Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tại Tòa thánh

Một phần của tài liệu Phát huy các giá trị văn hóa Cao Đài trong hoạt động du lịch (Qua nghiên cứu trường hợp Tòa Thánh Tây Ninh (Trang 84)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.5. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tại Tòa thánh

Công tác trùng tu và bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Tòa thánh đã đƣợc Ban quản lý nơi đây thực hiện khá tốt.

Việc trùng tu, sửa chữa, sơn phết lại từng nét kiến trúc của Tòa thánh theo kế hoạch thƣờng là 5-10 năm/lần tùy theo hiện trạng của kiến trúc đó.

Ví dụ, sau 9 năm hoạt động, Điện thờ Phật Mẫu (Báo Ân Từ) vừa đƣợc sơn phết lại nội điện vào tháng 10/2013. Trong khi đó, toàn bộ mặt ngoài từ các cổng đến Đền thánh, Báo Ân Từ; rồi đến nhiều khu nhà nhƣ cơ quan Phƣớc Thiện (bệnh viện Hoà Thành cũ), Khách đình, Ban Nhà thuyền Bát nhã, cơ quan Hiệp Thiên Đài đã đƣợc tu sửa khang trang; rồi những dãy tƣờng rào của từng công trình nhƣ: Nhà Văn hoá thiếu nhi, Giáo Tông Đƣờng cũng đã đƣợc khoác lên màu áo mới vào tháng 07/2009 để chuẩn bị cho Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung năm đó. Nhờ vậy mà toàn bộ khuôn viên nội ô Tòa thánh đã sáng bừng lên màu sơn vôi và màu ngói mới. Kinh phí cho việc trùng tu, sửa chữa này lên đến gần 2 tỷ đồng, đều do sự đóng góp của các gia đình đạo hữu.

Để bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của Đạo Cao Đài, Ban quản lý Tòa thánh đã tiến hành mở các lớp đào tạo về nhạc lễ, nghi thức “chèo thuyền bát nhã”, đồng thời luyện tập cho các đồng nhi nhỏ tuổi đọc kinh và học tập giáo lý.

Bên cạnh đó, Hội thánh Tòa thánh Tây Ninh cũng cố gắng duy trì hai lễ hội lớn hàng năm nhằm bảo lƣu các truyền thống văn hóa của bổn đạo cũng nhƣ giữ

83

gìn một số nét văn hóa đặc trƣng của nƣớc nhà. Tuy nhiên, việc phát huy các giá trị văn hóa này vào hoạt động du lịch chƣa thật hiệu quả và cần phải đƣợc cải tiến nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Phát huy các giá trị văn hóa Cao Đài trong hoạt động du lịch (Qua nghiên cứu trường hợp Tòa Thánh Tây Ninh (Trang 84)