7. Cấu trúc của luận văn
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam
Trong bối cảnh nƣớc ta hiện nay, du lịch văn hóa đƣợc xem là hƣớng phát triển của ngành du lịch. Các điểm du lịch văn hóa ở nƣớc ta chủ yếu khai thác các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật biểu diễn truyền thống, khu vực tổ chức lễ hội, làng nghề và ẩm thực truyền thống. Ngoài ra, Việt Nam còn lôi cuốn du khách quốc tế bởi các bản làng tộc ngƣời thiểu số, các khu Di sản Văn hóa Thế giới và các hoạt động du lịch văn hóa mang tính chất vùng – miền (Con đƣờng Di sản miền Trung, các lễ hội…).
Dựa vào sự đầu tƣ từ các tổ chức quốc tế và Nhà nƣớc, công tác trùng tu tôn tạo di tích đƣợc thực hiện, cơ sở vật chất hạ tầng cho du lịch đƣợc xây dựng và nâng cấp. Các di sản văn hóa thế giới nhƣ Kinh thành Huế, Đô thị cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ… cùng các di tích cấp quốc gia nhƣ Lăng và Bảo tàng Hồ Chí Minh, Văn Miếu Quốc Tử Giám… là những địa chỉ đỏ trong các tour du lịch văn hóa của du khách trong và ngoài nƣớc.
Một số làng nghề truyền thống nhƣ gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ đƣợc phục hồi, chấn hƣng. Nƣớc ta có nhiều lễ hội thu hút khách du lịch nhƣ hội đền Hùng, hội chùa Hƣơng, hội Lim… Một số làng bản của đồng bào dân tộc thiểu số đã có hoạt động du lịch tạo tiếng vang nhƣ bản Đôn (Đắk Lắk), bản Pác Ngòi (Ba Bể), bản Lác (Mai Châu)…
Việt Nam cũng đã có các tour du lịch văn hóa chuyên đề, chủ yếu là đƣa du khách đến tham gia và tham quan lễ hội. Việt Nam vẫn còn ít các tour kết hợp nhiều hoạt động nhƣ vừa tham gia lễ hội, vừa tham quan, tìm hiểu lối sống, phong tục tập quán của dân cƣ thiểu số, cách thức tổ chức du lịch cộng đồng, nghiên cứu di tích lịch sử văn hóa… Các sản phẩm du lịch này chƣa lôi cuốn du khách và cũng giới hạn đối tƣợng tham gia. Tuy nhiên cũng có một vài tour du lịch văn hóa đã có
39
thƣơng hiệu nhƣ: “Hành trình khám phá con đƣờng di sản miền Trung”; “Con đƣờng xanh Tây Nguyên”, “Hành trình qua các miền kinh đô cổ Việt Nam”…
Để tạo nên sự hấp dẫn du lịch và kéo dài thời gian lƣu trú của du khách, các tour du lịch văn hóa đã đƣợc kết hợp với nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí, sinh thái... Muốn tạo đƣợc những tour du lịch văn hóa tổng hợp, chất lƣợng cao nhƣ vậy thật không đơn giản, đòi hỏi việc kết hợp khai thác các điểm du lịch thật chặt chẽ, các hoạt động dịch vụ du lịch phải thật hợp lý; đồng thời hƣớng dẫn viên cho các tour này phải có sức khỏe, tri thức và sự hiểu biết xã hội rộng rãi, ngoại ngữ tốt, nghiệp vụ dày dặn.
Trong thời gian qua, nhiều sự kiện du lịch, sự kiện văn hóa đƣợc tổ chức khắp nơi trong cả nƣớc giúp tăng lƣợng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, lƣợng khách du lịch nội địa di chuyển giữa các vùng miền. Ngoài ra, Việt Nam còn thu hút du khách bởi văn hóa xóm làng, vùng miền, phong tục tập quán, ẩm thực, các di tích lịch sử văn hóa, nghệ thuật biểu diễn truyền thống…
Du lịch văn hóa chính là xu thế mới của phát triển du lịch Việt Nam đã đƣợc xác định tại Hội nghị Bộ trƣởng Du lịch Đông Á – Thái Bình Dƣơng tại Huế tháng 06 năm 2010. Do đó, Việt Nam đang hƣớng tới xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa chất lƣợng cao, xây dựng nội dung chƣơng trình du lịch phù hợp với từng thị trƣờng khách trọng điểm, khôi phục các làng nghề thủ công truyền thống… Du khách nên đƣợc tham quan và tham gia vào một hoặc vài công đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm, tạo cảm xúc thật sự và niềm hứng khởi cho du khách. [2, tr.21- 23].