5. Cấu trúc Luận văn
3.1.2. Văn học phục vụ trực tiếp các nhiệm vụ cách mạng
Hiện thực cách mạng nƣớc ta trong vòng 40 năm với liên tiếp, dồn dập những mốc son chói lọi: thắng lợi của cách mạng tháng Tám, hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thành tựu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã trở thành những dòng thác cách mạng giúp những ngƣời sáng tác có thể tìm đƣợc những lời giải đáp cho một số vấn đề mấu chốt của thế kỷ XX. Chính vì vậy, văn học Việt Nam giai đoạn này lấy cuộc đấu tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội làm đề tài chính, lấy số phận của cộng đồng làm đối tƣợng phân tích, lấy cảm hứng anh hùng ca làm cảm hứng nền tảng cho nên đã phản ánh những chuyển động kỳ vĩ của lịch sử dân tộc, đề cao sức mạnh và vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam. Cuộc sống lao động và chiến đấu của công nhân, nông dân, bộ đội cụ Hồ,… đã đƣợc hầu hết văn nghệ sĩ nhận thức, lựa chọn và phản ánh vào trong các tác phẩm. Có thể khẳng định, đề tài trung tâm của văn học giai đoạn này là Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội.
Cách mạng tháng Tám 1945 giải phóng dân tộc, đồng thời giải phóng cho văn học: văn học tự do phát triển. Không khí cách mạng đã sƣởi ấm và thôi thúc các nhà thơ sáng tác. Trên các báo, tạp chí hầu nhƣ số nào cũng có thơ. Lớp nhà thơ trƣớc cách mạng, lớp nhà thơ mới xuất hiện kề vai sát cánh nhau tạo nên một diện mạo, phẩm chất mới cho thơ: mới về nội dung tƣ tƣởng và nghệ thuật biểu hiện, mới về đề tài, chất liệu, cảm xúc,… có những tìm tòi sáng tạo mà thơ ca trƣớc kia chƣa thể nào có đƣợc. Thơ ca sau 1945 và trong kháng chiến chống Pháp, một mảng đề tài chiếm vị trí quan trọng trong phong trào Thơ mới vẫn đƣợc tiếp tục, truyền thống miêu tả làng xóm, quê hƣơng vẫn in đậm nét trong thơ. Hoàn cảnh lịch sử lúc đó đã khiến cho cảnh làng quê không phải mơ màng, thơ mộng, với những hội hè đình đám hay những mối
tình lãng mạn, éo le nhƣ Thơ mới mà là làng quê gian khó trong chiến tranh, làng quê có những ngƣời nông dân đang ra trận. Về mảng đề tài này có thể kể đến Hoàng Trung Thông (Bao giờ trở lại, Bài ca vỡ đất), Trần Hữu Thung (Thăm lúa), Anh Thơ (Kể chuyện Vũ Lăng), Tế Hanh (Người đàn bà Ninh Thuận), Chế Lan Viên (Bữa cơm thường trong bản nhỏ), Quang Dũng (Đôi mắt người Sơn Tây), Nông Quốc Chấn (Dọn về làng), Lƣu Trọng Lƣ (Ngò cải đơm hoa, Chiến khu Thừa Thiên,...),... và Tố Hữu với Việt Bắc.
Mảng đề tài thứ hai là nêu bật hình ảnh ngƣời lính Vệ quốc quân với Chính Hữu (Đồng chí), Hồng Nguyên (Nhớ), Vĩnh Mai (Lên Cấm Sơn), Hoàng Lộc (Viếng bạn), Tố Hữu (Việt Bắc), Quang Dũng (Tây tiến),... Ngƣời lính từ làng quê nghèo khó “nƣớc mặn, đồng chua, đất cày lên sỏi đá” rồi “chiến trƣờng đi chẳng tiếc đời xanh” với bao gian khổ và tất nhiên cả sự hy sinh. Tuy vậy còn ít thơ viết về những trận đánh; đời sống chiến trƣờng chƣa đƣợc biểu hiện rõ nét. Có thể nói rằng ngƣời lính đƣợc miêu tả gián tiếp nhiều hơn là trực tiếp. Hình ảnh ngƣời lính gợi nhiều cảm mến ở ngƣời đọc, nhƣng ngoài tinh thần “áo vải chân không đi lùng giặc đánh”, những khía cạnh tâm lý khác của họ hầu nhƣ chƣa đƣợc phản ánh, các nhà thơ chƣa khai thác vào bề sâu tâm trạng của con ngƣời trong chiến tranh.
Bên cạnh đó các nhà thơ cũng diễn đạt những suy nghĩ, tình cảm của mình về cuộc Cách mạng tháng Tám, về lòng yêu nƣớc, về đất nƣớc, về cuộc chiến đấu đang diễn ra: Xuân Diệu có Ngọn quốc kỳ, Hội nghị non sông, Dưới sao vàng; Chế Lan Viên có Gửi các anh; Nguyễn Bính có Ông lão mài gươm,
Đồng Tháp Mười; Trần Mai Ninh có Nhớ máu, Tình sông núi, Nguyễn Đình Thi có Đất nước,...
Những năm kháng chiến chống Pháp bắt đầu xuất hiện những bài thơ ca ngợi lãnh tụ Hồ Chí Minh nhƣ Sáng tháng Năm (Tố Hữu); Ảnh Cụ Hồ, Thơ dâng Bác (Xuân Diệu) hay Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ).
Thơ trong thời kỳ này hầu nhƣ không có những tác phẩm về tình yêu trong chiến tranh, bài thơ Không nói của Nguyễn Đình Thi là một trong số
những bài thơ hiếm hoi về đề tài đó và đã chƣa đƣợc dƣ luận đón nhận nhiệt tâm, hay Màu tím hoa sim của Hữu Loan cũng vậy. Trong giai đoạn đầy biến động này, những bƣớc ngoặt của lịch sử, những đảo lộn trong xã hội, những khó khăn và mất mát riêng tƣ dễ làm cho biết bao tiếng nói thơ ca mất đi tiếng nói riêng tƣ. Thế Lữ, ngƣời mở đầu phong trào Thơ mới đã chấm dứt hoạt động thơ trong vòng mƣời năm sáng tác, Huy Thông nổi lên trong ít năm rồi ngừng hẳn. Huy Cận cũng nhƣ Chế Lan Viên đều có xu hƣớng đi từ thơ sang văn xuôi triết luận với dấu hiệu bế tắc,...
So sánh về đề tài trong văn xuôi thời kỳ trƣớc cách mạng và sau cách mạng tháng Tám, nhà nghiên cứu văn học Phan Cự Đệ nhận định, thời trƣớc cách mạng “đề tài bị thu hẹp một cách thảm hại” [15 ; 17]. Từ sau cách mạng, có thể nói rằng, chính cái xã hội Việt Nam đang phân hóa và chuyển biến dữ dội trong chiến tranh cách mạng, những tính cách đang trải qua bƣớc ngoặt nhảy vọt, những tâm hồn ngày càng phong phú nhờ cái vốn trí tuệ, kinh nghiệm của dân tộc và thời đại, lịch sử của những gia đình, thôn xóm có truyền thống cách mạng,… đã trở thành chất liệu rất tốt cho văn xuôi. “Cuộc kháng chiến chống Pháp, cuộc kháng chiến chống Mỹ, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, và cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam đã đem lại cho các nhà văn xuôi một hiện thực xã hội rộng lớn với một khối lƣợng đề tài không bao giờ cạn… Trong lịch sử văn học nƣớc ta, chƣa bao giờ văn xuôi gắn bó chặt chẽ với cuộc sống nhƣ hiện nay.” [15 ; 18, 21]. Nhận định này của Phan Cự Đệ đã khẳng định đƣợc sự đa dạng và vị trí quan trọng của các sáng tác văn xuôi trong giai đoạn văn học cách mạng từ 1945 - 1985. Bởi lẽ, với đặc trƣng ƣu việt của thể loại, các thể loại văn xuôi sẽ đặc biệt phát triển trong những thời kỳ lịch sử mà xã hội và tính cách của con ngƣời có nhiều chuyển biến dữ dội.
Văn xuôi nƣớc ta trong giai đoạn 1945 - 1954, chủ yếu là truyện ngắn và ký về đề tài ngƣời nông dân và ngƣời lính. Những nhà văn mà phần nhiều đồng thời cũng là lính Vệ quốc quân đã ghi lại những gì có tính chất thời sự đang
xảy ra trên chiến trƣờng nhƣ Truyện và ký sự của Trần Đăng, Ký sự Cao Lạng
của Nguyễn Huy Tƣởng, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Bên đường 12 của Vũ Tú Nam, Đường vui, Tình chiến dịch của Nguyễn Tuân,... Những ký sự đó đã khắc họa chân dung của ngƣời lính mà thời ấy gọi là bộ đội Cụ Hồ, trong đó ca ngợi những phẩm chất của họ nhƣ lòng yêu nƣớc, thƣơng nhà, tình đồng đội, tinh thần dũng cảm trong chiến đấu,...
Truyện và truyện ngắn phong phú hơn về đề tài, từ ngƣời lính và cuộc chiến đấu trên chiến trƣờng đến nông thôn, vùng cao, công nhân, trí thức,... nhƣng cũng đều gắn liền với cuộc chiến tranh chống Pháp. Các truyện ngắn:
Trận Phố Ràng, Một lần tới thủ đô, Một cuộc chuẩn bị,... đã xác định vị trí hàng đầu của truyện ngắn Trần Đăng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Nam Cao có Đôi mắt, Ở rừng,... trong đó truyện ngắn Đôi mắt với chiều sâu hiện thực và tâm lý đã là tác phẩm có ý nghĩa góp phần khẳng định sự chuyển biến của các văn nghệ sĩ về đƣờng hƣớng sáng tạo nghệ thuật. Hồ Phƣơng có Thư nhà. Tô Hoài đã khắc họa cuộc sống, con ngƣời miền núi với
Truyện Tây Bắc (gồm Mường Giơn, Cứu đất cứu mường và Vợ chồng A Phủ).
Đất nước đứng lêncủa Nguyên Ngọc là những trang viết miêu tả vô cùng sinh động cuộc sống và lòng quyết tâm đi theo cách mạng, dũng cảm đánh Pháp của đồng bào Tây Nguyên. Có thể nói rằng Võ Huy Tâm là nhà văn đầu tiên viết về đề tài ngƣời công nhân với Vùng mỏ. Những gì đang diễn ra ở nông thôn vùng đồng bằng cũng nhƣ hình ảnh ngƣời nông dân hiện ra trong các tác phẩm
Con trâu (Nguyễn Văn Bổng), Làng (Kim Lân),...
Một mảng đề tài nữa cũng đã có nhiều trong truyện và ký là cuộc cải cách ruộng đất do Đảng Lao động Việt Nam chủ trƣơng. Có thể điểm qua: Địa chủ giết hại gia đình tôi (Nguyễn Thị Chiên, Vũ Cao ghi), Vạch khổ (nhiều tác giả), Gợi khổ (Trọng Hứa), Bóng nó còn bám lấy xóm làng (Nguyễn Tuân),
Thửa ruộng vỡ hoang (Xuân Trƣờng),... Những truyện, ký trong mảng đề tài này chủ yếu phục vụ cuộc đấu tranh giai cấp giữa nông dân và địa chủ và sau này ít đƣợc nhắc đến.
Từ sau năm 1950, xuất hiện một loạt bản tự thuật của những ngƣời đƣợc phong tặng danh hiệu do thành tích trong chiến đấu và lao động tập hợp thành
Truyện anh hùng chiến sỹ thi đua. Những truyện, ký này đã đƣợc trao Giải ngoại hạng trong Giải thưởng văn nghệ 1951 - 1952, tuy vậy chất lƣợng văn chƣơng là không cao. Trong một bài viết có tính chất tổng kết (bài Tám năm văn nghệ kháng chiến, Văn nghệ số 46, tháng 12 năm 1953), Hoài Thanh cho rằng những truyện, ký đó đã: “cho chúng ta thấy một hình ảnh về anh hùng công nông nhƣng mới kể chuyện một cách đơn giản, còn sơ lƣợc, chƣa đi sâu vào diễn tả những cảnh sống và phân tích tƣ tƣởng.” [74 ; 355]. Rõ ràng, trong giai đoạn văn xuôi đầu tiên này, về đội ngũ ngƣời viết có thể nhận thấy sự có mặt của các nhà văn xuôi thuộc nhiều khuynh hƣớng khác nhau trƣớc Cách mạng tháng Tám (Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tƣởng, Bùi Hiển, Kim Lân,…) “chuyển mình đi theo ngọn cờ của giai cấp công nhân, trong ba mƣơi năm qua đã rèn luyện và tự cải tạo mình trong phong trào của quần chúng và hiện đang góp phần quan trọng vào văn xuôi hiện thực xã hội chủ nghĩa” [15 ; 27]. Bên cạnh đó là sự xuất hiện và lớn mạnh của một đội ngũ văn nghệ sĩ kiểu mới, vừa là nhà văn vừa là chiến sĩ mà tiêu biểu là tác giả Trần Đăng, các nhà văn xuất thân từ trong quân đội tiêu biểu nhƣ Hồ Phƣơng, Hữu Mai, Nguyễn Khải, Từ Bích Hoàng, Vũ Tú Nam, Lê Khâm, Nguyên Ngọc,…
Cách mạng tháng Tám đã trả lại cho sân khấu sứ mệnh cao quý là một diễn đàn nghệ thuật của quần chúng cách mạng. Hơn một thể loại nào khác, sân khấu phải là nơi hiện hình, là tấm gƣơng soi trung thực về cuộc đời mới. Kịch đòi hỏi bức thiết phải có những vở viết về cuộc sống mới và con ngƣời mới, phải thể hiện đƣợc chủ đề cách mạng trên sân khấu. Một số tác giả đã khai thác đề tài lịch sử quá khứ, đề cao những tấm gƣơng yêu nƣớc trong quá khứ nhƣ các vở Hoàng Hoa Thám của Trần Phụng Lƣu, Quán Thăng Long của Lƣu Quang Thuận, Lam Sơn họp mặt của Nguyễn Xuân Trâm. Những vở kịch lịch sử này tuy đã có những đổi mới trong việc thể hiện nội dung tƣ tƣởng cách
mạng nhƣng vẫn còn mang nặng tƣ tƣởng anh hùng cá nhân, không khí nghĩa hiệp của bậc đại nhân chứ chƣa gần gũi với quần chúng nhƣ các vở kịch lịch sử sau đó. Ban kịch tháng Tám trình diễn vở Tô Hiệu của Nguyễn Công Mỹ, Ban kịch Bƣu điện trình diễn kịch Cách mạng và Ban kịch Thăng Long trình diễn vở 19 tháng 8 của Thâm Tâm đã mang lại một không khí mới cho sân khấu cách mạng. Tuy nhiên phải đến khi vở Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tƣởng ra đời thì mới mang lại một không khí mới cho nghệ thuật sân khấu cách mạng và xóa bỏ hết những nghi ngờ về khả năng thể hiện trên sân khấu những đề tài cách mạng. Thành công của Bắc Sơn chủ yếu là ở chỗ lần đầu tiên sân khấu kịch nói đã phản ánh đƣợc khá chân thực và quy mô phong trào khởi nghĩa Bắc Sơn, cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân vùng lên quật khởi chống lại bọn thực dân xâm lƣợc.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, kịch lên đƣờng ra mặt trận, kịch về với ruộng đồng và xƣởng máy,… Có thể nói chƣa bao giờ kịch lại gần với đời sống, lại lớn lên và gắn bó với sinh hoạt quần chúng nhƣ thế. Đề tài kịch thƣờng đƣợc khai thác trực tiếp từ những vấn đề đặt ra trong đời sống. Trên xu hƣớng đó, kịch đƣợc tăng cƣờng về giá trị hiện thực, nội dung kịch rất gần với cuộc sống. Kịch viết về đề tài kháng chiến chống Pháp, vạch tội ác của kẻ thù, đề cao tinh thần yêu nƣớc (Những người ở lại và Anh Sơ đầu quân của Nguyễn Huy Tƣởng, Khăn tang kháng chiến của Đình Quang, Tin chiến thắng Nghĩa Lộ của Thế Lữ, Du kích thôn Đồi của Lộng Chƣơng,… Kịch viết về nhiệm vụ phản phong (Thúng thóc - sáng tác tập thể của bộ đội, Chị Bắc giác ngộ của Nguyễn Khắc Dực). Kịch viết về chính sách thuế nông nghiệp (Đóng góp của Nam Cao). Các tác phẩm kịch đều khỏe về tƣ tƣởng và có sức mạnh tuyên truyền. Chủ đề kịch sáng rõ, cốt truyện gọn, xung đột kịch gắn bó trực tiếp với đời sống. Các vở kịch thƣờng đƣợc cấu tạo từ một đến ba hồi, thích hợp với điều kiện và khả năng trình diễn cơ động, linh hoạt trong kháng chiến. Ở vào những năm cuối của thời kỳ kháng chiến chống Pháp, khi Chính phủ phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất thì một số vở về chủ đề này cũng
xuất hiện. Học Phi đƣợc chú ý với vở Chị Hòa. Tuy cốt truyện không có gì mới nhƣng Chị Hòa đã tố cáo đƣợc bộ mặt tàn bạo của kẻ thù và để lại bằng hình ảnh sân khấu nỗi khổ cực của những ngƣời nông dân trong cuộc đời cũ.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bƣớc vào giai đoạn khẩn trƣơng hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa. Theo Hiệp định Giơnevơ, đất nƣớc tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Cả dân tộc lại tiếp tục cuộc đấu tranh giành thống nhất trọn vẹn non sông, Tổ quốc. Nhiệm vụ cách mạng mới đặt ra cho văn học nghệ thuật nói chung và thơ nói riêng những nhiệm vụ, yêu cầu mới. Trên nền hiện thực đó, thơ đã có sự phát triển, mở rộng rõ rệt về đề tài. Cảm hứng sáng tạo của nhà thơ đã bung mở về nhiều chiều hƣớng, phản ánh đời sống hiện thực đa dạng và nóng bỏng của dân tộc, thời đại. Thơ ca cách mạng Việt Nam ở giai đoạn 1954 - 1964 có thể tìm thấy ba nguồn cảm hứng chủ đạo: Cảm hứng về đất nƣớc, về Đảng và Bác Hồ kính yêu; Cuộc sống xây dựng trên miền Bắc và cảm hứng về miền Nam và công cuộc đấu tranh thống nhất đất nƣớc.
Từ nhiều góc độ, nhiều cung bậc tình cảm, từ nhiều giọng điệu, phƣơng thức thể hiện khác nhau, các nhà thơ đã tập trung thể hiện những cảm hứng nồng nàn, tự hào, thiết tha nhất về một “Nƣớc Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Sau bao nhiêu năm nô lệ lầm than, sau bao nhiêu năm kháng chiến gian khổ “khoét núi, ngủ hầm, mƣa dầm, cơm vắt/ Máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn”, làm nên một chiến thắng “Lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”, dân tộc ta mới thực sự giành đƣợc độc lập, chủ quyền của đất nƣớc: “Hai tiếng đồng bào Tổ quốc/ Đến hôm nay mới thuộc về ta.” (Tố Hữu). Có thể nói bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu chẳng những là “tiếng ca sảng khoái nhất trong cuộc đời làm thơ sau cách mạng tháng Tám” của nhà thơ Tố Hữu, mà cũng là “tiếng ca sảng khoái nhất” trong mạch thơ viết về đất nƣớc trong giai đoạn này đã sớm cất lên ngay từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Cảm xúc thơ chân thành, vƣơn tỏa, ôm trùm; nhịp điệu thơ dồn dập, khỏe khoắn; âm hƣởng thơ vang ngân, náo nức; hình ảnh thơ trong sáng, tƣơi ấm,…