Xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở Tòa thánh Tây

Một phần của tài liệu Phát huy các giá trị văn hóa Cao Đài trong hoạt động du lịch (Qua nghiên cứu trường hợp Tòa Thánh Tây Ninh (Trang 94)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở Tòa thánh Tây

3.3.1. Đầu tư xây dựng bổ sung cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch

93

riêng của Hội thánh. Tuy nhiên, việc hiến tế Đức Chí Tôn xuất phát từ tín ngƣỡng thờ Trời cũng nhƣ hiến lễ Hội Yến Diêu Trì Cung xuất phát từ tín ngƣỡng tôn thờ Nữ Thần, Thánh Mẫu của cha ông ta ngàn đời truyền lại. Đây là nét đẹp văn hoá truyền thống. Cũng nhƣ dàn nhạc Thánh đƣờng có nguồn gốc từ nhạc tài tử Nam Bộ và lễ tế điện thừa kế từ lễ tế đình xƣa. Hội thánh nên tự hào về điều đó và có kế hoạch giới thiệu hai đàn tế này. Có thể Hội thánh trang bị máy thu và truyền hình trực tiếp đàn tế ra bên ngoài Đền thánh và Điện Thờ để ngƣời dự hội có thể chiêm ngƣỡng đàn tế, thƣởng thức những làn điệu dân ca của dàn nhạc Thánh đƣờng, giọng đọc kinh, thài du dƣơng, trầm bổng của ban Đồng Nhi và bƣớc đi nhịp nhàng của lễ sĩ. Thực tế cho thấy những năm vừa qua, đa số ngƣời dự hội không nghe, thấy đàn tế nhƣ thế nào.

Hội thánh cần xây dựng những khu nghỉ ngơi tạm thời cho ngƣời dự hội, trang bị những nhà vệ sinh công cộng, tránh tình trạng ngƣời dự hội nghỉ ngơi bừa bãi trƣớc Đền thánh, khán đài, sân Đại đồng xã sẽ làm mất mỹ quan không gian hội.

- Bố trí hệ thống biển chỉ dẫn khoa học, hợp lý.

- Tăng cƣờng, bổ sung các dịch vụ công cộng (có thể miễn phí): nƣớc uống, quạt mát, khăn lạnh…

Ngoài ra Hội thánh cũng nên thiết kế bãi giữ xe máy rộng hơn và có ngƣời trông coi hàng ngày để du khách đi bằng phƣơng tiện này có thể thảnh thơi tham quan mà không lo sợ mất xe.

3.3.2. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể

Khách quan mà nói, so với những kiến trúc tôn giáo khác, Đền thánh Tây Ninh chƣa phải là một công trình kiến trúc đồ sộ nguy nga vì hiện nay trên thế giới có không ít công trình kiến trúc tôn giáo thật sự nguy nga, to lớn hơn nhiều. Nhƣng nét đẹp đặc sắc vƣợt trội của kiến trúc Đền thánh chính là ở chỗ ý nghĩa ứng dụng của nó. Đền thánh đã lƣu giữ nhiều nét đẹp văn hoá truyền thống. Đó là thể hiện rõ nét về triết lý âm dƣơng, ngũ hành, vũ trụ quan, tính tổ chức,... Tất cả những yếu tố đó đã góp phần tạo nên nét độc đáo trong kiến trúc Cao Đài.

94

Văn hóa truyền thống có ảnh hƣởng rất lớn đến kiến trúc Đền thánh. Trƣớc tiên, Đền thánh xây dựng là để thờ Trời, một tín ngƣỡng đã có từ lâu trong đời sống tinh thần của cƣ dân nông nghiệp.

“Nhất âm, nhất dƣơng chi vị Đạo“, theo đạo Cao Đài, đó là nguyên lý cơ bản để giải thích nguồn gốc và cứu cánh của chúng sanh, thể hiện sự dung hòa âm dƣơng vì thế cũng dễ thấy trong đạo Cao Đài qua các biểu tƣợng.

Tuy chƣa có điện thờ Phật Mẫu trung ƣơng, song Báo Ân Từ vẫn đƣợc xem là nơi thờ Đức Phật Mẫu đƣợc xây dựng đồ sộ với hình thức trang trí hoa văn, điển tích cũng không kém phần rực rỡ. Điều đó cho thấy bên cạnh Đền thánh nguy nga, nơi thờ ông Cha Trời quyền uy, thì có điện thờ Đức Phật Mẫu, bà Mẹ Đất từ hoà của toàn thể tín đồ.

Đến với Tòa thánh vào những ngày lễ lớn ta mới thấy đƣợc sự tƣng bừng, nhộn nhịp mà cũng không kém phần trang nghiêm đƣợc sự tổ chức chu đáo của các tín đồ Cao Đài.

Lễ hội Cao Đài có hai phần: phần lễ và phần hội, nhƣng phần lễ đƣợc chú trọng hơn nên lễ hội Cao Đài đƣợc gọi là đại lễ. Thí dụ Đại lễ Vía đức Chí Tôn (Mùng 9 tháng Giêng), Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung (Rằm tháng 8).

Phần lễ phải tuân thủ theo một quy tắc nghiêm ngặt nên phần lễ chỉ có chức sắc, chức việc và tín đồ tham dự. Du khách ít khi đƣợc tham dự. Du khách chỉ đƣợc tham quan, dự hội. Trong phần nghi lễ hiến tế, Đạo Cao đài còn giữ đƣợc nhiều giá trị văn hóa truyền thống nhƣ: Dàn nhạc bát âm cổ truyền mà đạo Cao Đài gọi là nhạc Thánh đƣờng, Ban lễ sĩ (học trò lễ), tục đánh trống cầu mƣa,…

Phần hội Cao Đài thật sự là phần thu hút khách tham quan. Lễ Vía đức Chí Tôn và Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung cơ bản giống nhau về phần hội. Du khách đƣợc tham quan các khu triển lãm, xem biểu diễn nghệ thuật.

95

Hình 3.2. Biểu diễn nhạc dân tộc

Hội Thánh cho triển lãm nhiều gian trƣng bày hình ảnh sinh hoạt của Hội Thánh, trƣng bày dàn nhạc bát âm, nhạc Khmer. Đặc biệt là các gian trƣng bày các tích sử nhƣ: Tích Hai bà Trƣng, Lạc Long Quân – Âu Cơ, Thánh Gióng, Hƣng Đạo Đại Vƣơng Trần Quốc Tuấn, Phật Thích Ca giảng pháp, Thích Ca thành đạo, Bát Tiên,

Mẫn Tử Khiên, Hải Thƣợng Lãn Ông,…Các nhân vật đƣợc bông hình và trang bị điện tử cử động rất linh hoạt. Các gian trƣng bày có tính giáo dục cao và thu hút sự chú ý của du khách.

Hàng đêm, từ Mùng 9 đến rằm tháng Giêng Âm lịch, du khách sẽ đƣợc xem hòa nhạc dân tộc, xem biểu diễn nhạc sắc tộc Khmer. Du khách đƣợc thƣởng thức những giai điệu ca ngợi mùa xuân, ca ngợi lao động, mừng mùa lúa bội thu do những cô gái Khmer trình diễn trong những bộ trang phục cung đình lộng lẫy, sang trọng. Đặc biệt, du khách đƣợc xem biểu diễn trống Sayam.

Trống sayam (Skor chhayam) là loại hình múa dân gian của ngƣời Khmer có từ xa xƣa. Nó đƣợc dùng trong các nghi lễ mang tính tôn giáo. Trong các đám rƣớc truyền thống, trống sayam luôn đi đầu và thƣờng xuất hiện trong các hội quân. Trống sayam có hình giống nhƣ một bình

hoa lớn, đƣờng kính mặt trống khoảng 40cm, mặt trống làm bằng da, chiều cao khoảng 70cm, thân trống làm bằng gỗ mít, ở giữa thuôn và eo lại, có dây đeo. Điểm

96

Hình 3.4. Cộ Tiên

đặc biệt khi biểu diễn trống sayam, diễn viên không dùng vùi mà dùng tay, cùi chỏ, gót chân, đầu gối. Khi biểu diễn, diễn viên kết hợp với võ thuật nên rất khỏe, vui nhộn, sinh động, hào hứng. Đây là một tiết mục độc đáo trong lễ hội Cao đài.

Đêm Mùng 8 tháng Giêng Âm lịch, Hội Thánh tổ chức một buổi diễu hành mừng Đại lễ vía Đức Chí Tôn thật hoành tráng. Đây là buổi biểu diễn nghệ thuật tập thể gồm nhiều môn nghệ thuật nhƣ: múa tứ linh (long, lân, qui, phụng), lân mã, rồng nhang, nhạc dân tộc, nhạc Hoa, nhạc Khmer, nhạc Tây, hoạt cảnh,… Hình thức diễu hành nhƣ một đám rƣớc truyền thống.

Trong Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung có hai điểm đặc biệt. Đó là hội thi chƣng trái cây và đám rƣớc Cộ Tiên phỏng theo đám rƣớc dân gian truyền thống.

Các gian triển lãm đƣợc bố trí xung quanh Báo Ân Từ (Điện Thờ Phật Mẫu). Các gian trƣng bày đƣợc trang trí bởi đèn, hoa, cờ lộng lẫy. Nhiều loại trái cây, hoa, cây kiển quý hiếm, từ khắp miền đất nƣớc đƣợc mang về trƣng bày. Nhiều loại bánh từ các loại bánh truyền thống đƣợc làm bằng nếp đến các loại bánh hiện đại nhƣ bánh kem, bánh Tây đƣợc trƣng bày tại lễ hội. Độc đáo nhất có lẽ là mứt đu đủ đƣợc tạo thành bình hoa, long, lân, quy, phụng rất khéo léo. Ngoài ra còn nhiều loại mứt đƣợc làm từ trái khổ qua, bánh làm hình trái nho, trái mãn cầu rất tinh xảo, đẹp mắt.

Đến với lễ hội Cao Đài, du khách có dịp đƣợc thƣởng thức tài nghệ chƣng trái cây của các nghệ nhân Cao đài. Từ vật liệu chủ yếu là trái cây, hoa, những nghệ nhân Cao Đài đã tạo thành những tác phẩm rất sống động. Đó là những tác phẩm chủ đề long, lân, quy, phụng, Phật Mẫu cỡi thanh loan, chùa Một

97

Hình 3.5. Đám rƣớc Cộ Tiên

Cột,…Các gian trƣng bày tại Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung mang một giá trị thẫm mỹ cao và thu hút sự chú ý của du khách.

Đêm Rằm tháng 8 Âm lịch, trƣớc khi tiến hành hiến lễ Cửu Nƣơng Diêu Trì Cung (lúc 22giờ), Hội Thánh tổ chức lễ rƣớc Cộ Tiên. Lễ rƣớc Cộ Tiên cũng giống nhƣ Diễu hành mừng Đại lễ vía đức Chí Tôn. Nghĩa là cũng cờ phí, lộng, tàng, lễ bộ kim khí, múa tứ linh, rồng nhang,… Nhƣng đặc biệt hơn, trong đám rƣớc Cộ Tiên có cả hƣơng án và Cộ Tiên. Đây là một đám rƣớc đƣợc bảo lƣu từ đám trƣớc truyền thống. Ngày xƣa, mỗi dịp lễ hội, ngƣời ta thƣờng tổ chức rƣớc sắc thần, linh vị từ nơi thờ đến nơi tổ chức lễ hội. Đây là một sinh hoạt dân gian truyền thống vừa thể hiện niềm tin và sức mạnh của cộng đồng. Nó vừa là một sinh hoạt tôn giáo, vừa là một hoạt động vui chơi giải trí.

Cộ Tiên là một chiếc xe hoa trên đó có bông hình Phật Mẫu và chín Cô Tiên, bốn Tiên đồng nữ nhạc. Trong đám rƣớc Cộ Tiên cũng có sự xen kẻ phần lễ và phần hội. Phần đầu đám rƣớc rực rỡ cờ xí, đèn, hoa, lộng, tàng, lễ bộ kim khí, hƣơng án với khói trầm nghi ngút, dàn nhạc lễ hòa những bản nhạc hùng tráng rƣớc lễ. Đặc biệt là khi Cộ Tiên đi qua, du khách sẽ đƣợc thƣởng thức giọng thài trầm trầm sâu lắng hòa cùng

tiếng tiêu, thiều du dƣơng làm nao lòng ngƣời. Không gian đó thật long trọng, linh thiêng. Mọi ngƣời đứng trang nghiêm để tỏ lòng tôn kính khi Cộ Tiên đi qua.

98

Nhƣng sau đó, mọi ngƣời lại trở về với cuộc sống đời thƣờng bởi tiếng nhạc rộn ràng của các dàn nhạc sắc tộc. Du khách đƣợc thƣởng thức, thả mình vào những trò chơi dân gian để quên đi bao nỗi vất vả đời thƣờng. Đám rƣớc Cộ Tiên là một tiết mục thật sự hấp dẫn tín đồ Cao Đài và du khách.

Với những đặc điểm đã nêu thì Tòa thánh Tây Ninh xứng đáng là một di tích nổi bật của địa phƣơng và cao hơn là một di tích cấp quốc gia cần đƣợc đầu tƣ và khai thác. Những điều kể trên là những giá trị văn hóa vật thể cũng nhƣ phi vật thể độc đáo của đạo Cao Đài. Những giá trị này cần đƣợc bảo tồn và phát huy một cách đúng đắn để giúp du lịch nơi đây tồn tại và phát triển lâu dài. Ngƣợc lại, chính du lịch sẽ giúp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa này. Để làm đƣợc điều đó, Ban quản lý Tòa thánh cần phải lên kế hoạch phục vụ du lịch một cách chuyên nghiệp. Trƣớc mắt, Ban quản lý nên để Tòa thánh Tây Ninh trở thành di tích cấp địa phƣơng, sau đó có thể là cấp quốc gia nhƣ lời đề nghị của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh, đƣa hai lễ hội lớn của Tòa thánh lên thành lễ hội quốc gia. Từ đó phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đƣa ra những biện pháp cải tiến vấn đề du lịch hiện tại và phát triển du lịch mai sau nhằm giới thiệu cho nhiều khách du lịch biết về Tòa thánh Tây Ninh hơn.

Một phần của tài liệu Phát huy các giá trị văn hóa Cao Đài trong hoạt động du lịch (Qua nghiên cứu trường hợp Tòa Thánh Tây Ninh (Trang 94)