia bập mấy ngƣời” gợi lên những cảnh sinh hoạt thiếu thốn của bộ đội miền Đông; những ngôn ngữ đầy chất tạo hình trên đã có tính tạo hình và gây ấn tƣợng sâu đậm hơn những từ ngữ khác. Thơ ca cũng dung nạp trực tiếp nhiều từ ngữ chuyên môn, chính trị hiện đại để thơ mới mẻ hơn và cũng chứng tỏ thơ đã đi thẳng vào những vấn đề hiện có trong đời sống. Những từ ngữ quân sự nhƣ “voi” (pháo), “bí” (mìn), “ca nông”, “thiết giáp”, “cam nhông”,… cũng nhƣ những từ ngữ viết tắt: A (tiểu đội), B (trung đội), C (đại đội); những từ ngữ chuyên môn: hồ lô, lò cao, quặng xỉ, gang,… đã xuất hiện trong thơ (Voi - Tố Hữu, Bà mẹ Phò Trạch - Kinh Kha, Những đồng chí trung kiên - Thanh Hải, Bài ca Điện Biên Phủ - Nguyễn Đình Thi, Gang ra - Xuân Cang,…).

Trong các tác phẩm thơ, các chất liệu dân gian đƣợc sử dụng một cách tối đa, các thể thơ đƣợc vận dụng một cách linh hoạt, có khi mỗi khổ thơ là một thể thơ khác nhau (Phá đường của Tố Hữu) đã thể hiện đƣợc không khí tranh đấu, lao động của nhân dân. Dựa vào đặc trƣng sự hài hòa của tiếng Việt, các nhà thơ cách mạng đã khai thác và vận dụng một cách sáng tạo vào ngôn ngữ thơ một chất nhạc tự nhiên ngay từ trong nội bộ câu thơ. Tố Hữu, Xuân Diệu, Trần Hữu Thung,… có nhiều câu thơ mang tính chất đối xứng:

“Nhà em phơi lúa chƣa khô Ngô chửa vào bồ/ sắn thái chƣa xong.”

(Phá đường)

Ở bài Việt Bắc của Tố Hữu tính chất này lại đƣợc phát triển cao hơn, có đến 1/5 số câu (30/150) trong bài mang tính chất đối xứng nhau về mặt âm thanh và ngữ nghĩa. Chúng ta bắt gặp rất nhiều câu thơ chứa chan tình cảm và có sức rung động sâu xa:

“Mình về, mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi/ nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ / bồn chồn bƣớc đi.”

Cách xây dựng câu thơ theo đặc điểm ngôn ngữ giàu nhạc tính và cân đối đã đem đến cho thơ sự uyển chuyển mềm mại và xúc cảm thơ có sức vang hơn. Đặc biệt có thể nhận thấy lối kết cấu bài thơ theo kiểu môtip của ca dao truyền thống: ta - mình trong bài thơ Việt Bắc đã làm cho tổng thể bài thơ trở nên cân đối, nhịp nhàng và dễ đi vào lòng ngƣời đọc. Đặc biệt, tứ thơ dân gian này đã mang nội dung của thời đại mới, có ý nghĩa xã hội cao hơn, rộng hơn. Đó là sự thống nhất hài hòa giữa miền ngƣợc và miền xuôi, giữa nhân dân và cách mạng, giữa quần chúng và lãnh tụ:

“Mình về mình có nhớ ta Mƣời lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trƣớc mặn mà đinh ninh.” Còn nhiều môtip dân gian đƣợc xây dựng để xây dựng tứ thơ:

“Cháu ơi cháu lớn với bà Bố mày đi đánh giặc xa chƣa về

Cháu ngoan cháu ngủ đi nhe Mẹ mày ra chợ bán chè bán rau

Bố đi đánh giặc còn lâu

(Cá nước - Tố Hữu) “Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững nhƣ kiềng ba chân

Dù ai rào giậu ngăn sân Lòng ta vẫn giữ là dân Cụ Hồ! (Ta đi tới - Tố Hữu)

“Nào ai buôn đâu bán đâu Đến phiên tiếp vận thì mau mà về”. (Hai Tộ hò khoan - Trần Hữu Thung)

Chính nhà thơ Trần Hữu Thung đã thú nhận việc ông dựa vào cách cấu tứ của một bài ca dao cũ để xây dựng một bài thơ mới. Bài ca dao cũ nhƣ sau:

“Ngày đi trúc chửa mọc măng Ngày về trúc đã cao bằng ngọn tre…

Ngày đi lúa chửa chạy vè Ngày về lúa đã đỏ hoe cánh đồng.” Vẫn cách cấu tứ ấy là bài Đi, Về của Trần Hữu Thung:

“Lúc đi giáo nỏ cầm tay Lúc về súng lục cối xay đem về

Lúc sang đại bác moóc chê Lúc về tàn rách mũ mê thẹn thùng.”

Vẫn là hơi ca dao, cách phô diễn so sánh (ngày đi, ngày về), lối cấu tứ quen thuộc nhƣng mạch thơ đã khác: lạc quan tin tƣởng.

Càng về sau, thơ ca cách mạng giai đoạn 1945 - 1985 càng tìm đến lối cấu tứ tiến dần đến những câu thơ văn xuôi nhằm biểu đạt đƣợc những vấn đề ngày càng to rộng của thời đại chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Với thơ là vậy, đối với văn xuôi lại càng nhƣ vậy. Có thể nhận ra một cách xử lý ngôn ngữ nhất quán qua mấy cuốn tiểu thuyết từng đƣợc tặng thƣởng trong các giải thƣởng văn học 1951 - 1952 và 1954 - 1955, lời kể

truyện trong Vùng mỏ của Võ Huy Tâm gần nhƣ lời nói của một cán bộ, một công nhân bình thƣờng, chắc chắn, đáng tin cậy. Giờ đây nhìn lại, có thể thấy ngôn ngữ của tác phẩm là hơi khô, không có cái óng ánh kín đáo của văn chƣơng, song so với thời bấy giờ, nó gợi cho ngƣời ta một lòng tin, tin là dùng lời ăn tiếng nói của quần chúng vẫn có thể viết ra văn, và thứ văn này có sắc thái riêng, đọc đƣợc. Khuynh hƣớng ngôn ngữ viết cho đại chúng cũng rất rõ trong tác phẩm Con trâu của Nguyễn Văn Bổng với rất nhiều từ ngữ mang tính địa phƣơng. Riêng Xung kích của Nguyễn Đình Thi lại có một nhịp văn hoạt, gấp gáp, đi sát với hiện thực của một cuộc chiến đấu nhiều biến chuyển.

Từ sau hòa bình lập lại (1954), những tìm tòi trên đây của các nhà văn trên lĩnh vực ngôn ngữ đã đƣợc nâng lên rất nhiều. Trước giờ nổ súng của Lê Khâm là một trƣờng hợp đáng đƣợc ghi nhận. Tác phẩm kể lại cuộc vật lộn gian khổ của một đội quân trên chiến trƣờng Lào bằng một giọng văn khỏe, rắn chắc, đôi lúc quánh lại cốt sao dùng ít chữ nhất để diễn tả đƣợc nhiều nhất: “Mặt trời đỏ bầm nhƣ đĩa tiết đông trôi bồng bềnh trong mƣa bụi. Một dòng suối lửa vàng ủng chảy qua sông Nậm Đăm, lập lờ chết đuối trên mặt nƣớc xám”. Chúng ta có thể nhận thấy một bút pháp tinh giản, khỏe và giàu chất tạo hình qua tác phẩm này. Từ khu V và Nam Bộ ra Bắc, Đoàn Giỏi, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang Sáng, Bùi Đức Ái sẽ giải quyết các việc mà Nguyễn Văn Bổng đã làm từ kháng chiến, đó là lấy tiếng địa phƣơng làm giàu cho ngôn ngữ phổ thông, tuy chƣa vƣợt qua đƣợc những ấu trĩ ban đầu. Dù đọc Một truyện chép ở bệnh viện hay Đi bước nữa, Đất nước đứng lên hay Trước giờ nổ súng, ngƣời ta đều thấy những tác phẩm thuộc loại thành công trong văn học sau 1954 có sắc thái thống nhất trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ của Nguyễn Đình Thi trong Vỡ bờ lại có đƣợc vẻ nhịp nhàng, trong sáng khá cổ điển, nghĩa là ngòi bút tác giả đã có sự đổi khác rõ so với Xung kích.

Từ thời chống Mĩ, việc tiếp nhận ngôn ngữ quần chúng trong văn học nƣớc ta vẫn tiếp tục và đƣợc hoàn thiện, tuy nhiên, ngôn ngữ văn học càng tăng cƣờng tiếng địa phƣơng, đồng thời đã có hƣớng phát triển đi vào chính

luận, đi vào trừu tƣợng của tiếng Việt ngày nay. Nhà văn Nguyễn Khải vốn dĩ “đặc sệt” chất Bắc bộ, khi vào Vĩnh Linh viết Ra đảo cũng cố mang vào văn mình chất giọng “ăn sóng nói gió” của ngƣời dân chài miền Trung. Nếu Nguyễn Khải chỉ làm việc này một lần đó thôi thì nhiều nhà văn khác làm đi làm lại nhiều lần, tức là theo một quan niệm nhất quán chỉ đạo. Giữa Nguyễn Ngọc Tấn và Nguyễn Thi, hai bút danh của cùng một ngƣời, không chỉ có sự khác biệt về đề tài mà còn có những chỗ khác trong xử lý ngôn ngữ. Mặc dù thƣờng viết về các nhân vật miền Nam tập kết, song Trăng sáng, Đôi bạn vẫn hoàn toàn hòa hợp với những Mùa lạc, Cỏ non, Rẻo cao, Trước giờ nổ súng,… (những tác phẩm cùng in khoảng 1960 - 1961) về mặt ngôn ngữ. Còn Mẹ vắng nhà, Những đứa con và nhiều truyện kí khác của tác giả lại mang nhiều từ ngữ cũng nhƣ cách nói của ngƣời dân Nam Bộ. Một quá trình tƣơng tự cũng xảy ra nếu so sánh Nguyễn Quang Sáng từ Đất lửa đến Mùa gió chướng. Anh Đức từ

Một chuyện chép ở bệnh viện đến Đứa con của đất. Lối viết dùng tiếng địa phƣơng vẫn còn đƣợc tiếp tục trong các tác phẩm của Hoàng Văn Bốn, Đào Chí Hiếu, Lê Văn Thảo,… đến tận sau 1975.

Một phần của tài liệu Quan niệm về tính giai cấp trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985 (Trang 103)