Du lịch tôn giáo và tín ngƣỡng

Một phần của tài liệu Phát huy các giá trị văn hóa Cao Đài trong hoạt động du lịch (Qua nghiên cứu trường hợp Tòa Thánh Tây Ninh (Trang 41)

7. Cấu trúc của luận văn

1.5. Du lịch tôn giáo và tín ngƣỡng

Du lịch tôn giáo và tín ngƣỡng thịnh hành trên thế giới từ khi nhân loại bƣớc sang văn minh hậu công nghiệp. Nhu cầu muốn tạm thoát nhịp sống gấp gáp của thời hiện đại mở ra lựa chọn cho khách hành hƣơng tới những địa chỉ tôn giáo và tín ngƣỡng để tĩnh tâm, thỏa mãn nhu cầu tinh thần, trút bỏ đƣợc các cảm xúc

40

khổ đau, vun đắp tâm nguyện hƣớng thiện, tỏ lòng thành kính với tổ tiên, với các bậc tiền nhân dày công đức với dân tộc.

Dù cách diễn đạt có khác nhau, nhƣng xét tổng thể, du lịch tôn giáo và tín ngƣỡng thực chất là một trong những loại hình du lịch văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu tôn giáo và tín ngƣỡng trong đời sống tinh thần du khách, hƣớng đến những điều cao đẹp, tạo cơ hội cho mỗi cá nhân thể hiện lòng mình với lẽ phải, điều thiện; với tổ tiên và quốc gia, dân tộc. Với cách nhìn nhận đó, du lịch tôn giáo và tín ngƣỡng khai thác những yếu tố về đức tin và những giá trị tinh thần đặc biệt trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch. Khi đời sống vật chất ngày càng đƣợc nâng cao, xã hội càng hiện đại thì con ngƣời ta lại càng có nhu cầu nâng cao hơn nữa đời sống tinh thần. Du lịch tôn giáo và tín ngƣỡng bao hàm cả việc tìm kiếm các giá trị văn hóa truyền thống lẫn tìm lại chính mình, làm trỗi dậy sự giác ngộ của khách du lịch tại những địa danh tôn giáo và tín ngƣỡng chính là mục tiêu của các tour du lịch này.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, bên cạnh sự tồn tại của các tín ngƣỡng bản địa, các di tích lịch sử văn hóa gắn với quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc, Việt Nam là nơi hội tụ nhiều tôn giáo lớn trên thế giới, để lại nhiều di sản vật thể và phi vật thể giá trị. Nếu sử dụng lợi thế này để phát triển du lịch, chắc chắn Việt Nam sẽ có ƣu thế hơn các nƣớc trong khu vực. Tuy nhiên, hiện nay du khách đến với các địa chỉ du lịch tôn giáo và tín ngƣỡng chủ yếu là các tín đồ, còn khách du lịch vô thần ghé đến các địa điểm tôn giáo, tín ngƣỡng chỉ nhƣ là một điểm dừng "nhân tiện" trong lộ trình du lịch, hoặc chỉ để nhìn ngắm, mua bán... tham gia các hoạt động bề nổi mà thôi. Triết lý sâu sắc, kỳ vĩ và lộng lẫy trong các di tích tôn giáo, tín ngƣỡng, các điểm thờ tự chƣa đƣợc khai thác triệt để, chƣa trở thành động lực thôi thúc đại đa số du khách.

Để phát triển du lịch tôn giáo và tín ngƣỡng thì điều thiết yếu đầu tiên là mỗi một di tích tôn giáo và tín ngƣỡng phải sắp xếp quy củ, có hệ thống tổ chức và có hoạt động hành đạo đúng với tôn chỉ tôn giáo, tín ngƣỡng của mình và cũng

41

đúng pháp luật, kiên quyết loại trừ những hoạt động mê tín dị đoan. Công tác quảng bá những sự tích linh thiêng gắn với di tích tôn giáo và tín ngƣỡng cũng là cần thiết và phải có cách làm phong phú, lôi cuốn, trong khuôn khổ luân lý, đạo đức truyền thống dân tộc.

Thêm một điều nữa, các công ty du lịch cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quản lý di tích tôn giáo và tín ngƣỡng thiết kế nội dung tour du lịch gần gũi với sinh hoạt của tôn giáo và tín ngƣỡng nhƣ: Ngồi thiền, ăn chay, dự giờ giảng kinh, lễ Noel, lễ Phục Sinh... Làm đƣợc nhƣ vậy, du khách mới thực sự thẩm thấu và yêu thích giá trị chiều sâu của các tôn giáo và tín ngƣỡng.

Du lịch tôn giáo và tín ngƣỡng cần lộ trình phát triển lâu dài, thận trọng để thực sự trở thành thế mạnh của du lịch Việt Nam trong tƣơng lai. Nếu đƣợc tổ chức bài bản, thực sự bền vững, du lịch tôn giáo và tín ngƣỡng sẽ trở thành một bộ phận trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc, nơi giữ lửa, truyền lửa cho các thế hệ tiếp nối, nơi giữ gìn bản sắc và những giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa, lịch sử của ngàn đời. Đây cũng là món quà thiêng liêng để ngƣời dân tại địa phƣơng có di tích tôn giáo và tín ngƣỡng cải thiện đời sống và có trách nhiệm gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa từ các tôn giáo và tín ngƣỡng.

Một phần của tài liệu Phát huy các giá trị văn hóa Cao Đài trong hoạt động du lịch (Qua nghiên cứu trường hợp Tòa Thánh Tây Ninh (Trang 41)