Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng (Trang 40)

Không gian là phương thức tồn tại của vật chất. Bất cứ con người nào, sự vật nào cũng tồn tại trong một không gian cụ thể. Không gian khách quan như đồng bằng, rừng núi, ngôi nhà, con đường, dòng sông…là không gian vật lý, vật chất. Những không gian đó chưa phải là không gian nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, không có hình tượng nghệ thuật nào nằm ngoài không gian, không có nhân vật nào tồn tại mà không có trong một nền cảnh nào đó. Không gian nghệ thuật mang tính biểu trưng và thể hiện quan niệm của nhà văn về con người và cuộc đời. “Không gian nghệ thuật là mô hình thế giới độc lập có tính chủ quan và mang ý nghĩa tượng trưng của tác giả” [72; tr.115]. Thi pháp học xem không gian nghệ thuật như một cấp độ của hình tượng nghệ thuật. Những con đường, dòng sông…chỉ trở thành không gian nghệ thuật khi nó thể hiện mô hình thế giới của tác giả, quan niệm của nhà văn.

Không gian nghệ thuật là không gian mang tính chủ quan để biểu đạt cảm nhận riêng của nhà văn về con người và thế giới. Mỗi tác giả có cách xây

dựng và kiến tạo thế giới theo cách của riêng mình, không gian nghệ thuật vì thế rất phong phú và đa dạng, tuỳ thuộc vào sở trường cũng như cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn. Trong các truyện ngắn của Nam Cao, ta thường xuyên bắt gặp không gian làng quê hoặc không gian thành thị với những xóm, khu dân nghèo chật chội, bẩn thỉu. Không gian ấy biểu hiện cho một cuộc sống tù túng, quẩn quanh, bế tắc, ngột ngạt của con người trong xã hội Việt Nam trước cách mạng. Còn trong sáng tác của mình, Vũ Trọng Phụng lại có xu hướng mở rộng không gian nghệ thuật ra thế giới rộng lớn của những quảng trường, những đám đông. Nơi ấy thật đắc địa để “ông vua phóng sự đất Bắc” dựng lên sân khấu hài kịch cho cái xã hội thượng lưu thành thị đương thời diễn nốt màn kịch cuối mùa. Đọc truyện của Sơn Nam, ta lại như lạc bước vào một thiên nhiên vừa hoang sơ, hiểm trở vừa xanh tươi, giàu có của vùng Cà Mau, U Minh. Đấy chính là không gian thích hợp để tái hiện lại cuộc sống gian khổ, cơ cực mà phóng khoáng, nghĩa tình của con người Nam Bộ trong hành trình khai phá vùng đất mới.

Sáng tác của Nguyễn Quang Sáng trải dài ra hai giai đoạn: 1945- 1975 và từ 1975 đến nay, tập trung vào hai miền đất: Đồng Tháp Mười và Sài Gòn. Đó cũng là hai dạng thức không gian nghệ thuật tiêu biểu trong sáng tác của ông:

không gian vùng sông nước Tháp Mườikhông gian phố thị Sài Gòn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng (Trang 40)