Nhà phê bình Trần Hữu Tá từng nhận xét: “Nguyễn Quang Sáng có một phong cách viết truyện ngắn độc đáo…Truyện thường có tính kịch rất nổi nhưng cũng đậm đà chất trữ tình” [68; tr.114]. Đặc điểm ấy thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ truyện ngắn độc đáo của ông.
Những truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng viết về chiến tranh như Quán rượu người câm, Ông Năm Hạng, Dân chơi, Linh Đa…thường có kịch tính cao. Trong những tác phẩm như thế, tính kịch có lúc được tạo nên từ những hình ảnh dữ dội:
“Đứa cháu gái liền thè lưỡi, mắt long lên, đưa quả đấm đánh vào cằm mình. “Bực”, đầu lưỡi của cháu rơi xuống, cháu ngã ngửa ra sau và máu vọt ra” [61; tr.99].
“Một chùm bom trộm rơi ngay xóm. Cái hầm của nhà em chắc vậy nhưng không chịu nổi trái bom đìa. Ba đứa em nhỏ của em bị vùi sâu dưới hố rồi, không tìm được một nắm xương. Sân nhà em bên bờ kinh, bờ kinh bị sụp vỡ, nước kinh tràn vô đầy hố, bọt nước tràn lên như bọt máu” [55; tr.58].
Cái chết quyết liệt của cô gái mười sáu tuổi (Quán rượu người câm) và cái chết thương tâm của ba đứa em nhỏ vô tội (Linh Đa) hằn nổi lên như những thước phim cận cảnh. Còn gì tái hiện ấn tượng hơn tính tàn khốc của chiến tranh bằng thứ ngôn ngữ góc cạnh, đậm chất điện ảnh như thế.
Cũng có khi tính kịch lại được tạo nên từ cách dồn nén câu văn lại, đẩy nhịp điệu nhanh lên đầy căng thẳng:
tôi nhói lên. Rồi cái bóng đen lầm lì của ông bỗng quay phắt lại, rồi một tiếng quát:
- Đưa tay lên! - Tiếng quát bất ngờ của ông như vỡ tan màng tai tôi. - Đưa tay lên! Đưa tay lên! Chính mày…mày mới là thằng giết con tao. Đưa tay lên!
- Bác Năm! Bác Năm! - Tên Lý kêu ríu rít. - Bác Năm cái gì? Đưa tay lên!” [61; tr.130]
hoặc từ cách tãi các câu văn ra làm người đọc nín thở vì hồi hộp, chờ đợi rồi đột ngột rút lại trong một thông báo ngắn gọn đến bất ngờ:
“Cả làng mỗi người một ngọn đuốc, người ta nhìn về phía lễ đài, chờ một người mà người ta muốn biết: người chỉ huy ngày đồng khởi. Người ta đứng im. Chỉ còn nghe tiếng lửa cháy rần rật. Tiếng nổ đều đều của tàn đuốc. Tiếng lửa cháy nghe thật trang nghiêm. Hầu hết người làng không biết người chỉ huy. Khi người ta không biết thì người ta đoán và tưởng tượng. Người ta chờ đợi người chỉ huy theo ý tưởng tượng của riêng mình. Người ta hồi hộp chờ một người chỉ huy thật…Trong ánh lửa hồng của hàng ngàn ngọn đuốc, người chỉ huy hiện lên trước khán đài. Người ấy, một con người cao, gày gò, mặc bộ bà ba màu cháo lòng, tóc bùm sùm. Đó là người câm của quán rượu. Anh Ba Hoành!” [61; tr.112].
Thậm chí có lúc, mâu thuẫn, xung đột (nhất là xung đột tâm lý) lại được ẩn giấu dưới ngôn ngữ trần thuật chậm rãi, trầm tư:
“Mì nằm bệnh viện không quân hai tháng…Cô trở về kịp lúc đơn vị đang tiến quân. Đoán biết lần này, mình có thể gặp lại mẹ, nỗi đau đớn lại giày vò cô. Có đêm hành quân suốt sáng, lội qua bao nhiêu cánh đồng, người mệt mỏi đến rã rời, ai cũng đói ngủ, vừa ngả lưng xuống đã ngủ mê man. Còn cô, cô cố nhắm nghiền hai mắt lại, nhưng cứ trăn trở. Rõ ràng nỗi đau đớn này đã tàn phá thể xác cô hơn cả vết thương” [54; tr.124]
Ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng tuy đậm tính kịch nhưng cũng mang nhiều chất trữ tình. Thiên nhiên qua ngòi bút miêu tả của nhà văn hiện lên như những bức tranh mềm mại, thấp thoáng đâu đó một vùng đất, một làng quê, một dòng sông đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ: “Ở phía xa mờ kia, sông Hồng và sông Đà bàng bạc như hai giải lụa, như cánh tay giang rộng ra ôm siết lấy Ba Vì. Đồi nối theo đồi, trùng điệp như sóng bể…Những đàn bò xuôi ngược qua đồi như những bầy cừu lông vàng. Nắng! Nắng vàng như mật” [62; tr.25]. Cảnh sắc hiện lên ngọt ngào hòa điệu với cảm xúc của con người: “Nhớ lại giọng hát thiết tha và diệu vợi của cô gái đi trên chiếc xuồng giữa dòng sông, tôi thẫn thờ và nhìn trời. Gió vẫn lao xao, vẫn rì rào qua rặng lá. Đêm mênh mông và đầy sao, những vì sao nhấp nháy như những con mắt sáng lung linh” [54; tr.82]. Cứ như thế, chất trữ tình nhẹ nhàng lan tỏa trong các trang viết của Nguyễn Quang Sáng, gọi ra những hình ảnh sinh động, tươi tắn; những trang viết giàu sức gợi tả, tạo sự liên tưởng và thấm đượm chất thơ: “Làng nằm ven theo rừng U Minh xanh ngắt, rẫy thơm, rẫy khóm, nối theo nhau chạy dằng dặc như rừng, xuyên qua những xóm xanh um những hàng dừa có một dòng nước đỏ. Nước đỏ như màu cà phê nhưng uống thì ngọt như nước mưa. Mỗi một bến nước có một nhịp cầu nho nhỏ. Chiều chiều, có những cô gái ngồi giặt tóc. Đêm đêm, xuồng ghe xuôi ngược, rộn rã tiếng chèo và đây đó lanh lảnh giọng hò” [55; tr.127].
Việc sử dụng ngôn ngữ một cách nhuần nhuyễn không chỉ giúp Nguyễn Quang Sáng miêu tả sinh động cảnh vật thiên nhiên mà còn cho phép nhà văn diễn tả tinh tế những xúc cảm sâu kín trong tâm hồn con người. Đó là nỗi lo lắng, thấp thỏm của người mẹ khi xa vắng đàn con (Người đàn bà Tháp Mười): “Một ngày đi vắng không bằng một đêm đi xa. Xa con một đêm, không ngủ với con, lòng chị cứ day dứt không yên. Vắng mẹ, không biết con nó có ngủ ngon không? Đang đêm, trời tối không biết con có giật mình thức
giấc đòi mẹ và khóc không? Xa hơi ấm của mẹ, chẳng biết các con có lạnh không? Và chuyện gì xảy ra cho các con của chị trong đêm chị đi vắng? Chị nóng lòng muốn gặp lại các con” [62; tr.171]. Đó là những cung bậc của nỗi nhớ ngân lên khi kỉ niệm chiến tranh ùa về trong tâm hồn người lính (Kỉ niệm một ca khúc): “Tiếng hát của cô mang đến cho tôi cánh rừng chiều biên giới, với những hạt mưa từ lá rừng đổ xuống với tiếng gió, tiếng pháo nổ xa xa…và cho tôi nhớ những chiếc võng dưới mái tăng ni lông, bên dưới là căn hầm, chung quanh là chiến hào phủ đầy lá. Ngọn lửa bập bùng dưới gốc cây rừng già, những đêm thao thức nhớ đồng bằng, những nơi của kỉ niệm mà tôi mới vừa xa đi” [54; tr. 53].
Không ít truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng gợi không khí của những kỉ niệm như Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch, Tím bằng lăng, Người dì tên Đợi…Và đằng sau những kỉ niệm là tất cả mối dây bền chặt của những mối quan hệ giữa con người: tình cha con, mẹ con, tình đồng chí, tình bạn, tình yêu. Nhà văn cố không tham gia bình phẩm nhưng xúc động của người viết thường vẫn không giấu được bởi chất trữ tình đã trở thành một đặc tính của ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng.
Có thể nói, ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng tạo nên đặc trưng phong cách truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng. Lời văn mộc mạc, giản dị như cách nói ngàn đời của người dân Nam Bộ; giàu kịch tính mà vẫn mềm mại, trữ tình đã làm nên dấu ấn riêng của ông trong nền văn học dân tộc. Có cảm giác như từ ngòi bút ấy luôn tuôn chảy cái mạch tình cảm tự nhiên của một con người có bản lĩnh mà lại thấu thị nhiều điều trong cuộc sống phức tạp này.
KẾT LUẬN
1. Mặc dù đến với văn chương theo một cơ duyên không định trước
nhưng Nguyễn Quang Sáng đã thực sự chứng tỏ mình là một cây bút truyện ngắn tài năng. Thành công ấy có được không phải vì số lượng tác phẩm đồ sộ (kiểu như Nguyễn Công Hoan đã viết khoảng 200 truyện ngắn) mà là cái ấn tượng, cái tinh túy còn lại với người đọc. Hơn bốn mươi năm miệt mài lao động nghệ thuật đã tạo nên một Nguyễn Quang Sáng với “diện mạo và hình hài riêng”. Khảo sát những sáng tác truyện ngắn của ông, chúng ta dễ dàng nhận thấy đặc trưng thi pháp cũng như phong cách và đóng góp của nhà văn trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
2. Trên chặng đường gần 50 năm sáng tác truyện ngắn, Nguyễn Quang Sáng đã tạo dựng được cho mình một quan niệm nghệ thuật riêng về con người. Nhân vật truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng xuất hiện trong chiến tranh với những mất mát, bi kịch riêng tư nhưng vẫn vững vàng trong cuộc sống chiến đấu và không thôi lạc quan, hi vọng. Còn những năm gần đây, nhân vật của ông dường như phải đối diện với cuộc sống quay cuồng đến chóng mặt, khi nền kinh tế thị trường bung ra, mọi chuẩn mực đạo đức xã hội bị đảo lộn, họ trở nên phức tạp hơn. Nhưng trên hết, người đọc vẫn thấy còn đó phẩm chất ngàn đời của người Nam Bộ nhạy cảm, ân tình; còn đó cách nhìn con người vẹn toàn, trung thực và nhân ái.
3. Nghiên cứu đề tài Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu không gian và thời gian nghệ thuật với tư cách là một trong những phương diện không thể thiếu của thi pháp học. Với kiểu không gian sông nước Tháp Mười, không gian phố thị Sài Gòn và kiểu thời gian quá khứ qua cái nhìn hồi tưởng, thời gian hiện tại qua các mảng màu tâm trạng, Nguyễn Quang Sáng đã phản ánh một hiện thực sống động, phong phú của dân
tộc nói chung và nhân dân miền Nam nói riêng trên suốt chặng đường lịch sử từ 1954 đến nay. Không gian và thời gian trong các tác phẩm gắn liền với cảm quan về con người và cuộc đời của nhà văn. Đó là “chất dung môi” để quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Quang Sáng được hiện hình, thăng hoa thành những hình tượng sinh động, có sức sống lâu bền với thời gian.
4. Không ai có thể phủ nhận rằng Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn
có tài kể chuyện. Truyện ngắn của ông rất năng động, biến ảo; vừa giản dị vừa hiện đại và có vang hưởng.
Kết cấu truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng thường không thiên về tính tân kì nhưng rất linh hoạt, phong phú. Sự đan xen, luân chuyển của các kiểu kết cấu: sự kiện- tâm lí, đảo lộn trật tự thời gian, truyện lồng trong truyện, luận đề đã giúp cho hiện thực cuộc sống và diện mạo con người hiện ra dưới ngòi bút nhà văn thật sống động, nhiều màu vẻ. Nhờ thế truyện ngắn của ông vẫn tung phá uyển chuyển nhưng không cầu kì hình thức, vẫn giàu chất sống nhưng lại không thiếu chất triết luận.
Thêm vào đó, Nguyễn Quang Sáng có lối văn rất “hoạt”, rất “động” bởi giọng điệu đa dạng, không ngừng thay đổi. Có khi đó là giọng ngợi ca, khẳng định cho một cuộc kháng chiến chính nghĩa, hào hùng. Có khi đó là giọng cảm khái, xót xa trước thế sự nhân sinh. Có khi là giọng uy- mua hóm hỉnh của người Nam Bộ ưa hài hước. Sự luân phiên các giọng điệu tạo nên cảm giác Nguyễn Quang sáng viết “như chơi”- mạch tình cảm cứ tự nhiên tuôn chảy từ một ngòi bút giàu chiêm nghiệm trước cuộc đời.
Làm nên diện mạo riêng của truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, cuối cùng phải kể đến nghệ thuật ngôn từ. Bằng ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ giản dị, mộc mạc, vừa có tính kịch vừa rất trữ tình, nhà văn đã góp phần làm giàu đẹp thêm tiếng Việt và tôn vinh vẻ đẹp văn hóa phương Nam. Tô Hoài quả là
mà là nhà văn của cả nước”.
5. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nghệ thuật đó, sáng tác của Nguyễn Quang Sáng cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định. Có thể dễ dàng tìm thấy trong văn nghiệp tương đối đồ sộ của ông những tác phẩm rất thành công về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc nhưng lại khó khi chỉ ra một tác phẩm thực sự tầm cỡ về cuộc sống hôm nay. Những “hỉ, nộ, ái, ố” của thời kì đổi mới và phát triển đất nước vẫn đang chờ đợi ngòi bút Nguyễn Quang Sáng tiếp tục ấp ủ, khám phá và thăng hoa. Bên cạnh đó, độc giả cũng rất trông chờ nhà văn có những bứt phá mạnh mẽ khỏi mô hình truyện ngắn truyền thống (coi trọng chi tiết, bố cục và tình huống) để tạo ra những tác phẩm mang tính đột phá trong cách tân nghệ thuật.
“Hơn 45 năm cầm bút, tôi nghiệm thấy nghệ thuật không có cái đỉnh cuối cùng. Có những đỉnh càng leo càng gần, nhưng cái đỉnh của nghệ thuật, của văn học càng leo càng thấy xa. Với tôi, văn học là con đường càng đi càng xa, đi mãi không dừng...” [27]. Lời tâm sự của chính nhà văn đã cho chúng ta thấy chặng đường sáng tạo của Nguyễn Quang Sáng sẽ chẳng bao giờ chấp nhận điểm dừng. Dù đã bước sang tuổi 78 nhưng “tiềm lực” trong ông vẫn rất dồi dào, đang chờ ngày tiếp tục được đánh thức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hoa Bằng (2000), Thi pháp truyện ngắn Nam Cao, Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Viện Văn học, Hà Nội.
2. Nam Cao (2005), Truyện ngắn chọn lọc, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 3. Nguyễn Minh Châu (2006), Tuyển tập truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội. 4. Nguyễn Duy (1987), Mẹ và em, NXB Thanh Hóa, Thanh Hóa.
5. Lê Tiến Dũng, Con mèo của Foujita, những suy tư về cuộc đời,
http://diendankienthuc.net/, 10/10/1993.
6. Trần Bạch Đằng (chủ biên) (1996), Địa chí Đồng Tháp Mười: Công trình kỉ niệm 300 năm Nam Bộ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2007), Truyện ngắn Việt Nam: Lịch sử- thi pháp-
chân dung, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX: Những vấn đề lịch sử và lý luận, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Anh Đức (2002), Truyện ngắn và bút kí, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 10. Hà Minh Đức (2004), Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
11. Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ (1997), Nhà văn Việt Nam hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
12. Hà Minh Đức (chủ biên) (1993), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
người nghệ sĩ, NXB Văn học, Hà Nội.
14. Bảo Định Giang, Hà Huy Giáp, Hoàng Trung Thông (1972),
Mười năm văn học chống Mỹ, NXB Giải phóng, Hà Nội.
15. Trần Vệ Giang, Nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Đậm sâu một phong cách Nam Bộ, http://www.vanchuongviet.org/, 15/1/2004.
16. Hà Huy Giáp (1970), Hiện thực cách mạng và văn học nghệ thuật, NXB Văn học, Hà Nội.
17. Trần Thanh Giao, Chi tiết trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng,
http://tranthanhgiao.com/, 28/1/2009.
18.Đoàn Giỏi (2004), Đất rừng phương Nam, NXB Văn học, Hà Nội. 19. Nguyễn Thị Thu Hà (1976), Truyện Nguyễn Sáng, Khoá luận
tốt nghiệp, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.
20. Việt Hà, Thùy Dung, Quốc Định (2006), Trò chuyện với 100 nhà văn Việt Nam, NXB Văn hóa Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh.
21. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
22. Lê Thị Đức Hạnh, Chu Nga, Phong Lê (1977), Tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại: Từ sau 1945, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Ngọc Hải, Nguyễn Quang Sáng: Khắc khoải miền Tây,
http://www.viet-studies.info/, 16/4/2009.
24. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 25. Nguyễn Thị Việt Hoa (1977), Hình ảnh con người Nam Bộ trong
truyện ngắn Nguyễn Sáng, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.
26. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, Hà Nội.
dừng…, http://vietimes.com.vn/, 5/4/2010.
28. Phan Hoàng, Nhà văn Nguyễn Quang Sáng không như tôi hình dung,
http://www.vannghesongcuulong.org.vn/, 31/7/2008.
29. Phạm Thị Thu Hương (1993), Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Thạch Lam, Văn học, (số 3), tr. 30-33.