Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa trên thế giới

Một phần của tài liệu Phát huy các giá trị văn hóa Cao Đài trong hoạt động du lịch (Qua nghiên cứu trường hợp Tòa Thánh Tây Ninh (Trang 36)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa trên thế giới

Himalaya hiện đang thu hút rất nhiều du khách bởi sự hấp dẫn của đạo Phật đối với phƣơng Tây. Du khách đến đây đƣợc thăm các khu di tích tôn giáo, tìm hiểu lối sống cộng đồng cƣ dân Himalaya và tham dự lễ hội. Chính quyền Himalaya bố trí ở mỗi khu vực phục vụ du lịch tổ chức hành chính thích đáng và hợp lý, đã tính đến sức chứa du khách khi tiến hành lễ hội và các nghi lễ tôn giáo. Nhằm phát triển du lịch lƣu trú dài ngày ở đây, nhiều sân bay địa phƣơng đƣợc mở và cải thiện dịch vụ hàng không nội địa. Đƣờng sá đƣợc nâng cấp giúp cho du khách đi tới thƣ viện và các khu di tích tôn giáo vùng hẻo lánh trở nên thuận tiện, gần gũi hơn. Với sự tiếp sức của quảng cáo thƣơng mại, phim tài liệu truyền hình và một số phƣơng tiện truyền thông, nguyện vọng đƣợc tham gia lễ hội hóa trang và tham quan tu viện ngày càng tăng.

Sự phồn vinh của du lịch góp phần hồi sinh tôn giáo. Tu viện Tyangboche ở khu vực Solu của ngƣời Sherpa (Nepal) có 40 tu sĩ thụ đạo đã trở thành một điểm đến du lịch quan trọng. Tu viện đã phục hồi trở lại lễ hội có mang

35

mặt nạ, mang lại khoảng thu nhập đáng kể để phát triển các hoạt động tôn giáo và văn hóa. Một tòa nhà đƣợc sƣởi ấm bằng năng lƣợng mặt trời và bãi đậu cho máy bay lên thẳng đã đƣợc xây dựng để đón tiếp du khách.

Thổ dân tại Canada và Australia có ý thức cao trong việc giữ gìn văn hóa dân gian của họ qua du lịch văn hóa. Các nhà kinh doanh bản xứ chịu trách nhiệm đứng ra giới thiệu văn hóa thổ dân, họ hƣớng dẫn du khách xẻ băng để ghép thành lều Igloo, nấu món wichetty arub (ấu trùng của một loại bƣớm sâu đục gỗ) - món đặc sản của thổ dân ở đây, hay nghe hƣớng dẫn viên du lịch ngƣời da đỏ giải thích những mẫu chạm trổ của totem trên cột gỗ phản ánh tƣ duy trong văn hóa của ngƣời bản địa. Ý thức đƣợc những lợi ích cả về vật chất lẫn tinh thần mà du lịch văn hóa đem lại, chính phủ Canada, Australia và dân bản xứ đã thành lập nhiều cơ quan chính thức để xúc tiến và kiểm soát du lịch văn hóa nhằm phát huy mạnh mẽ lợi ích cho thổ dân. Chính phủ giúp đỡ thổ dân từ việc có chứng chỉ hợp pháp về sở hữu đất đai để đƣợc vay tiền ngân hàng lập doanh nghiệp, trợ cấp vốn và đào tạo họ về năng lực tổ chức và quản lý doanh nghiệp du lịch, nâng cao ý thức bảo tồn di sản văn hóa cho họ. Du lịch văn hóa không chỉ đơn thuần là kinh doanh mà còn giáo dục ngƣời ta ý thức về văn hóa thổ dân và bảo tồn nó qua thực tế sinh động.

Các nhà làm du lịch tại Venise (Italia) không hoan nghênh những “du khách một ngày”. Vì vậy, họ tìm mọi cách để níu chân khách du lịch ở lại vài ngày bằng việc xây dựng một cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin chỉ dẫn tỷ mỷ các khu di tích và các hoạt động văn hóa trong thành phố và giúp khách đặt chổ trƣớc. Họ cho phát hành một tấm “thẻ Venise” đa dịch vụ nhằm đem lại cho du khách ở lại lâu những lợi ích mà ngƣời khác không đƣợc hƣởng nhƣ: quyền đƣợc cắt ngang dòng ngƣời đang xếp hàng chờ đợi, giảm giá vé thăm bảo tàng, vé tàu xe đi lại, ăn uống tại nhà hàng, mua hàng tại các siêu thị lớn và có đƣợc những thông tin về các sự kiện đặc biệt. Quan điểm của chính quyền ở đây là: Venise tồn tại không chỉ vì lý do du lịch thuần túy mà hơn hết phải gìn giữ một nền văn hóa sống động và riêng có của vùng đất này.

36

Tại làng cổ Aitben Haddou (Maroc), các nhà chức trách biết rõ lối trùng tu cổ điển sẽ tỏ ra ít hiệu quả nên vận động dân làng sống định cƣ tại đây bảo dƣỡng mỗi ngày, giải quyết dứt điểm đƣờng vào làng không bị ngập úng vào mùa mƣa lũ, cung cấp các thiết bị năng lƣợng mặt trời, xây dựng trƣờng học,… nhằm giúp ngƣời dân nơi đây yên tâm về cuộc sống, chuyên chú vào bảo tồn nhà – làng. Họ làm sạch và tiến hành bảo tồn khu di tích, lập sơ đồ kiến trúc các ngôi nhà trong làng, lập đồ án tổng quát lát gạch những con đƣờng nhỏ, gia cố bờ sông, xây cầu nhỏ thuận tiện cho việc ra vào làng ngay cả khi lũ lụt, khôi phục và làm mới một số đƣờng hành lang có mái che, mặt tiền một số nhà, đền thờ Hồi giáo và những tòa nhà đƣợc trang hoàng lộng lẫy.

Một số nƣớc thuộc miền Trung châu Âu đã trùng tu và xây dựng nhiều lâu đài từ sông Danube đến biển Baltic thành những khách sạn sang trọng để phục vụ du lịch văn hóa. Chi phí trùng tu đƣợc Nhà nƣớc cho vay với lãi suất thấp và công việc này đƣợc Nhà nƣớc bảo trợ và khuyến khích. Một số tổ chức tƣ nhân cũng tài trợ việc sắp xếp lại các lâu đài, thuê họa sĩ Anh, Pháp và kiến trúc sƣ địa phƣơng cùng tham gia tân trang nội thất, tuyển mộ những nhà quản lý, phụ trách, nhân viên có năng lực đem lại hoạt động hiệu quả cho khách sạn, phục vụ du lịch văn hóa một phong cách độc đáo và mang màu sắc địa phƣơng rõ nét. Nhà nƣớc hiểu rõ việc phục hồi các di sản văn hóa phục vụ hữu ích cho quảng bá văn hóa quốc gia, phát triển du lịch văn hóa góp phần nêu cao tính đa dạng của văn hóa châu Âu và là một phƣơng thức hữu ích tăng cƣờng kinh tế, đồng thời tránh cho di sản rơi vào tình trạng hoang tàn và đổ nát. Các di sản lâu đài đƣợc tu bổ mặt tiền, mái, tranh tƣờng, trần,… định kỳ đã trở thành niềm hãnh diện về một quá khứ văn hóa kiến trúc tuyệt vời của châu Âu.

Ở khu tự trị Galicia (Tây Ban Nha), nhiều đại hội liên hoan ca múa nhạc, triển lãm, trình diễn ánh sáng và âm thanh tại đây đã biến một trung tâm hành hƣơng lớn thành một địa điểm du lịch văn hóa cực kỳ thu hút, từ các khoản đầu tƣ của nhà nƣớc và tƣ nhân, theo nguyên tắc “đôi bên đều có lợi”. Thành phố này có

37

cơ hội lý tƣởng để thực hiện các chƣơng trình du lịch văn hóa hiệu quả, cốt lõi là du lịch tâm linh.

Bali (Inđônêxia) thành công về du lịch văn hóa có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do đã cho ra đời cẩm nang du lịch văn hóa chuyên nghiệp (một số quyển đạt mức độ xuất sắc), giúp du khách tiết kiệm tiền bạc, tránh đƣợc sự lúng túng, tai nạn và rủi ro, làm cho chuyến đi của họ an toàn và phong phú. Họ quan niệm rằng một cuốn sách hƣớng dẫn du lịch phải chứa đựng nhiều điều hơn một cuốn sổ tay chỉ dẫn các điều thực tế cần làm. Vì vậy họ đầu tƣ kinh phí và năng lực trí tuệ vào soạn thảo các quyển sách này. Sách hƣớng dẫn du lịch dạy du khách biết cách gắn bó du lịch và văn hóa lại với nhau một cách hài hòa tại Bali.

Tại Lào, Bộ Văn hóa Lào kết hợp với các nghệ nhân dân gian phục hƣng văn hóa truyền thống và di sản kiến trúc dƣới sự hƣớng dẫn của chính phủ. Tại các ngôi chùa đẹp ở Luang Prabang, cố đô Lào, một số nghệ sĩ múa rối lão thành dạy cho nhóm học trò trẻ tuổi học diễn và cho phép du khách tham dự. Các hoạt động tôn giáo ở chùa, phụ nữ dệt cửi ở chân nhà sàn, thợ kim hoàn mài đồ trang sức, các cụ bà sắp xếp lễ vật dâng lên chùa… là những cảnh tƣợng của đời sống thƣờng nhật đã cuốn hút du khách nƣớc ngoài. Du khách đến đây rất đông vào dịp lễ hội tôn giáo hay sắc tộc, đặc biệt là lễ hội đầu năm mới vào giữa tháng 4. Luang Prabang đƣợc công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1995 với hơn 600 tòa nhà đƣợc xếp hạng. Nhà cửa đƣợc phục chế trên tinh thần tôn trọng kiểu dáng truyền thống. Một điểm du lịch văn hóa hấp dẫn của cố đô Lào là tòa nhà Lung Khamlek – di sản hiếm thấy cho du khách tham quan nền kiến trúc quý tộc thời tiền thuộc địa của Luang Prabang. Tổ chức “Ngôi nhà di sản” là tổ chức đóng vai trò chủ chốt trong việc khôi phục thành công di sản kiến trúc của cố đô Lào. Chính phủ nơi đây luôn dựa vào dân chúng, tôn trọng ý kiến của họ và quan tâm tới lợi ích của dân khi bảo tồn di sản. Các hoạt động du lịch văn hóa đƣợc đánh thuế vừa phải nhằm tạo nguồn vốn trợ cấp cho việc sử dụng những vật liệu xây dựng cổ truyền bởi chi phí cho vật liệu này khá đắt tiền. Lãnh đạo và dân chúng nơi đây quán triệt di sản văn hóa vốn

38

rất mỏng manh và phải có ý thức cao độ về giá trị của chúng khi khai thác, phục vụ du lịch. [2, tr.21-33].

Một phần của tài liệu Phát huy các giá trị văn hóa Cao Đài trong hoạt động du lịch (Qua nghiên cứu trường hợp Tòa Thánh Tây Ninh (Trang 36)