Những thuận lợi cơ bản

Một phần của tài liệu Phát huy các giá trị văn hóa Cao Đài trong hoạt động du lịch (Qua nghiên cứu trường hợp Tòa Thánh Tây Ninh (Trang 88)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Những thuận lợi cơ bản

Quần thể kiến trúc Toà thánh Cao Đài là một công trình nghệ thuật tổng hợp hoành tráng kết hợp hài hòa giữa kiến trúc dân tộc, kiến trúc tôn giáo phƣơng Đông Trung Ấn với kiến trúc tôn giáo phƣơng Tây. Trong đó, mỹ thuật kiến trúc Việt Nam vẫn giữ vai trò chủ đạo. Bên cạnh những tài nguyên nhân văn vật thể đó, Đạo Cao Đài

Tây Ninh còn sở hữu những giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc bảo lƣu truyền thống văn hóa Nam bộ nhƣ lễ hội, nhạc lễ, nghi thức chèo thuyền đƣa tang, thơ ca, phong tục thờ Trời, thờ Mẫu…

Dựa vào những tài nguyên này mà du lịch Tòa thánh Tây Ninh tồn tại và phát triển. Du khách quốc tế đến đây để tìm hiểu khám phá về văn hóa của một nền tôn giáo bản địa, còn khách du lịch nội địa thì đến để tận hƣởng những giá trị tâm linh, tinh thần trong tôn giáo, tín ngƣỡng của đạo Cao Đài. Họ tham gia lễ hội để tâm hồn đƣợc thƣ thái, an lạc trong lời kinh tiếng kệ của phần lễ và hòa mình vào không khí tƣng bừng, náo nhiệt của phần hội; nƣơng nhờ niềm an ủi của cửa đạo để quên hết nỗi cực khổ, bon chen ngoài đời.

87

Trƣớc khi Tòa Thánh Tây Ninh đƣợc xây dựng, vùng này chỉ là nơi hoang vắng biên viễn của Việt Nam. Dƣới con mắt quy hoạch và bàn tay xây dựng của các tín đồ, vùng đất này nhanh chóng phát triển thành một trong những vùng dân cƣ sầm uất nhƣng vẫn giữ đƣợc nét chất phác của những nhà khai khẩn Việt Nam. Do vị trí cách Thành phố Hồ Chí Minh chƣa đầy 100 km với đƣờng xá giao thông thuận lợi, Tòa Thánh Tây Ninh còn là vị trí chiến lƣợc về quân sự cũng nhƣ kinh tế, kiểm soát một trong những tuyến giao thông cửa ngõ của tỉnh này. Với vị trí nằm trên tuyến đƣờng lớn nối liền quốc lộ 22B (tuyến đƣờng xƣơng sống của tỉnh nối liền TP.HCM), các công ty lữ hành trong tỉnh cũng nhƣ tại TP.HCM và cả những khu vực khác dễ dàng đƣa khách đến du lịch tại Tòa thánh vì giao thông thuận tiện.

Thông tin từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xem xét đƣa 4 loại hình nghệ thuật dân gian của tỉnh Tây Ninh vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.

Đó là nghi thức "chèo thuyền" của đạo Cao Đài Tây Ninh, múa trống sayam của ngƣời Khmer (lễ hội Cao Đài luôn có tiết mục này), hát lý và múa mâm vàng – 4 trong số 168 loại hình văn hoá phi vật thể hiện có tại tỉnh Tây Ninh vừa đƣợc Sở VH-TT&DL kiểm kê gần đây.

Nếu đƣợc nhƣ vậy thì đây là cơ hội tốt cho du lịch tại Tòa thánh Tây Ninh phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự thắc mắc, tò mò, tìm hiểu hai loại hình nghệ thuật dân gian có trong đạo Cao Đài là nghi thức chèo thuyền đƣa linh và múa trống sayam của ngƣời Khmer.

3.2.2. Những khó khăn trước mắt

Tòa thánh chƣa có hƣớng dẫn viên tại điểm chuyên nghiệp để phục vụ du khách, nhất là khách quốc tế. Hiện tại, Ban trật tự là những ngƣời kiêm nhiệm vụ này. Nhƣng chỉ khi khách thắc mắc thì họ mới giải thích. Họ rất am hiểu về ý nghĩa từng nét kiến trúc Tòa thánh, họ có thể giải thích cặn kẽ những thắc mắc của du khách về nơi này. Tuy nhiên, vốn ngoại ngữ của họ có hạn hay nói đúng hơn là chỉ

88

một vài vị trong ban này biết ngoại ngữ. Điều này gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng phục vụ du khách quốc tế. Việc thiếu những biển chỉ dẫn cụ thể khiến cho đôi khi du khách sẽ vô tình vi phạm. Chẳng hạn, khi có những khách không biết rằng họ đã vô tình đi vào khu vực linh thiêng không nên đi, hay đi lên những bậc trên cao của Bát Quái Đài mà ở dƣới hầm Bát quái có thờ linh vị của các vị tiền bối có công với đạo, hoặc lỡ bƣớc đi vào khu vực mà các tín đồ đang hành lễ cúng thời, thì Ban trật tự thay vì lên tiếng nhắc nhở một cách lịch sự, họ đã vẫy tay xua đuổi khiến một số du khách nƣớc ngoài vô cùng khó chịu và bực mình.

Do không có hƣớng dẫn viên tại điểm nên du khách quốc tế mà kể cả khách nội địa đến đây chỉ có tham quan và chụp ảnh mà chƣa hiểu hết ý nghĩa của công trình kiến trúc này, chƣa thấy đƣợc sự đặc sắc và độc đáo của nó.

Sản phẩm du lịch ở đây chủ yếu là tham quan, lễ hội lại không thu vé vào cổng mà không có sản phẩm hay dịch vụ nào có thể thu lợi nhuận từ du khách nên doanh thu từ hoạt động du lịch ở đây là chƣa có. Hiện tại, đối tƣợng tham dự lễ hội tại Tòa thánh đa số là khách đi theo nhóm nhỏ lẻ, cá nhân và gia đình. Nhiều công ty lữ hành rất muốn đƣa khách đến đây để tham dự lễ hội, muốn giới thiệu với du khách những nét văn hóa đặc sắc của lễ hội Cao Đài nhƣng họ không biết phải dẫn khách nhƣ thế nào cho khỏi lạc và đảm bảo an toàn về tính mạng cũng nhƣ tài sản cho du khách vì lƣợng khách trong những ngày này tại Tòa thánh vô cùng đông đúc. Trong khi đó, Ban quản lý Tòa thánh chƣa có kế hoạch nào để phục vụ khách đoàn từ các công ty du lịch trong những ngày lễ hội.

Nghi thức hiến tế của đạo Cao Đài có ƣu điểm là giữ đƣợc nhiều nét đẹp văn hoá truyền thống (nhƣ ban nhạc dân tộc, ban tế điện), rất nghiêm ngặt, trật tự, chặt chẽ. Do yếu tố nghiêm ngặt mà đại đa số quần chúng khó có thể tham dự lễ hiến tế để thƣởng thức cách đọc kinh đƣợc phổ nhạc theo những làn điệu dân ca, những bƣớc đi nhịp nhàng, khoan thai của những lễ sĩ. Bởi vì dự đàn tế Đức Chí Tôn và hiến lễ Phật Mẫu chỉ có tuyệt đại đa số là tín đồ Cao Đài tham dự, mà con số này rất ít so với lƣợng chức sắc và tín đồ đến dự lễ hội tại Tòa thánh. Số tín đồ còn

89

lại và khách tham quan phải ngồi bên ngoài Đền thánh và Điện Thờ. Trong khi đó Hội thánh không có một kế hoạch nào để phát thanh, phát hình đàn tế ra bên ngoài để mọi ngƣời cùng thƣởng thức, chiêm ngƣỡng. Với lƣợng thời gian dài nhƣ vậy lại không đƣợc chứng kiến tận mắt đàn tế khiến cho khách tham quan không kiên nhẫn theo dõi hết đàn tế bởi lẽ họ là ngƣời ngoại đạo.

Lễ hội Cao Đài thu hút sự tham dự của nhiều tín đồ và khách thập phƣơng. Với số lƣợng ngƣời dự hội đông ồ ạt kéo về Toà thánh là một vấn đề khó khăn trong việc tổ chức quản lý, bảo vệ môi trƣờng.

Hội thánh chƣa có kế hoạch sắp xếp chỗ ăn, chỗ nghỉ cho ngƣời dự hội. Ngƣời dự hội tự do ngủ, nghỉ tùy thích. Họ nằm la liệt ở hai bên khán đài, rừng cây thiên nhiên, xung quanh các khu dinh thự, sân Đại đồng xã… Tại các nơi “đóng đô” tạm thời của ngƣời dự hội, họ vứt rác bừa bãi, bao nilon, vỏ đồ hộp, giấy,… làm mất vệ sinh và mất mỹ quan không gian hội.

Khi xây dựng Toà thánh, các nhà lãnh đạo Cao Đài rất chú trọng yếu tố thiên nhiên. Đền thánh xây dựng hài hoà với thiên nhiên. Trƣớc Đền thánh, Hội thánh lƣu giữ hai mảnh rừng cây thiên nhiên xanh tƣơi, tạo vƣờn Bách huê viên để tạo cảnh quan mát mẻ cho Toà thánh. Nhƣng do ý thức ngƣời dự hội kém, lại thêm hủ tục hái lộc đầu năm và nạn leo trèo xem hội nên sau lễ hội rừng thiên nhiên bị xác xơ cành lá, bãi cỏ bị giẫm nát. Môi trƣờng thiên nhiên bị phá hủy trầm trọng.

An ninh trật tự của lễ hội cũng là vấn đề đáng quan tâm. Ngƣời dự hội mong ƣớc là đƣợc nối kết cộng đồng, cùng nhau hƣớng đến Đấng Thiêng liêng mình tôn kính, cùng thƣởng thức cái đẹp, để từ đó cùng hƣớng đến chân thiện mỹ. Nhƣng trong lễ hội cũng có những phần tử cơ hội, trà trộn vào lễ hội để lừa gạt, móc túi. Một số ngƣời lại mƣợn dịp lễ hội để ăn chơi, trác táng, phung phí.

Các gian triễn lãm, chƣng bông, trái cây, bánh mứt; Các chƣơng trình biểu diễn nghệ thuật nhƣ nhạc dân tộc, nhạc sắc tộc… đều do tín đồ tự nguyện đóng góp công quả bằng sức mình và tiền của. Những diễn viên múa, những nghệ sĩ không chuyên trong ban nhạc sắc tộc, ban ngày phải đi làm mƣớn kiếm sống, tối về

90

tụ họp lại tập dƣợt. Từ khó khăn đó, nhạc sắc tộc khó phát triển dẫu biết rằng việc duy trì đƣợc ban nhạc sắc tộc là một cố gắng lớn của bà con tín đồ Cao Đài thuộc tộc ngƣời Khmer.

Lễ hội Cao Đài theo một quy củ nhất định. Lễ hội năm trƣớc so với năm sau không có gì thay đổi. Phần nghi lễ tất nhiên là tuân thủ quy củ, không thể thay đổi. Nhƣng phần hội cũng nên có sự cải tiến cho phong phú hơn. Hiện nay phần hội Cao Đài cứ lặp đi lặp lại nhƣ vậy sẽ gây sự nhàm chán cho ngƣời dự hội.

3.2. Định hƣớng phát triển du lịch ở tỉnh Tây Ninh

3.2.1. Mục tiêu hướng đến

- Giai đoạn 2013 - 2015, tốc độ tăng trƣởng là 25%, doanh thu từ khách du lịch là 1.100 tỷ, trong đó từ khách du lịch có lƣu trú 712,8 tỷ và từ khách tham quan là 387,2 tỷ.

- Phát triển du lịch bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh, tăng dần tỷ trọng đóng góp của du lịch cho GDP của tỉnh;

- Thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều loại dịch vụ để lôi kéo các ngành kinh tế khác phát triển, tạo việc làm, góp phần giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân;

- Cải tạo cảnh quan môi trƣờng, nâng cao trình độ dân trí, tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch trong nƣớc và ngoài nƣớc thuận lợi.

3.2.2. Định hướng

3.2.2.1. Định hướng về phát triển thị trường khách du lịch.

- Thị trƣờng khách du lịch từ các trung tâm du lịch Campuchia thông qua cửa khẩu quốc tế đƣờng bộ Mộc Bài và Xa Mát;

- Thị trƣờng khách du lịch quốc tế từ các trung tâm du lịch TP.HCM, TP.Cần Thơ;

91

- Các thị trƣờng khách du lịch có ý nghĩa đối với phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh.

+ Thị trƣờng Châu Á – Thái Bình Dƣơng: Thị trƣờng các nƣớc ASEAN gồm các nƣớc Campuchia, Thái Lan, Myanma, Lào, Singapore, …trong đó tập trung vào thị trƣờng trọng điểm là Campuchia với các loại hình du lịch là Caravan, du lịch thăm thân, du lịch kết hợp chữa bệnh…; thị trƣờng khách Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc;

+ Thị trƣờng Tây Âu: Pháp (chiếm khoảng trên 4,5% thị phần), Anh (khoảng 2,7% thị phần) và Đức (trên 1,5%). Ngoài ra còn có các thị trƣờng khách du lịch khác nhƣ Thụy Sĩ, Hà Lan, Đan Mạch…khách thuộc các thị trƣờng này có khả năng chi trả rất cao.

+ Thị trƣờng khách du lịch nội địa: TP.HCM, miền Đông Nam Bộ, và Tây Nam Bộ.

3.2.2.2. Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch.

- Sản phẩm du lịch gắn liền với các lễ hội và tôn giáo, tín ngƣỡng; - Sản phẩm du lịch gắn liền với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và các công trình văn hóa trên địa bàn;

- Sản phẩm du lịch sinh thái gắn với hệ sinh thái vƣờn quốc gia, đồng quê, miệt vƣờn;

- Sản phẩm du lịch làng nghề: bánh tráng, bánh canh, làm nhang, đồ mộc, mây tre đan, nghề đúc gang, nghề rèn và làng nghề ẩm thực đặc trƣng của Tây Ninh nhƣ: mắm chua, muối ớt, cơm chay;

- Sản phẩm du lịch thƣơng mại, công vụ;

- Sản phẩm gắn liền với loại hình du lịch thăm thân, khám chữa bệnh: Việt kiều về thăm quê hƣơng, ngƣời Campuchia ở dọc biên giới với Việt Nam chƣa

92

có điều kiện về chăm sóc y tế có chất lƣợng cao nên một số ngƣời dân có nhu cầu sang Việt Nam để chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe.

- Sản phẩm ẩm thực Tây Ninh. Hiện nay, một số ẩm thực trên địa bàn Tây Ninh đƣợc khách du lịch trong và ngoài nƣớc chấp nhận nhƣ: bánh canh, bánh tráng Trảng Bàng, mắm chua, muối ớt… đặc biệt là các món chay.

3.2.2.3. Định hướng đầu tư phát triển du lịch

Do xuất phát điểm về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch còn thiếu và yếu nên công tác đầu tƣ cho du lịch có vị trí quan trọng đối với phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh trong các giai đoạn 2012 – 2015:

- Phát triển hệ thống các sản phẩm du lịch có chất lƣợng cao nhƣ cơ sở lƣu trú, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, các khu du lịch và loại hình du lịch; xây dựng các trạm dừng chân trên các tuyến du lịch.

- Đầu tƣ nâng cấp, tôn tạo di tích văn hóa, lịch sử cách mạng.

- Đầu tƣ phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và các làng nghề truyền thống.

- Đầu tƣ cho công tác bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trƣờng.

- Đầu tƣ cho công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch và nghiên cứu khai thác thị trƣờng khách du lịch và nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch.

- Đầu tƣ nâng cao năng lực cán bộ nhân viên và năng lực quản lý. - Khuyến khích thực hiện xã hội hóa đầu tƣ, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, các hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.

3.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở Tòa thánh Tây Ninh

3.3.1. Đầu tư xây dựng bổ sung cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch

93

riêng của Hội thánh. Tuy nhiên, việc hiến tế Đức Chí Tôn xuất phát từ tín ngƣỡng thờ Trời cũng nhƣ hiến lễ Hội Yến Diêu Trì Cung xuất phát từ tín ngƣỡng tôn thờ Nữ Thần, Thánh Mẫu của cha ông ta ngàn đời truyền lại. Đây là nét đẹp văn hoá truyền thống. Cũng nhƣ dàn nhạc Thánh đƣờng có nguồn gốc từ nhạc tài tử Nam Bộ và lễ tế điện thừa kế từ lễ tế đình xƣa. Hội thánh nên tự hào về điều đó và có kế hoạch giới thiệu hai đàn tế này. Có thể Hội thánh trang bị máy thu và truyền hình trực tiếp đàn tế ra bên ngoài Đền thánh và Điện Thờ để ngƣời dự hội có thể chiêm ngƣỡng đàn tế, thƣởng thức những làn điệu dân ca của dàn nhạc Thánh đƣờng, giọng đọc kinh, thài du dƣơng, trầm bổng của ban Đồng Nhi và bƣớc đi nhịp nhàng của lễ sĩ. Thực tế cho thấy những năm vừa qua, đa số ngƣời dự hội không nghe, thấy đàn tế nhƣ thế nào.

Hội thánh cần xây dựng những khu nghỉ ngơi tạm thời cho ngƣời dự hội, trang bị những nhà vệ sinh công cộng, tránh tình trạng ngƣời dự hội nghỉ ngơi bừa bãi trƣớc Đền thánh, khán đài, sân Đại đồng xã sẽ làm mất mỹ quan không gian hội.

- Bố trí hệ thống biển chỉ dẫn khoa học, hợp lý.

- Tăng cƣờng, bổ sung các dịch vụ công cộng (có thể miễn phí): nƣớc uống, quạt mát, khăn lạnh…

Ngoài ra Hội thánh cũng nên thiết kế bãi giữ xe máy rộng hơn và có ngƣời trông coi hàng ngày để du khách đi bằng phƣơng tiện này có thể thảnh thơi tham quan mà không lo sợ mất xe.

3.3.2. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể

Khách quan mà nói, so với những kiến trúc tôn giáo khác, Đền thánh Tây Ninh chƣa phải là một công trình kiến trúc đồ sộ nguy nga vì hiện nay trên thế giới

Một phần của tài liệu Phát huy các giá trị văn hóa Cao Đài trong hoạt động du lịch (Qua nghiên cứu trường hợp Tòa Thánh Tây Ninh (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)