7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Tổng quan du lịch Tây Ninh
Về mặt địa lý tự nhiên, Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng. Với vị trí địa lý cách TPHCM không xa, trên tuyến biên giới giáp Campuchia 240 km có hai cửa khẩu quốc tế, nhiều cửa khẩu quốc gia và đƣờng tiểu ngạch thông thƣơng giữa hai nƣớc láng giềng: Campuchia và Thái Lan. Nhất là khi đƣờng xuyên Á hoàn thành và đƣa vào sử dụng thì Tây Ninh trở thành cầu nối giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á thông qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài. Do đó, Tây Ninh không chỉ có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế mà còn có những lợi thế địa lý đặc thù để phát triển du lịch.
Về tiềm năng phát triển du lịch, Tây Ninh với sự đa dạng, phong phú của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phân bố ở khắp trong tỉnh, đƣợc thiên nhiên ƣu đãi ban tặng cho ngọn núi Bà cao nhất Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó, Tây Ninh là thánh địa của Đạo Cao Đài với quần thể công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, cộng với lịch sử vẻ vang trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đã tạo cho Tây Ninh tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú, hấp dẫn và mang tính đặc thù mà nhiều địa phƣơng khác không thể có đƣợc.
Trên cơ sở phát huy lợi thế đó, tỉnh Tây Ninh đã và đang tập trung triển khai Chiến lƣợc Phát triển Du lịch, đặc biệt là đẩy mạnh các chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ du lịch; xây dựng môi trƣờng du lịch thân thiện, an toàn, nhằm đem lại sự thoải mái, an tâm; tạo ra những cơ hội mới cho du lịch phát triển nhƣ một điểm đến an toàn cho du khách trong những ngày đến Việt Nam, đến tỉnh Tây Ninh. Với những nỗ lực đó, du lịch Tây Ninh có bƣớc tăng trƣởng đáng kể, phấn đấu khẳng định là một trong những vị trí hàng đầu trong ngành Du lịch khu vực Đông Nam Bộ nói riêng và cả nƣớc. Chỉ tính trong giai đoạn từ 2005 - 2010, lƣợng khách du lịch đến Tây Ninh tăng mạnh từ hơn 2 triệu ngƣời đến gần 6 triệu ngƣời, trong đó, khách
45
xuất nhập cảnh qua biên giới từ gần 500 nghìn ngƣời lên hơn 2,6 triệu ngƣời; tổng doanh thu từ 117,646 triệu đồng tăng lên 314,861 triệu đồng.
Dựa vào những tài nguyên sẵn có, Tây Ninh có thể phát triển các loại hình du lịch:
a. Du lịch về nguồn lịch sử - cách mạng
Tây Ninh có quần thể di tích lịch sử cách mạng miền Nam nằm ở phía Bắc, với các khu di tích đƣợc Bộ VHTT xếp hạng đặc biệt nhƣ: Căn cứ Trung ƣơng Cục miền Nam, căn cứ Ban An ninh Miền, căn cứ Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, căn cứ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam... Ở khu di tích lịch sử văn hóa núi Bà Đen, ngoài hệ thống chùa chiền cổ kính và cảnh quan thơ mộng hấp dẫn khách hành hƣơng, còn là nơi ghi dấu bao chiến tích anh hùng của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến với động Kim Quang, động Huyền Môn, động Thiên Thai, động Cây Đa, động Ông Tà, động Ông Hổ...
b. Du lịch văn hóa
Núi Bà Đen Tây Ninh là địa chỉ quen thuộc đƣợc nhiều ngƣời lựa chọn để đến tham quan du lịch vào dịp lễ tết hoặc những ngày nghỉ cuối tuần. Rời khu du lịch núi Bà Đen, du khách đến tham quan Tòa thánh Cao Đài - một công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo - nằm trong khuôn viên nội ô thị xã Tây Ninh, rộng 100 ha, đƣợc xây dựng từ năm 1926. Ngoài ra, các lễ hội khác, tuy đƣợc tổ chức trong phạm vi địa phƣơng, cũng thu hút đƣợc nhiều du khách đến tham dự nhƣ lễ giỗ Quan Lớn Trà Vong, lễ hội của đồng bào các dân tộc Khmer, Chăm, Stiêng,...
c. Du lịch sinh thái
Trƣớc hết phải kể đến hồ Dầu Tiếng, một công trình thủy nông lớn nhất nƣớc, với diện tích 27.000 ha, trong đó có nhiều đảo và bán đảo tạo nên cảnh quan thơ mộng.
Tiếp đến là Vƣờn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát, rộng 18.806 ha trải dài trên 4 xã Tân Lập, Tân Bình, Hòa Hiệp và Thạnh Tây (huyện Tân Biên). Đây là nơi có hệ
46
sinh cảnh rừng ngập nƣớc ngọt duy nhất trong danh mục rừng đặc dụng ở Việt Nam, với nhiều loài động thực vật quý hiếm, thuận lợi cho việc phát triển loại hình cắm trại, dã ngoại, kết hợp thăm chiến trƣờng xƣa.
Ngoài ra, ở khu vực Ma Thiên Lãnh nằm trong quần thể di tích danh thắng núi Bà Đen, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, sông Vàm Cỏ Đông, rừng phòng hộ, rừng lịch sử ở Chàng Riệc, Dƣơng Minh Châu, Long Điền Sơn đều có thể khai thác phục vụ cho loại hình du lịch sinh thái.
Bên cạnh các loại hình du lịch kể trên, Tây Ninh còn có thể khai thác loại hình du lịch thể thao leo núi, mạo hiểm chinh phục đỉnh núi Bà Đen, khám phá các hang động và nghiên cứu khảo cổ các di tích đình chùa, đặc biệt là ở hai ngôi tháp cổ Bình Thạnh (Trảng Bàng) và Chót Mạt (Tân Biên), thăm các làng nghề truyền thống và thƣởng thức các món ăn đặc sản của Tây Ninh.