Tiểu kết chƣơng 3

Một phần của tài liệu Phát huy các giá trị văn hóa Cao Đài trong hoạt động du lịch (Qua nghiên cứu trường hợp Tòa Thánh Tây Ninh (Trang 108)

7. Cấu trúc của luận văn

3.5. Tiểu kết chƣơng 3

Từ việc phân tích các giá trị văn hóa Cao Đài một cách sâu sắc và thực trạng của việc phát huy các giá trị này, luận văn đã đƣa ra những giải pháp thiết thực về cơ sở vật chất, hạ tầng, nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch, hoạt động tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch…nhằm góp phần phát triển du lịch văn hóa tại Tòa thánh Tây Ninh cũng nhƣ giữ gìn những giá trị mang đậm nét truyền thống văn hóa Việt Nam này.

Để làm đƣợc điều đó, Hội đồng chƣởng quản Tòa thánh Tây Ninh không thể đơn phƣơng thực hiện mà cần phải có sự phối kết hợp của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp du lịch…nhằm thu hút du khách trong và ngoài nƣớc đến với Tòa thánh.

107

KẾT LUẬN

Đạo Cao Đài với tên gọi đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, ra đời tại miền Nam Việt Nam vào những năm 1920, là một tôn giáo bản địa với những yếu tố nội sinh đã hình thành nên những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Đạo Cao Đài ra đời với tôn chỉ: "Tam Giáo Qui Nguyên, Ngũ Chi Phục Nhất" đã tổng hợp nét văn hóa truyền thống và tín ngƣỡng Tam giáo. Chính nhờ sự dung hợp đó đã giúp cho đạo Cao Đài phát triển mạnh mẽ và hiện hữu đến ngày nay. Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, đạo Cao Đài đã có một số đóng góp nhất định vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam.

Văn hóa Cao Đài thể hiện qua các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Và đây cũng chính là những tài nguyên nhân văn có giá trị để phục vụ cho hoạt động du lịch tại Tòa thánh nói riêng và du lịch Tây Ninh nói chung.

Tòa thánh Tây Ninh hay Tòa thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ – nơi hội tụ và tan tỏa của văn hóa Cao Đài với cụm công trình kiến trúc, nghệ thuật tôn giáo độc đáo nằm trong thánh địa đạo Cao Đài tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Tòa thánh đƣợc xây dựng với sự dung hòa kiến trúc đông, tây, kim, cổ thể hiện rõ tôn chỉ, lập trƣờng và triết lý của Đại Đạo. Trong quần thể kiến trúc đó, Đền thánh và Điện thờ Phật Mẫu là hai công trình nổi bật nhất.

Bên cạnh những giá trị nhân văn vật thể đó, trong lễ hội Cao Đài còn thể hiện các giá trị văn hóa phi vật thể mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng. Ngoài Đền thánh nguy nga, đồ sộ với Đại lễ Vía Đức Chí Tôn thể hiện tín ngƣỡng thờ Trời trong dân gian, còn có Báo Ân Từ với Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung theo tín ngƣỡng thờ Mẫu cho thấy sự bình đẳng và tôn trọng vai trỏ phụ nữ trong đạo Cao Đài. Với các nghi thức tế lễ, dâng sớ, thài, kệ, đánh trống lôi âm và chuông bạch ngọc, múa rồng nhan, múa tứ linh, rƣớc đèn trung thu…, lễ hội Cao Đài đã gìn giữ đƣợc lễ thức cầu mƣa, tế giao, tế trời trong dân gian.

108

Nhạc lễ Cao Đài với nhạc lý và nhạc cụ bắt nguồn từ nhạc lễ Nam Bộ. Thơ ca Cao Đài với các bài kinh xƣng tụng mang âm hƣởng các làn điệu dân ca Việt Nam. Từ đó cho thấy Nhạc lễ và Thơ ca Cao Đài mang đậm nét truyền thống dân tộc.

Nghi thức “chèo thuyền đƣa linh” cũng thể hiện rõ các đặc trƣng văn hóa miền sông nƣớc Nam bộ với chiếc thuyền Bát Nhã và các câu hò.

Đến với Tòa thánh Tây Ninh, đến với đạo Cao Đài, du khách không chỉ đơn giản tìm hiểu, tìm kiếm các giá trị văn hóa truyền thống mà họ còn tìm lại chính mình, tìm lại sự bình yên trong tâm hồn nhờ vào những lời kinh, tiếng kệ và những bƣớc đi nhịp nhàng uyển chuyển khi lễ sĩ dâng lễ lên các đấng Thiêng liêng. Du khách nhƣ tháo gỡ đƣợc những cảm xúc khổ đau, những lo âu trần tục, và đắm mình vào trong âm thanh du dƣơng của nhạc thánh đƣờng, từ đó vun bồi tâm trí và tinh thần minh triết. Đây là hình thức du lịch tôn giáo rất cần thiết cho tinh thần con ngƣời trong xã hội hiện đại với cuộc sống gấp gáp, cạnh tranh và đầy lo toan.

Tóm lại, văn hóa Cao Đài thể hiện nét văn hóa truyền thống Việt Nam. Đó là những tài nguyên nhân văn hết sức quý giá và đặc sắc của du lịch Tòa thánh Tây Ninh và du lịch Tây Ninh. Đó là cơ sở để du lịch Tòa thánh Tây Ninh phát triển. Từ đó, hoạt động du lịch cũng góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đó nếu sử dụng chúng một cách bền vững. Đồng thời theo tình hình hoạt động du lịch tại Tòa thánh cho thấy rằng mặc dù có nhiều tài nguyên có giá trị về du lịch nhƣng Tòa thánh chƣa khai thác và phát huy đƣợc giá trị của các tài nguyên này một cách hiệu quả. Các nhóm giải pháp về đầu tƣ cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch; đào tạo nguồn nhân lực du lịch; xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù ; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch ; tổ chức liên kết, phối hợp hoạt động giữa Tòa thánh với các tổ chức, doanh nghiệp ; đồng thời xây dựng một số chƣơng trình du lịch thử nghiệm gắn với Tòa thánh Tây Ninh với các tuyến điểm trọng điểm khác sẽ giúp bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của Đạo Cao Đài và phát huy các giá trị văn hóa Cao Đài trong hoạt động du lịch.

109

TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách và tạp chí

1. Trần Thúy Anh (Chủ biên) (2010), Ứng xử văn hóa trong Du lịch, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

2. Trần Thúy Anh (Chủ biên) (2011), Giáo trình Du lịch Văn hóa – Những vấn đề

lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội.

3. Huỳnh Công Bá (2012), Cội nguồn và bản sắc Văn hóa Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế.

4. Quốc hội nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2008), Luật Du lịch

năm 2005 và Văn bản hướng dẫn thi hành (Tái bản có bổ sung), Nxb Chính Trị

Quốc Gia, Hà Nội.

5. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật Di sản văn

hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb Chính Trị Quốc Gia – Sự

Thật, Hà Nội.

6. Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo (2005), Lịch sử Đạo Cao Đài – Khai đạo

từ Khởi Nguyên đến Khai Minh, Nxb Tôn Giáo.

7. Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo (2008), Lịch sử Đạo Cao Đài – Truyền

đạo từ Khai Minh đến chia Chi Phái, Nxb Tôn Giáo.

8. Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo(1994), Tìm hiểu tôn giáo Cao Đài.

9. Trƣơng Hải Cƣờng (2012), Một số vấn đề về Tín ngưỡng, Tôn giáo ở Việt Nam

hiện nay, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

10.Lê Anh Dũng(1995), Tìm hiểu Kinh cúng tứ thời, NXB Thuận Hóa, Huế.

11.Lê Anh Dũng(1996), Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn (1920 – 1926), NXB Thuận Hóa, Huế

12.Lê Anh Dũng(1999), “GS.TS Trần Văn Khê nói về tính dân tộc trong nhạc lễ

Cao Đài”, Tc Xƣa và Nay, (số 66B), tr. 24.

13.Lê Anh Dũng(dịch)(2000), “Bối cảnh xã hội Nam kỳ trước khi đạo Cao Đài ra đời”, Tc Xƣa và Nay, (số 81B), tr.21.

14.Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (đồng chủ biên) (2008), Giáo trình Kinh

110

15.Hà Nam Khánh Giao (2011), Giáo trình Marketing Du lịch, Nxb Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.

16.Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

17.Liên Hoa Cửu Cung (2008), Nghi lễ Tƣ pháp, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội. 18.Huệ Nhẫn(2005), Lịch sử đạo Cao Đài, Quyển 1 , NXB Tôn giáo.

19.Dƣơng Văn Sáu, “Đào tạo nhân lực du lịch ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận

và thực tiễn”, Tạp chí nghiên cứu văn hóa – Đại học Văn hóa Hà Nội.

20. Dƣơng Văn Sáu, Bài viết “Văn hóa du lịch – Sản phẩm của Văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay”.

21.Đồng Tân (1967), Lịch sử Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ - Phần Vô vi, Nxb Cao Hiên.

22.Đồng Tân (1967), Lịch sử Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ - Phần Phổ độ, Nxb Cao Hiên.

23.Hồ Bá Thâm (2012), Văn hóa với phát triển bền vững, Nxb Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội.

24.Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn Khoa học Du lịch, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

25.Trần Ngọc Thêm(1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP. Hồ Chí Minh.

26.Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục.

27.Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên) (2010), Địa lý Du lịch Việt Nam, Nxb Giáo Dục Việt Nam.

28.Trần Quốc Vƣợng (Chủ biên) (2010), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội.

29.Bùi Thị Hải Yến (2010), Tuyến điểm Du lịch Việt Nam, Nxb Giáo Dục Việt Nam.

Website

30.http://www.tayninh.gov.vn 31.http://www.tayninhtour.com

111 32.http://www-personal.usyd.edu.au/~cdao/cdinans.htm cập nhật ngày 10/05/2013 33.http://www.personal.usyd.edu.au/~cdao/photos/kttttn/kttttn.htm cập nhật ngày 10/05/2013 34.http://www.personal.usyd.edu.au/~cdao/frames1/main1.htm cập nhật ngày 10/05/2013 35.http://www.personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv/batphotos.htm cập nhật ngày 10/05/2013 36.http://www.personal.usyd.edu.au/~cdao/hiench.htm cập nhật ngày 10/05/2013 37.http://www.personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv/pct-01.htm cập nhật ngày 10/05/2013 38.http://www.personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv/qhtl-01.htm cập nhật ngày 10/05/2013 39.http://www.personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv/tnht2.htm cập nhật ngày 10/05/2013 40.http://www.personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv/daosu/dshh.htm cập nhật ngày 10/05/2013 41. http://www.personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv/ddtn.htm cập nhật ngày 10/05/2013 42.http://www.personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv/bathydt.htm cập nhật ngày 10/05/2013 43.http://www.youtube.com/watch?v=Dh3Vm3yi-C4 cập nhật ngày 01/06/2013 44.http://tourdulichtayninh.dulichvietnam.com.vn/du-lich-tay-ninh/toa-thanh-cao- dai-tay-ninh/ cập nhật ngày 01/08/2013 45.http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/thuong-ngoan-kien-truc-toa-thanh- tay-ninh-2864092.html cập nhật ngày 20/08/2013 46.http://caodai.com.vn/vn/news-detail/chuong-trinh-le-tet-nguyen-dan-le-via-duc- chi-ton-le-thuong-nguon-nam-quy-ty-2013.html cập nhật ngày 10/09/2013

112

PHỤ LỤC

1. Mục đích – Tôn chỉ - Lập trƣờng của Đạo Cao Đài

Đạo Cao Đài ngay từ khi thành lập đã xác định mục đích của Đạo là "Thế đạo đại đồng, Thiên đạo giải thoát". Tôn giáo Cao Đài chủ trƣơng xây dựng cuộc sống an lạc, tiến bộ trong xã hội, nhân loại bình đẳng, hạnh phúc không phân biệt giai cấp, đoàn thể, tôn giáo hay quốc gia dân tộc và xa hơn là để giúp nhơn sanh giải thoát tâm linh, không bị luân hồi sanh tử.

Tôn chỉ của Đạo Cao Đài là “Tam Giáo Quy Nguyên, Ngũ Chi Phục Nhất”.

Tam Giáo là: Nho giáo (Thánh), Đạo giáo (Tiên), Phật giáo (Phật). Đạo Cao Đài có tên gọi đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có nghĩa là mối đạo lớn đƣợc mở ra lần thứ ba, đúng vào thời Hạ ngƣơn mạt kiếp, để cứu rỗi chúng sanh. Theo Giáo lý Cao Đài giải thích rằng: từ khi có loài ngƣời, Thƣợng Đế đã hai lần phổ độ chúng sanh. Thời đó, do năm châu còn sống lẻ loi nên Ngài lập nên các tôn giáo khác nhau ở những vùng khác nhau cho phù hợp với phong tục, tập quán của từng vùng. Đây là hai thời kỳ “Đại Đạo phát xuất ra Tam giáo đạo”. Nay điều kiện giao lƣu các nƣớc dễ dàng, Đức Ngọc Hoàng Thƣợng Đế quyết định xuống trần lập đạo Cao Đài để phổ độ lần ba với mục đích chấn hƣng Tam giáo, rút tỉa những tinh hoa kim cổ Âu Á trong đó giáo lý Tam giáo làm nền tảng cho giáo lý Cao Đài. Tam giáo quy nguyên là thời kỳ “Tam giáo đạo trở về Đại Đạo”. “Sự tổng hợp này không có ý nghĩa phủ nhận Tam giáo để lập nên Cao Đài giáo mà là thống nhất lại chơn truyền thành một cơ cấu nhất quán, trong đó mỗi thành phần có một giá trị trọng yếu của nền Đại Đạo”. [CQPTGLĐĐ 1994, tr.97]

Ngũ chi là: Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo. Mỗi tín hữu Cao Đài phải tùng theo năm cấp bậc tu tiến này để trở về hiệp nhất cùng khối Đại Linh Quang tức là Thƣợng Đế. Phần Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo để tạo lập cảnh thiên hạ đại đồng, thế gian thánh đức. Qua Tiên đạo, Phật đạo để các nguyên căn “hiệp nhất hƣ vô” đắc thành chánh quả mới là cứu cánh sau cùng của Đại Đạo.

113

Với mục đích, tôn chỉ nhƣ vậy nên lập trƣờng của Đạo Cao Đài là: “Thuần chơn vô ngã”. Tín hữu Cao Đài luôn tôn trọng mọi xu hƣớng tín ngƣỡng, không phân biệt màu da, sắc tộc, cùng nhìn Thƣợng đế là Đấng cha chung. Vì vậy, tại Hội thánh truyền giáo Cao Đài có lƣu truyền một câu đối:

“Đạo hẳn không riêng Gia, Lão, Thích, Nho đồng đạo cả. Trời đâu có phụ Öc, Phi, Âu, Mỹ vẫn trời chung.”

2. Tổ chức Hội thánh Cao Đài

Đạo Cao Đài Tây Ninh có tổ chức Giáo hội chặt chẽ quy củ. Giáo hội gồm có tam đài: Bát Quái Đài (Quyền Lập Pháp), Hiệp Thiên Đài (Quyền Tƣ Pháp) và Cửu Trùng Đài (Quyền Hành Pháp).

Mỗi đài có một nhiệm vụ riêng, cả ba đài liên kết mật thiết với nhau nhƣ ba báu vật Tinh, Khí, Thần trong châu thân con ngƣời mà không thể bớt đi một trong ba báu vật ấy. Ngoài ra, còn có các cơ quan khác nhƣ: Hội thánh phƣớc thiện, Bộ pháp chánh, Ban Thế đạo, Tòa Nội chánh hay Cửu viện, Cơ quan Phổ tế.

Với cơ cấu tổ chức Tam Đài, có thể nói, đạo Cao đài có hệ thống phẩm vị chức sắc đa dạng, đƣợc tổ chức tƣơng đối chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng trong bộ máy hành chính đạo. Mỗi chức sắc đƣợc quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm rõ ràng. Hoạt động của chức sắc có sự giám sát lẫn nhau giữa chức sắc Cửu Trùng đài và chức sắc Hiệp Thiên đài, đảm bảo dân chủ trong điều hành và hoạt động.

3. Đạo phục

Đạo Cao đài có ba hệ thống chức sắc, mỗi cấp bậc chức sắc có đạo phục riêng: trang phục chức sắc phái Thái màu vàng; trang phục chức sắc phái Thƣợng màu xanh, trang phục chức sắc phái Ngọc có màu đỏ.

Tuy nhiên, với lƣợng chức sắc có hạn định và quá ít so với tín đồ nên đạo phục dành cho chức sắc không phải là nét đặc trƣng khi nhận biết đạo phục Cao đài. Nét đặc trƣng của đạo phục Cao đài là áo dài trắng, quần trắng (nam đội khăn xếp

114

đen, nếu ngƣời phế đời hành đạo thì đội khăn xếp trắng). Cũng nhƣ đạo Hòa Hảo, Tứ Ân, đạo Cao Đài duy trì cách ăn mặc cổ truyền là để tỏ lòng hiếu thảo, hoài cổ về tổ tiên.

4 Hệ thống giáo lý Cao Đài

Hệ thống giáo lý Cao Đài là sự tổng hợp, dung hòa tinh hoa của ba nền tôn giáo lớn và những tinh hoa Đông Tây để hợp thành một hệ thống giáo lý vốn mang tính tổng hợp và mang tính thời đại, nhƣng vẫn không đi ngƣợc lại truyền thống tín ngƣỡng Tam giáo. Giáo lý Cao Đài hƣớng dẫn tín đồ tu hành từ thấp lên cao qua hai phần Nhơn đạo (hay Thế đạo) và Thiên đạo. Về Nhơn đạo, đạo Cao Đài lấy giáo lý Nho giáo nhƣ: Tam cang, ngũ thƣờng, tam tùng, tứ đức, hiếu, trung, liêm, sỉ,…để giáo dục tín đồ trở thành ngƣời có ích cho gia đình, xã hội. Về phần Thiên đạo, khi tín đồ đã hoàn thành bổn phận với gia đình, xã hội, thì có thể bƣớc sang tu hành Thiên đạo. Đạo Cao Đài mƣợn phép thiền định, luyện tam bửu để hƣớng dẫn tín đồ đi đến sự giải thoát. Phƣơng pháp thực hành Nhơn đạo và Thiên đạo trong đạo Cao Đài đƣợc cô đọng trong phép tu “Tam Công”:

- Công quả: Công quả là giúp đỡ ngƣời, qua hành động làm từ thiện bằng

Một phần của tài liệu Phát huy các giá trị văn hóa Cao Đài trong hoạt động du lịch (Qua nghiên cứu trường hợp Tòa Thánh Tây Ninh (Trang 108)