Thời gian quá khứ qua cái nhìn hồi tưởng

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng (Trang 54)

Thời gian quá khứ xuất hiện nhiều trong bình diện thời gian nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng cả trước lẫn sau 1975. Hiện tại nhiều khi chỉ là cái cớ để nhà văn trở về quá khứ ôn lại những kỉ niệm, kí ức đã qua. Nếu như trong các truyện ngắn của Ma Văn Kháng, sự xáo trộn hiện tại- quá khứ chủ yếu do sự “ngoái lại” của người kể chuyện “toàn năng” thì dưới ngòi bút Nguyễn Quang Sáng, quá khứ hiện về qua cái nhìn hồi tưởng của các nhân vật. Thay vì được sắp đặt dưới bàn tay của người kể chuyện “biết hết, thấy hết”, các sự kiện thường xuyên bị xáo trộn, đảo ngược theo quá trình phát triển tâm lý con người. Ra chợ ăn bữa sáng thanh bạch với món cháo đậu đỏ, ông già không khỏi bùi ngùi khi thấy cô bán hàng múc nước cốt dừa bằng cái gáo mù u thay cho cái vá i-nốc. Rồi từ cái gáo mù u, ông lại nhớ đến cây

mù u với bao công dụng giản dị của nó, đến miền quê nghèo nơi đồng đất Tháp Mười và những kỉ niệm thuở ấu thơ (Cái gáo mù u). Cất tiếng hát “Rất dài và rất xa là những ngày thương nhớ” mà đôi mắt của Thùy Lan (Kỉ niệm một ca khúc) ướt đẫm. Bài hát gợi lại cho cô ca sĩ một kỉ niệm khó quên gắn với cánh rừng chiều biên giới, những hàng cây rụng lá trong tiếng pháo gầm và những bước chân hành quân của người chiến sĩ như ngân vang xa mãi. Còn Linh Đa (Linh Đa), chính cảm xúc ngỡ ngàng đến sững sờ khi gặp một gương mặt thân quen trong một quán ăn xa lạ giữa đường phố Sài Gòn đã đưa cô về với bao kí ức của một tình yêu trong sáng…Ở phương diện này, cách tổ chức thời gian nghệ thuật của Nguyễn Quang Sáng có nhiều nét tương đồng với Nam Cao, Thạch Lam - những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Trong Đời thừa, Giăng sáng, Chí Phèo, Nam Cao thường sử dụng phương thức trần thuật từ điểm nhìn nhân vật để tái hiện lại dòng thời gian quá khứ. Hộ, Điền, Chí Phèo hay quay về với hồi ức của mình. Với họ, cảnh vật hôm nay như khêu gợi lại những kỉ niệm ngày qua và thời gian như bạn đường của sự khổ đau, như bào mòn ước mơ khát vọng. Cũng như vậy, trong Hai đứa trẻ, Cô hàng xén, Người bạn trẻ, Thạch Lam đặt điểm nhấn cảm xúc vào những đoạn Liên, Tâm, Sinh “lặng người mơ tưởng” lại dĩ vãng tươi đẹp đã qua… Tiếp nối thành tựu của những người đi trước, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng thời gian quá khứ qua cái nhìn hồi tưởng thành một kiểu thời gian đặc trưng trong truyện ngắn của mình nhằm tái hiện cuộc sống và đào sâu thêm thế giới nội tâm của con người.

Trong hành trình mải miết quay trở về quá khứ, các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng chủ yếu chọn hai đích để đến là thời chiến tranh và thuở ấu thơ. Từ những góc nhìn này, nhà văn đã tái hiện thời gian quá khứ với nhiều chiêm nghiệm sâu xa.

Nguyễn Quang Sáng hiện lên vừa rất đỗi hào hùng, oanh liệt vừa nghẹn ngào mất mát, đau thương. Trước hết, đó là những trang hồi ức tràn đầy tin tưởng và tự hào về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Trở lại quê hương sau ba mươi năm xa cách, đại tá Trần Tấn Đắc (Người con đi xa) bối rối xúc động trước sự đón tiếp nồng hậu của dân làng. Cả đời xông pha chinh chiến, giờ đây bình yên ngồi dưới bóng xoài xanh mát, người lính già không khỏi bồi hồi khi nhắc lại những tháng năm tuổi trẻ trưởng thành đi theo cách mạng: “Tôi nhớ, năm đó tôi còn nhỏ lắm. Nhưng sáng hôm đó, tôi nghe trong làng có điều khác lạ, nghe tiếng súng, thấy những xe ngựa chạy giòn giã trên đường, thấy nhiều người chạy đổ xuống bờ sông. Tôi chạy theo. Tôi thấy, hết sức lạ lùng, một lá cờ đỏ sao vàng, và không hiểu sao mà lá cờ lại bay phấp phới trên lưng trời, giữa sông. Đó là lá cờ Nam kỳ khởi nghĩa năm 40. Rồi sau đó bà con trong làng chắc còn nhớ, bọn lính từ tỉnh tới đốt nhà bắt bớ, nghe có người bị đày đi Côn Đảo. Lá cờ không còn, tôi thấy buồn. Còn nhỏ nhưng từ đó tôi chớm hiểu. Hiểu mình là dân nô lệ, dân bị mất nước. Và những người bị bắt là những nhà ái quốc, và lá cờ đỏ sao vàng là lá cờ Tổ quốc. Lá cờ ấy đã soi sáng và thức tỉnh tôi đi kháng chiến” [62; tr.214]. Đâu chỉ có một mình đại tá Đắc, ngày ấy còn biết bao thiếu niên miền Nam tự nguyện “lên đàng” chiến đấu theo tiếng gọi non sông. Bác Năm (Vểnh râu), bác Tùng (Câu chuyện bên trận địa pháo) nhớ mãi năm mười bốn tuổi trốn nhà đi bộ đội với hành trang duy nhất là “ngọn lửa ước mơ” được thắp lên từ câu chuyện kể của một nhà trí thức yêu nước; là lòng quyết tâm trả thù cho làng xóm. Theo dòng hồi ức của những người lính, quá khứ hiện về tươi thắm màu cờ, đẹp rực rỡ lửa nhiệt tình cách mạng - một quá khứ với niềm tin không gì lay chuyển nổi về mục đích chính nghĩa của cuộc chiến chống quân thù. Không chỉ có vậy, đó còn là một bản anh hùng ca được viết nên bằng sức chiến đấu ngoan cường và sự hi sinh anh dũng của những người con “Đất

lửa”. Trong trí nhớ của đồng đội, hình ảnh Cứng (Bạn hàng xóm), Tấn (Nhớ anh trên bước đường về) sẽ còn sống mãi: “Cứng là giám đốc xưởng. Trận càn ấy, một mũi của quân Mỹ dùi thẳng vô xưởng. Nó bị thương vì một mảnh pháo xuyên qua bụng. Sau khi băng bó cho nó xong, anh em định đưa nó đi, thì nó chồm dậy, nó lấy danh nghĩa là giám đốc ra lệnh tất cả phải mang lựu đạn lại cho nó. Một mình, nó ở lại chặn giặc, còn tất cả phải bảo vệ máy móc đưa đi. Cứng ngồi bên đống lựu đạn, một trái cầm sẵn trong tay, mắt nhìn về phía tiếng súng, nó hạ lệnh cuối cùng” [55; tr.222], “Tôi nhớ như in cái tư thế của Tấn lúc hi sinh. Trong chiến tranh mỗi người hi sinh có một tư thế khác nhau. Tôi chưa thấy tư thế nào thanh thản như nó. Nó sải tay, sải chân trên cánh đồng. Tư thế nằm của một người sau một ngày mệt nhọc. Nó nằm như để hưởng niềm vui tròn bổn phận với quê hương. Nó như đang nhìn bầu trời mênh mông, bầu trời vời vợi trong xanh với những cánh chim và mây vừa bay vừa tan đi trong cõi hư vô” [62; tr.201]. Cứng, Tấn và biết bao người đã vĩnh viễn ra đi nhưng sẽ mãi còn đó trong lòng người ở lại những biểu tượng rạng ngời cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Với một nhà văn đã từng khoác áo lính như Nguyễn Quang Sáng, cuộc chiến đã qua trở thành một phần không thể thiếu trong kí ức của ông. Giác ngộ cách mạng khi tuổi còn rất trẻ, cống hiến cả cuộc đời cho hai cuộc kháng chiến, tận mắt chứng kiến bao tấm gương quả cảm của đồng bào miền Nam, Nguyễn Quang Sáng không khỏi ngưỡng mộ khâm phục một thời hào hùng của lịch sử dân tộc. Trong các truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh của nhà văn - chiến sĩ ấy, quá khứ mãi mãi là thời gian của niềm tin lòng tự hào

về sức sống, sức mạnh Việt Nam!

Tuy nhiên, hơn ba mươi năm trời lăn lộn trong lửa đạn, Nguyễn Quang Sáng thấu hiểu hơn ai hết bản chất hủy diệt của mọi cuộc chiến. Bởi vậy, thời gian quá khứ trong truyện ngắn của ông còn là mảng kí ức của những nỗi đau

- cả về thể xác lẫn tinh thần. Mì (Bông cẩm thạch) có lúc nào nguôi quên cái chết thương tâm của người cha: “Năm ấy, cô vừa mới tám tuổi. Lúc ấy, cô không hiểu sao bọn giặc lại không giết cha như những đồng chí khác. Đối với cha cô, chúng ác độc hơn. Bọn nó giết cha cô trong một đêm tối, nó cấm cả làng không ai được lấy xác. Nó neo cái xác dưới nước cho đến lúc nổi lên, rồi lấy một tàn dừa cắm vào xác làm buồm kéo ra giữa sông, cho cái xác trôi lên, trôi xuống. Trong một đêm, người làng bơi xuồng ra sông vớt xác bị tàu của chúng đuổi bắn, phải trở về…Cho đến ngày cái xác của cha cô rã ra, mẹ cô và người làng mới vớt cái tàu dừa đã khô héo đem về chôn cất và đắp lên thành ngôi mộ” [54; tr.125]. Linh Đa (Linh Đa) thì suốt đời bị dồn đuổi bởi mảng kí ức sùi trào bọt máu: “Em nhớ năm đó là năm sáu mươi lăm, em mới mười lăm…Một chùm bom trộm rơi ngay xóm nhà em. Cái hầm của nhà em chắc vậy mà không chịu nổi trái bom đìa. Ba đứa em nhỏ của em bị vùi sâu xuống hố, không tìm thấy một nắm xương. Sân nhà em bên bờ kinh, em thấy nước kinh tràn vô đầy hố, bọt nước tràn lên như bọt máu” [55; tr.58]. Còn tâm trí chú Năm (Cô gái bán sầu đâu) vẫn y nguyên “hình ảnh của cô Hai Sầu Đâu với chiếc áo màu hột gà nằm lại vĩnh viễn trên chiếc xuồng lênh đênh trên đồng nước, dưới tầm bay của đại bác” [54; 193]. Rồi những cảnh tra tấn dã man, những vụ dồn dân ra ấp chiến lược, những xác người cháy đen vì bom napan, tiếng trực thăng cùng bom bi rầm rĩ đất trời..., tất cả đã tạo nên một quá khứ ám ảnh đau thương cho mỗi người dân Nam Bộ. Ta có cảm giác mỗi dòng hồi tưởng về chiến tranh được Nguyễn Quang Sáng không phải viết bằng mực mà bằng máu.

Đâu chỉ dừng lại ở nỗi đau thể xác, kí ức chiến tranh còn nhức nhối tâm can bởi những hiểu lầm, khuất khúc tinh thần không dễ gì bày tỏ. Bà má (Bông cẩm thạch) bị chính con gái chối bỏ vì nghĩ rằng bà đã yêu một người lính ngụy, phản bội cha cô, phản bội quê hương đất nước. Ông Ba Đạt (Người

quê hương) phải chịu tiếng oan đi theo giặc, bị bà con thù ghét. Một thời, Dung (Chị xã đội trưởng) bị chính Khương, người yêu cô, khinh rẻ vì cho rằng cô đã biến chất, bán cả danh dự cho quân thù. Trong những ngày đen tối, để đảm bảo bí mật của cách mạng, con người chỉ còn biết nén chịu câm lặng. Nhưng ít nhất, trong các truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng viết trước 1975, nỗi oan của các nhân vật đều được cởi bỏ ngay giữa bom đạn ngút trời. Dòng hồi tưởng chiến tranh vì thế không day dứt như các truyện ngắn sau này ( Hai, Tên của đứa con). Hai mươi năm trôi qua là hai mươi năm Bé Hai sống trong sự dày vò. Ngày nhận nhiệm vụ bí mật ra đi cô đâu có ngờ mình sẽ xa người yêu (Thanh) mãi mãi. Càng không ngờ tên chỉ huy đồn địch (Liêm) mà cô phải làm công tác binh vận lại đem lòng yêu cô thắm thiết, chân thành. Vì sự an toàn của anh em, Bé Hai đành mang tiếng phản bội Thanh, trao thân cho Liêm trong nỗi đau đớn tột cùng. Chiến dịch kết thúc thành công nhưng chuỗi ngày dằn vặt khổ đau của cô thì mới thực sự bắt đầu: “Em không muốn và cũng không dám gặp anh Thanh. Em không còn gì cho Thanh, em cũng không thể lừa dối Liêm. Những ngày đó em cứ khóc. Ngồi đâu khóc đó, đang cầm chén cơm bỗng dưng em cứ nấc, nước mắt từ cằm nhỏ xuống chén cơm như chan canh. Khóc hoài em sợ mù” [61; tr.207]. Hồi ức của Bé Hai không nhuộm đỏ máu hay ngổn ngang xác chết nhưng chứa chan biết bao nước mắt xót xa. Cũng như Bé Hai, Bảy Quyên (Tên của đứa con) âm thầm ôm nỗi oan ức suốt bảy năm để đến khi hòa bình lập lại mới có điều kiện giãi bày. Quá khứ của cô cũng tràn đầy nước mắt tủi nhục và bất lực khi sự thật không được phép lên tiếng. Những người như Bé Hai, Bảy Quyên trở lại thời bình không hề bị thương tích song vết thương trong lòng họ lại vô cùng đau đớn và luôn rỉ máu. Cuộc chiến tàn nhẫn đã lấy đi của họ sự bình yên trong tâm hồn.

Quang Sáng hiện “nguyên hình” thành thời gian của nỗi đau, của những vết thương. Dù cho năm tháng qua đi nhưng tàn tích của sự hủy diệt cả thể xác lẫn tinh thần vẫn còn ám ảnh mỗi con người. Thậm chí càng những tác phẩm sau 1975 thì âm hưởng của mất mát, đau thương càng thêm day dứt. Đó âu cũng là điều dễ hiểu bởi độ lùi thời gian giúp Nguyễn Quang Sáng nhìn lại quá khứ một cách tỉnh táo, công bằng và sâu sắc hơn ở nhiều phương diện, tầng nấc khác nhau. Nhà văn không ngần ngại phản ánh những tổn thất to lớn của dân tộc ở một thời đã qua. Nhưng trên hết, việc lật lại quá khứ của ông “không phải để gây thù hằn, mâu thuẫn hay để than khóc; mà để rút ra bài học: phải nhìn thẳng vào quá khứ để định hướng tương lai. Không thể né tránh vết thương bởi đơn giản, dù thế nào, nó cũng là một phần của lịch sử” (Chúc Ngưỡng Tu). Hay nói như Frank Gerke: “Chiến tranh thế nào, dù ai đúng ai sai, phe nào thắng phe nào thua nhưng nỗi đau của con người là có thật và đều như nhau cả. Nguyễn Quang Sáng đã không quên điều đó, và nó làm nên giá trị tác phẩm của ông” [56].

Không chỉ nặng lòng với kí ức chiến tranh, Nguyễn Quang Sáng còn rất nâng niu những kỉ niệm thời thơ ấu. Trong các sáng tác của mình, nhà văn thường để cho các nhân vật say sưa kể về tuổi thơ bằng tất cả niềm hạnh phúc. Với Tấn (Người bạn lính), đó là quãng đời yên ả, hồn nhiên của đứa trẻ lớn lên giữa sông nước miền Tây: “ăn cá chốt hay cá linh, ăn đọt xoài chấm mắm hay bông điên điển làm nhân bánh xèo, đánh giặc bằng ống thụt, tắm sông, nhảy từ lan can cầu xuống, leo dừa, leo xoài, lật đất cày bắt dế hay đá cá thia lia…” [62; tr.176]. Với Mười Biện (Về lại bức tranh xưa), đó là thuở học trò tinh nghịch đi học ở trường làng cùng người bạn thân: “ngồi cùng bàn, cùng chơi trong dàn nhạc của nhà trường, nhưng kỉ niệm sâu sắc nhất là hai đứa ngủ chung, mặc quần áo cũng chung. Không biết ai lây ai, hai đứa đều bị ghẻ ngứa đầy mình, gãi sồn sột suốt đêm. Hai đứa trị ghẻ ngứa bằng cách lọc

máu. Lấy máu trong gân của cánh tay rồi tiêm vào mông. Một hôm nổi hứng hai đứa đổi máu cho nhau: máu của nó tiêm vào mông tôi, máu của tôi tiêm vào mông nó, rồi cười khoái trá” [55; tr.83]. Với ông thiếu tướng (Cái gáo mù u), đó là thuở thiếu thời nghèo khó mà mộng mơ: “Hồi nhỏ tao qua chợ Cả Xoài chỉ thèm được ăn một gói xôi. Dành mãi được năm xu, tao liều mua một gói, tao thấy trong gói xôi của tao có cái nhân rất lạ, nho nhỏ màu hột gà. Tao bốc ăn thử, té ra là bông xoài. Bông xoài rụng xuống nắm xôi! Số là, buổi sáng hôm đó là buổi chợ nhằm mùa bông xoài. Tao thấy vui, ngơ ngác nhìn, thấy bông xoài rụng lên tóc mấy con nhỏ không đội khăn. Chỉ như vậy mà suốt bao nhiêu năm đánh nhau, thỉnh thoảng lại nhớ bông xoài trên mái tóc của mấy con nhỏ...” [54; tr.176].

Dường như các trang viết về thời thơ ấu của Nguyễn Quang Sáng, trang nào cũng chứa chan cảm xúc trữ tình làm rung động tâm hồn người đọc. Ở đó, quá khứ hiện lên thật trong trẻo, bình dị, mang bóng dáng thời gian của kỉ niệm đẹp tươi. Nó đem lại cho những người con đi xa niềm hạnh phúc nhớ quê hương: “Anh đưa tay bấm đốt, đếm thì thầm - Như vậy là mười tám, mười chín năm rồi, tôi chưa trở lại nhà lần nào anh ạ. Anh mới nổi nóng đây thôi, giọng quát tháo và gay gắt, thế mà khi anh nói câu ấy, giọng anh bỗng dịu xuống, trầm trầm. Hình như chỉ có những người xa quê lâu ngày mỗi khi nhắc đến quê hương mới có giọng trầm mà tha thiết đến thế” [62; tr.109], “Nó

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)