Khái quát về đạo Cao Đài

Một phần của tài liệu Phát huy các giá trị văn hóa Cao Đài trong hoạt động du lịch (Qua nghiên cứu trường hợp Tòa Thánh Tây Ninh (Trang 48)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Khái quát về đạo Cao Đài

2.2.1.1. Bối cảnh lịch sử ra đời của đạo Cao Đài

Trong những năm đầu thế kỷ XX, văn hoá Pháp đƣợc truyền bá vào Việt Nam cùng với bƣớc chân xâm lƣợc của thực dân Pháp, trong đó có Thần linh học. Đầu tiên, giới trí thức, quan lại làm việc cho Pháp tiếp nhận Thần linh học và thực nghiệm xây bàn cầu cơ, sau đó đƣợc truyền bá rộng rãi trong giới bình dân. Và phong trào Thần linh học là nhân duyên đƣa đến việc hình thành nhóm phổ độ hay Cao Đài ngoại giáo công truyền của các ông Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cƣ, Cao Hoài Sang (theo Lê Anh Dũng gọi nhóm phổ độ là nhóm Cao - Phạm).

Tín ngƣỡng Nam bộ trong những năm đầu thế kỷ XX đang trong tình trạng khủng hoảng. Khổng giáo không còn sức mạnh, Phật giáo suy thoái, Các nhà sƣ Phật giáo, Thầy tu Đạo giáo cao minh không có mặt tại Nam Kỳ. Tất cả những lý do đó đã tạo nên khoảng trống trong tôn giáo và văn hoá. Đó chính là điều kiện cho sự ra đời và thành công của đạo Cao Đài. [13, tr.24]

47

Hình 2.1. (Ảnh Hà Văn Phú sƣu tầm)

Đạo Cao Đài có một lực hút mãnh liệt đối với ngƣời dân Nam Kỳ là do Đạo Cao Đài đến với mục đích chấn hƣng Tam giáo và bảo lƣu truyền thống thờ cúng tổ tiên đã làm vừa lòng ngƣời dân xứ Nam Kỳ lúc bấy giờ. Mặc khác, những nhân vật trong truyện Tây du, Phong Thần, Bát Tiên, Thất Chơn, những anh hùng dân tộc, những danh nhân văn hoá, vốn đƣợc kính phục và rất quen thuộc với ngƣời dân Nam Kỳ nay lại xuất hiện trong đạo Cao Đài.

Trong bối cảnh kinh tế, văn hoá, xã hội nhƣ vậy, ngƣời dân Nam Kỳ, trong đó có một số sĩ phu trí thức hoang mang, bế tắt tìm đến tôn giáo với hy vọng tìm một niềm an ủi, một chỗ dựa tâm linh, một cứu cánh đổi đời cho mình và cho đất nƣớc đang bị ách thực dân nô lệ. Họ đến với các cuộc cầu cơ để xin thuốc, để hỏi chuyện quốc sự. Mặc dù bị chính quyền Pháp lúc bấy giờ cấm ngặt, nhƣng đàn cơ đƣợc lập ra khắp nơi. "Chính các đàn cơ ở khắp nơi nhƣ vậy đã ít nhiều liên hệ với sự xuất thế của đạo Cao Đài". [11, tr.44]. Cho nên có thể nói, cầu cơ hay Thần linh học là một trong những nguồn gốc của sự hình thành đạo Cao Đài.

2.2.1.2. Quá trình hình thành đạo Cao Đài

Giáo chủ đạo Cao Đài là Cao Đài Tiên Ông hay Ngọc Hoàng Thƣợng Đế mà trong dân gian gọi là "Trời". Ông Ngô Văn Chiêu đƣợc xem là ngƣời đệ tử đầu tiên của Đức Cao Đài Tiên, đạo hiệu Ngô Minh Chiêu, sinh ngày 28/2/1878, tại Bình Tây, Chợ Lớn, nay là thành phố Hồ Chí Minh. Trong một lần mẹ ông bệnh nặng, ông đến đàn Thanh An Tự ở Bình Dƣơng cầu Tiên xin thuốc chữa trị cho mẹ và đây chính là nhân duyên dẫn dắt ông đến với đạo Cao Đài. Ngày Mùng một Tết Tân Dậu (08/02/1921) tại chùa Quan Âm, ông Chiêu chính thức là đệ tử đầu tiên của đức Cao Đài. Ông Chiêu khởi sự ăn chay trƣờng và học tu luyện pháp môn từ đó. Sau hai

48

lần nhìn thấy "Con Mắt trái" hiện ra trƣớc mặt, ông đã vẽ con mắt trái nhƣ đã thấy mà thờ. Từ đó, Mắt Trái trở thành biểu tƣợng tín ngƣỡng của đạo Cao Đài.

Trong thời gian này, ở khu vực chợ Thái Bình trên đƣờng D'arras, tục gọi là phố Hàng Dừa (nay là đƣờng Cống Quỳnh, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh) có một nhóm công chức là các ông Cao Quỳnh Cƣ, Cao Hoài Sang, Phạm Công Tắc thƣờng tụ họp lại với nhau cùng chơi trò xây bàn thỉnh Tiên theo cách Thần linh học.

Chuyện kể rằng: trong một lần xây bàn, các ông Cƣ, Tắc, Sang thỉnh đƣợc một vị ẩn danh xƣng là A Ă Â. Theo sự chỉ dạy của đức A Ă Â, đêm mồng 01 tháng 11 Ất Sửu (16/12/1925), ba ông Cƣ, Tắc, Sang làm lễ Vọng thiên cầu đạo.

Đêm 24 rạng 25/12/1925, các ông Cƣ, Tắc, Sang biết đức AĂÂ chính là Cao Đài Thƣợng Đế.

Ngày 22/1/1926, các ông Trung, Cƣ, Tắc, Sang hợp nhất cùng ông Chiêu để chuẩn bị khai đạo. Đến ngày 1/1/Bính Dần (12/2/1926), ông Chiêu chính thức đƣợc giao trọng trách làm chủ mối đạo Cao Đài.

Cho đến tháng 08 Bính Dần (09/1926) đạo Cao Đài đã quy tụ hai, ba trăm ngƣời. Với số lƣợng tín đồ ngày càng đông nhƣ vậy, những ngƣời sáng lập đạo Cao Đài nghĩ đến việc tìm cách hợp thức hoá hoạt động của Đạo.

Ngày 23/08 Bính Dần (29/09/1926), các tín hữu Cao Đài họp tại nhà ông Nguyễn Văn Tƣờng (đƣờng Galliéni, nay là Trần Hƣng Đạo, Tp Hồ Chí Minh) để làm tờ Khai tịch Đạo. Cuộc họp này có 247 ngƣời tham dự, do hai ông Lê Văn Trung và Lê Văn Lịch chủ trì, nhằm thông qua dự thảo tờ Khai tịch Đạo. Sau khi tờ Khai tịch Đạo đƣợc thông qua, mọi ngƣời đồng ý và có 28 ngƣời đồng ký tên vào tờ khai đạo để gởi Thống Đốc Nam Kỳ lúc bấy giờ.

Ông Lê Văn Trung sinh ngày 10/10/1875 trong một gia đình tiểu nông ở làng Phƣớc Long, tổng Phƣớc Điền Trung, tỉnh Chợ Lớn. Ông thƣờng lui tới những nơi có đàn thỉnh Tiên và trở thành đệ tử của Đức Cao Đài. Sau này, Ông Trung giữ

49

chức Thƣợng Đầu Sƣ, Thánh danh Thƣợng Trung Nhựt, rồi thăng chức Quyền Giáo Tông của Đạo Cao Đài hệ phái Tây Ninh. [11, tr.111-116]

Ông Lê Văn Lịch sinh ngày 01/09 Canh Dần (1890) tại Cần Giuộc. Đầu năm 1926, Ông theo đạo Cao Đài và đƣợc phong chức Ngọc Đầu sƣ, Thánh danh Ngọc Lịch Nguyệt. Ông là ngƣời có công lớn trong việc khai đạo Cao Đài. Ông đăng tiên (qua đời) ngày 02/09 Đinh Hợi (1947).

Sau khi gửi tờ Khai tịch Đạo lên Thống đốc Nam Kỳ, đạo Cao Đài bắt đầu công khai đi phổ độ khắp lục tỉnh Nam Kỳ. Tín đồ nhập môn tăng lên rất nhanh. Đến ngày Rằm tháng 10 năm Bính Dần Âm lịch(19/11/1926), các nhà khai đạo Cao Đài tổ chức lễ Khai Minh Đại Đạo tại Từ Lâm Tự (chùa Gò Kén), Tây Ninh. Đây là lễ chính thức ra mắt đạo Cao Đài trƣớc dân chúng. "Cuộc Đại lễ Khai Minh Đại Đạo dự kiến cử hành trong ba ngày 14-15 và 16 tháng 10 năm Bính Dần (nhằm ngày 18 - 19 và 20/11/1926), nhƣng vì bá tánh thập phƣơng đến tham dự quá đông đảo nên đã phải kéo dài đến ba tháng" [18, tr.338].

Với tờ Khai tịch Đạo đƣợc xem nhƣ bản tuyên ngôn lập Đạo và lễ Khai Minh Đại Đạo đƣợc tổ chức trọng thể, điều đó đã chính thức hợp thức hóa đạo Cao Đài. Kể từ đó, đạo Cao Đài công khai hoạt động phổ độ nhân sanh nhƣ các tôn giáo khác.

Đạo Cao Đài với tôn chỉ "Tam Giáo Quy Nguyên Ngũ Chi Phục Nhất" đã không chỉ dung hợp Tam Giáo mà còn dung hợp cả vạn giáo và các học thuyết Đông Tây kim cổ. Các yếu tố ngoại sinh này đƣợc đạo Cao Đài vận dụng phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc. "Chính nhờ sự tổng hợp tạo nên ấn tƣợng "vừa lạ vừa quen" ấy mà, vào thời điểm ra đời, đạo Cao Đài đã thu hút đƣợc khá nhiều ngƣời tin theo và nhanh chóng phát triển" [25, tr.566]. Tính đến năm 1930, tại Nam Kỳ "có từ 500 ngàn tới một triệu nông dân theo đạo, trong lúc tổng số dân là bốn tới bốn triệu rƣỡi". [13, tr.21]

50

Một phần của tài liệu Phát huy các giá trị văn hóa Cao Đài trong hoạt động du lịch (Qua nghiên cứu trường hợp Tòa Thánh Tây Ninh (Trang 48)