Tiểu kết chƣơng 1

Một phần của tài liệu Phát huy các giá trị văn hóa Cao Đài trong hoạt động du lịch (Qua nghiên cứu trường hợp Tòa Thánh Tây Ninh (Trang 43)

7. Cấu trúc của luận văn

1.6.Tiểu kết chƣơng 1

Những vấn đề lý luận chung về văn hóa, du lịch, du lịch văn hóa, và việc phát huy các giá trị văn hóa trong du lịch, cùng với kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa trên thế giới và ở Việt Nam, du lịch tôn giáo và tín ngƣỡng chính là cơ sở chủ yếu giúp tiến tới phân tích những giá trị văn hóa của Đạo Cao Đài, thực trạng của việc phát huy các giá trị đó trong du lịch trong chƣơng 2 và đƣa ra những giải pháp phát huy các giá trị này trong hoạt động du lịch ở chƣơng 3. Cùng với những tài nguyên du lịch nhân văn khác, Đạo Cao Đài ở Tây Ninh đã góp phần làm cho tình hình du lịch văn hóa nơi đây thêm sôi động và mang những sắc thái riêng của vùng.

42

CHƢƠNG 2

VĂN HÓA CAO ĐÀI VÀ VIỆC PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA VĂN HOÁ CAO ĐÀI TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

TẠI TÕA THÁNH TÂY NINH 2.1. Khái quát về Tây Ninh và du lịch Tây Ninh

2.1.1. Khái quát về Tây Ninh

Tỉnh Tây Ninh thuộc miền Đông Nam bộ Nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tọa độ từ 10057’08’’ đến 11046’36’’ vĩ độ Bắc và từ 105048’43” đến 106022’48’’ kinh độ Đông. Phía Tây và Tây Bắc giáp 2 tỉnh Svay Riêng và Kampong Cham của Vƣơng quốc Campuchia. Phía Đông giáp tỉnh Bình Dƣơng và tỉnh Bình Phƣớc. Phía Nam giáp TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long.

Tây Ninh có diện tích tự nhiên 4.035,45 km2, dân số khoảng 1.090.140 ngƣời (năm 2012), mật độ dân số là 270,1 ngƣời/km2, dân cƣ tập trung nhiều ở thị xã Tây Ninh (trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh) cùng 3 huyện phía Nam (Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng) và thƣa dần ở 5 huyện còn lại là: Tân Biên, Tân Châu, Dƣơng Minh Châu, Châu Thành, Bến Cầu.

Với vị trí địa lý nằm giữa các trung tâm kinh tế – thƣơng mại là thành phố Hồ Chí Minh và Phnôm-Pênh (Campuchia) và là một trong những tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, là giao điểm quan trọng giữa hệ thống giao thông quốc tế và quốc gia, thông thƣơng với các vùng kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội.

Tây Ninh có đƣờng Xuyên Á chạy qua địa bàn tỉnh dài 28km, nối thành phố Hồ Chí Minh với Campuchia thông qua cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh hiện đã có 100% đƣờng nhựa đến tận xã. Mạng lƣới giao thông thủy gồm 2 tuyến chính: tuyến sông Sài Gòn và tuyến sông Vàm Cỏ Đông. Tây Ninh có cảng sông Bến Kéo nằm trên sông Vàm Cỏ Đông cách thị xã Tây Ninh 7 km, có khả năng tiếp nhận tàu đến 2.000 tấn. Ngoài ra, Tây Ninh còn có khả năng phát triển đƣờng hàng không từ cơ sở vật chất còn lại của sân bay quân sự Trảng Lớn tại xã Thái Bình, huyện

43

Châu Thành, có thể xây dựng thành sân bay cấp 4-5, đƣờng băng rộng 25-30m, dài 1000m, có thể tiếp nhận các loại máy bay 50-70 chỗ ngồi. Mặt khác, cũng có thể xây dựng bãi đáp cho máy bay trực thăng trên đỉnh núi Bà Đen để phục vụ du lịch.

Tỉnh có độ cao 53m, thấp dần về phía Tây, ở Bến Cầu chỉ còn 12m. Duy có núi Bà Đen đột khởi lên với 986m, ở phía Bắc tỉnh lị, đây là ngọn núi cao nhất vùng Đông Nam Bộ.

Khí hậu Tây Ninh tƣơng đối ôn hoà, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa nắng từ tháng 12 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau và tƣơng phản rất rõ với mùa mƣa ( từ tháng 5 – tháng 11). Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hƣởng của bão và những yếu tố bất lợi khác. Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh là 27,40C. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1800 – 2200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 - 80%.

Hiện nay, trên đất Tây Ninh có 26 dân tộc anh em sinh sống. Các dân tộc chính: Kinh 98% còn lại là các dân tộc thiểu số chủ yếu là Khơme, Hoa, Chăm… Mỗi dân tộc tuy có những phong tục, tập quán sinh hoạt khác nhau nhƣng đều có truyền thống chung là sống đoàn kết với cộng đồng, lao động cần cù, chiến đấu chống địch họa, thiên tai dũng cảm, tất cả đã tạo nên cho Tây Ninh một nền văn hoá đa dạng, phong phú và đầy bản sắc.

Tây Ninh là vùng đất thánh của đạo Cao Đài với Tòa Thánh Tây Ninh là nơi hành hƣơng của dân cƣ các vùng lân cận. Ngoài ra, Tây Ninh còn có đạo Phật, đạo Công giáo, đạo Tin Lành, đạo Hồi và một số tôn giáo khác...

Tây Ninh là một trong những cửa ngõ giao lƣu quốc tế quan trọng giữa Việt Nam với các nƣớc láng giềng Campuchia, Thái Lan…Tây Ninh cũng là tỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lƣu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong giai đoạn 2006- 2010: tổng sản phẩm trong Tỉnh (GDP) tăng bình quân hàng năm 14,2% (kế hoạch từ 15,5-16%); GDP bình quân đầu ngƣời năm 2010 (giá hiện hành) đạt 1.580 USD, vƣợt chỉ tiêu Nghị quyết (1.050-1.100 USD).

44

2.1.2. Tổng quan du lịch Tây Ninh

Về mặt địa lý tự nhiên, Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng. Với vị trí địa lý cách TPHCM không xa, trên tuyến biên giới giáp Campuchia 240 km có hai cửa khẩu quốc tế, nhiều cửa khẩu quốc gia và đƣờng tiểu ngạch thông thƣơng giữa hai nƣớc láng giềng: Campuchia và Thái Lan. Nhất là khi đƣờng xuyên Á hoàn thành và đƣa vào sử dụng thì Tây Ninh trở thành cầu nối giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á thông qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài. Do đó, Tây Ninh không chỉ có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế mà còn có những lợi thế địa lý đặc thù để phát triển du lịch.

Về tiềm năng phát triển du lịch, Tây Ninh với sự đa dạng, phong phú của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phân bố ở khắp trong tỉnh, đƣợc thiên nhiên ƣu đãi ban tặng cho ngọn núi Bà cao nhất Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó, Tây Ninh là thánh địa của Đạo Cao Đài với quần thể công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, cộng với lịch sử vẻ vang trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đã tạo cho Tây Ninh tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú, hấp dẫn và mang tính đặc thù mà nhiều địa phƣơng khác không thể có đƣợc.

Trên cơ sở phát huy lợi thế đó, tỉnh Tây Ninh đã và đang tập trung triển khai Chiến lƣợc Phát triển Du lịch, đặc biệt là đẩy mạnh các chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ du lịch; xây dựng môi trƣờng du lịch thân thiện, an toàn, nhằm đem lại sự thoải mái, an tâm; tạo ra những cơ hội mới cho du lịch phát triển nhƣ một điểm đến an toàn cho du khách trong những ngày đến Việt Nam, đến tỉnh Tây Ninh. Với những nỗ lực đó, du lịch Tây Ninh có bƣớc tăng trƣởng đáng kể, phấn đấu khẳng định là một trong những vị trí hàng đầu trong ngành Du lịch khu vực Đông Nam Bộ nói riêng và cả nƣớc. Chỉ tính trong giai đoạn từ 2005 - 2010, lƣợng khách du lịch đến Tây Ninh tăng mạnh từ hơn 2 triệu ngƣời đến gần 6 triệu ngƣời, trong đó, khách

45

xuất nhập cảnh qua biên giới từ gần 500 nghìn ngƣời lên hơn 2,6 triệu ngƣời; tổng doanh thu từ 117,646 triệu đồng tăng lên 314,861 triệu đồng.

Dựa vào những tài nguyên sẵn có, Tây Ninh có thể phát triển các loại hình du lịch:

a. Du lịch về nguồn lịch sử - cách mạng

Tây Ninh có quần thể di tích lịch sử cách mạng miền Nam nằm ở phía Bắc, với các khu di tích đƣợc Bộ VHTT xếp hạng đặc biệt nhƣ: Căn cứ Trung ƣơng Cục miền Nam, căn cứ Ban An ninh Miền, căn cứ Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, căn cứ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam... Ở khu di tích lịch sử văn hóa núi Bà Đen, ngoài hệ thống chùa chiền cổ kính và cảnh quan thơ mộng hấp dẫn khách hành hƣơng, còn là nơi ghi dấu bao chiến tích anh hùng của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến với động Kim Quang, động Huyền Môn, động Thiên Thai, động Cây Đa, động Ông Tà, động Ông Hổ...

b. Du lịch văn hóa

Núi Bà Đen Tây Ninh là địa chỉ quen thuộc đƣợc nhiều ngƣời lựa chọn để đến tham quan du lịch vào dịp lễ tết hoặc những ngày nghỉ cuối tuần. Rời khu du lịch núi Bà Đen, du khách đến tham quan Tòa thánh Cao Đài - một công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo - nằm trong khuôn viên nội ô thị xã Tây Ninh, rộng 100 ha, đƣợc xây dựng từ năm 1926. Ngoài ra, các lễ hội khác, tuy đƣợc tổ chức trong phạm vi địa phƣơng, cũng thu hút đƣợc nhiều du khách đến tham dự nhƣ lễ giỗ Quan Lớn Trà Vong, lễ hội của đồng bào các dân tộc Khmer, Chăm, Stiêng,...

c. Du lịch sinh thái

Trƣớc hết phải kể đến hồ Dầu Tiếng, một công trình thủy nông lớn nhất nƣớc, với diện tích 27.000 ha, trong đó có nhiều đảo và bán đảo tạo nên cảnh quan thơ mộng.

Tiếp đến là Vƣờn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát, rộng 18.806 ha trải dài trên 4 xã Tân Lập, Tân Bình, Hòa Hiệp và Thạnh Tây (huyện Tân Biên). Đây là nơi có hệ

46

sinh cảnh rừng ngập nƣớc ngọt duy nhất trong danh mục rừng đặc dụng ở Việt Nam, với nhiều loài động thực vật quý hiếm, thuận lợi cho việc phát triển loại hình cắm trại, dã ngoại, kết hợp thăm chiến trƣờng xƣa.

Ngoài ra, ở khu vực Ma Thiên Lãnh nằm trong quần thể di tích danh thắng núi Bà Đen, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, sông Vàm Cỏ Đông, rừng phòng hộ, rừng lịch sử ở Chàng Riệc, Dƣơng Minh Châu, Long Điền Sơn đều có thể khai thác phục vụ cho loại hình du lịch sinh thái.

Bên cạnh các loại hình du lịch kể trên, Tây Ninh còn có thể khai thác loại hình du lịch thể thao leo núi, mạo hiểm chinh phục đỉnh núi Bà Đen, khám phá các hang động và nghiên cứu khảo cổ các di tích đình chùa, đặc biệt là ở hai ngôi tháp cổ Bình Thạnh (Trảng Bàng) và Chót Mạt (Tân Biên), thăm các làng nghề truyền thống và thƣởng thức các món ăn đặc sản của Tây Ninh.

2.2. Tổng quan về đạo Cao Đài

2.2.1. Khái quát về đạo Cao Đài

2.2.1.1. Bối cảnh lịch sử ra đời của đạo Cao Đài

Trong những năm đầu thế kỷ XX, văn hoá Pháp đƣợc truyền bá vào Việt Nam cùng với bƣớc chân xâm lƣợc của thực dân Pháp, trong đó có Thần linh học. Đầu tiên, giới trí thức, quan lại làm việc cho Pháp tiếp nhận Thần linh học và thực nghiệm xây bàn cầu cơ, sau đó đƣợc truyền bá rộng rãi trong giới bình dân. Và phong trào Thần linh học là nhân duyên đƣa đến việc hình thành nhóm phổ độ hay Cao Đài ngoại giáo công truyền của các ông Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cƣ, Cao Hoài Sang (theo Lê Anh Dũng gọi nhóm phổ độ là nhóm Cao - Phạm).

Tín ngƣỡng Nam bộ trong những năm đầu thế kỷ XX đang trong tình trạng khủng hoảng. Khổng giáo không còn sức mạnh, Phật giáo suy thoái, Các nhà sƣ Phật giáo, Thầy tu Đạo giáo cao minh không có mặt tại Nam Kỳ. Tất cả những lý do đó đã tạo nên khoảng trống trong tôn giáo và văn hoá. Đó chính là điều kiện cho sự ra đời và thành công của đạo Cao Đài. [13, tr.24]

47

Hình 2.1. (Ảnh Hà Văn Phú sƣu tầm)

Đạo Cao Đài có một lực hút mãnh liệt đối với ngƣời dân Nam Kỳ là do Đạo Cao Đài đến với mục đích chấn hƣng Tam giáo và bảo lƣu truyền thống thờ cúng tổ tiên đã làm vừa lòng ngƣời dân xứ Nam Kỳ lúc bấy giờ. Mặc khác, những nhân vật trong truyện Tây du, Phong Thần, Bát Tiên, Thất Chơn, những anh hùng dân tộc, những danh nhân văn hoá, vốn đƣợc kính phục và rất quen thuộc với ngƣời dân Nam Kỳ nay lại xuất hiện trong đạo Cao Đài.

Trong bối cảnh kinh tế, văn hoá, xã hội nhƣ vậy, ngƣời dân Nam Kỳ, trong đó có một số sĩ phu trí thức hoang mang, bế tắt tìm đến tôn giáo với hy vọng tìm một niềm an ủi, một chỗ dựa tâm linh, một cứu cánh đổi đời cho mình và cho đất nƣớc đang bị ách thực dân nô lệ. Họ đến với các cuộc cầu cơ để xin thuốc, để hỏi chuyện quốc sự. Mặc dù bị chính quyền Pháp lúc bấy giờ cấm ngặt, nhƣng đàn cơ đƣợc lập ra khắp nơi. "Chính các đàn cơ ở khắp nơi nhƣ vậy đã ít nhiều liên hệ với sự xuất thế của đạo Cao Đài". [11, tr.44]. Cho nên có thể nói, cầu cơ hay Thần linh học là một trong những nguồn gốc của sự hình thành đạo Cao Đài.

2.2.1.2. Quá trình hình thành đạo Cao Đài

Giáo chủ đạo Cao Đài là Cao Đài Tiên Ông hay Ngọc Hoàng Thƣợng Đế mà trong dân gian gọi là "Trời". Ông Ngô Văn Chiêu đƣợc xem là ngƣời đệ tử đầu tiên của Đức Cao Đài Tiên, đạo hiệu Ngô Minh Chiêu, sinh ngày 28/2/1878, tại Bình Tây, Chợ Lớn, nay là thành phố Hồ Chí Minh. Trong một lần mẹ ông bệnh nặng, ông đến đàn Thanh An Tự ở Bình Dƣơng cầu Tiên xin thuốc chữa trị cho mẹ và đây chính là nhân duyên dẫn dắt ông đến với đạo Cao Đài. Ngày Mùng một Tết Tân Dậu (08/02/1921) tại chùa Quan Âm, ông Chiêu chính thức là đệ tử đầu tiên của đức Cao Đài. Ông Chiêu khởi sự ăn chay trƣờng và học tu luyện pháp môn từ đó. Sau hai

48

lần nhìn thấy "Con Mắt trái" hiện ra trƣớc mặt, ông đã vẽ con mắt trái nhƣ đã thấy mà thờ. Từ đó, Mắt Trái trở thành biểu tƣợng tín ngƣỡng của đạo Cao Đài.

Trong thời gian này, ở khu vực chợ Thái Bình trên đƣờng D'arras, tục gọi là phố Hàng Dừa (nay là đƣờng Cống Quỳnh, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh) có một nhóm công chức là các ông Cao Quỳnh Cƣ, Cao Hoài Sang, Phạm Công Tắc thƣờng tụ họp lại với nhau cùng chơi trò xây bàn thỉnh Tiên theo cách Thần linh học.

Chuyện kể rằng: trong một lần xây bàn, các ông Cƣ, Tắc, Sang thỉnh đƣợc một vị ẩn danh xƣng là A Ă Â. Theo sự chỉ dạy của đức A Ă Â, đêm mồng 01 tháng 11 Ất Sửu (16/12/1925), ba ông Cƣ, Tắc, Sang làm lễ Vọng thiên cầu đạo.

Đêm 24 rạng 25/12/1925, các ông Cƣ, Tắc, Sang biết đức AĂÂ chính là Cao Đài Thƣợng Đế.

Ngày 22/1/1926, các ông Trung, Cƣ, Tắc, Sang hợp nhất cùng ông Chiêu để chuẩn bị khai đạo. Đến ngày 1/1/Bính Dần (12/2/1926), ông Chiêu chính thức đƣợc giao trọng trách làm chủ mối đạo Cao Đài.

Cho đến tháng 08 Bính Dần (09/1926) đạo Cao Đài đã quy tụ hai, ba trăm ngƣời. Với số lƣợng tín đồ ngày càng đông nhƣ vậy, những ngƣời sáng lập đạo Cao Đài nghĩ đến việc tìm cách hợp thức hoá hoạt động của Đạo.

Ngày 23/08 Bính Dần (29/09/1926), các tín hữu Cao Đài họp tại nhà ông Nguyễn Văn Tƣờng (đƣờng Galliéni, nay là Trần Hƣng Đạo, Tp Hồ Chí Minh) để làm tờ Khai tịch Đạo. Cuộc họp này có 247 ngƣời tham dự, do hai ông Lê Văn Trung và Lê Văn Lịch chủ trì, nhằm thông qua dự thảo tờ Khai tịch Đạo. Sau khi tờ Khai tịch Đạo đƣợc thông qua, mọi ngƣời đồng ý và có 28 ngƣời đồng ký tên vào tờ khai đạo để gởi Thống Đốc Nam Kỳ lúc bấy giờ.

Ông Lê Văn Trung sinh ngày 10/10/1875 trong một gia đình tiểu nông ở làng Phƣớc Long, tổng Phƣớc Điền Trung, tỉnh Chợ Lớn. Ông thƣờng lui tới những nơi có đàn thỉnh Tiên và trở thành đệ tử của Đức Cao Đài. Sau này, Ông Trung giữ

49

chức Thƣợng Đầu Sƣ, Thánh danh Thƣợng Trung Nhựt, rồi thăng chức Quyền Giáo Tông của Đạo Cao Đài hệ phái Tây Ninh. [11, tr.111-116]

Ông Lê Văn Lịch sinh ngày 01/09 Canh Dần (1890) tại Cần Giuộc. Đầu năm 1926, Ông theo đạo Cao Đài và đƣợc phong chức Ngọc Đầu sƣ, Thánh danh

Một phần của tài liệu Phát huy các giá trị văn hóa Cao Đài trong hoạt động du lịch (Qua nghiên cứu trường hợp Tòa Thánh Tây Ninh (Trang 43)