Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Định (Trang 46)

7 Lao động quản lý tại các doanh nghiệp (cấp trưởng, phó phòng trở lên)

2.2.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, tham mưu và giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hóa; thể dục; thể thao và du lịch; gia đình; quảng cáo (trừ quảng cáo trên các phương tiện báo chí, mạng thông tin máy tính và xuẩt bản phẩm)

Sở hiện có 59 cán bộ công chức. Cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch gồm:

1. Lãnh đạo Sở: 1 Giám đốc, 4 Phó Giám đốc 2. Văn phòng

3. Thanh tra

4. Các phòng nghiệp vụ

Trực thuộc Sở còn có 12 đơn vị sự nghiệp trực thuộc trong đó có Trung tâm Xúc tiến Thông tin Du lịch Bình Định.

Cho đến năm 2009, toàn tỉnh có 98 khách sạn trong đó có 6 khách sạn Nhà nước và 92 khách sạn tư nhân. Trong thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về du lịch được chú trọng, hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch được nâng lên, nhất là một số mặt quan trọng: Công tác quy hoạch, kế họach; tổ chức và bộ máy; thanh kiểm tra chuyên ngành; công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Sự phối hợp giữa các ngành, các địa phương trong phát triển du lịch được tăng cường. Công tác cải cách thủ tục hành chính được tiếp tục đẩy mạnh, việc hướng dẫn, đăng ký đầu tư, cấp phép kinh doanh thực hiện theo cơ chế “ một cửa”, thông thoáng, nhanh gọn và có hiệu quả các thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tư từ khâu hình thành đến triển khai dự án đầu tư. Đơn giản hóa các thủ tục ra, vào, đi lại, cư trú, tham quan của khách du lịch quốc tế.

Trước hết về công tác quy hoạch, định hướng phát triển du lịch được chú trọng. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và Điều chỉnh Quy hoạch phát triển du lịch Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, đã hoàn thành quy hoạch chi tiết 1/2000 các khu du lịch, các khu vực trọng điểm về du lịch như : Quy hoạch khu du lịch Nhơn Lý - Cát Tiến, Quy hoạch khu du lịch suối nước nóng Hội Vân, Quy hoạch khu du lịch văn hóa, thể thao Phú Hòa - Đèo Son; Quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực cụm di tích tháp Bánh Ít…. Đã hoàn thành dự thảo Đề án phát triển du lịch Bình Định thành trọng điểm du lịch quốc gia.

Phối hợp tốt với Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành triển khai các nội dung theo Chương trình hành động quốc gia về du lịch

và tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh du lịch. Công tác phổ biến hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định, chính sách, pháp luật nhà nước về quản lý du lịch được tăng cường. Đã triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định quản lý hoạt động kinh doanh du lịch như: tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Du lịch, Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, Nghị định 149/2007/NĐ-CP ngày 09/10/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Thời gian qua, các sở quản lý du lịch đã phối hợp với nhau và thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn, đặc biệt là chất lượng dịch vụ, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch trên địa bàn; có biện pháp xử phạt nghiêm các hoạt động lừa đảo, không thực hiện đúng dịch vụ cam kết với khách du lịch; giải quyết kịp thời các khiếu nại của khách. Thông qua việc tiến hành kiểm tra định kỳ hàng năm đã góp phần tác động tích cực đến các cá nhân, tổ chức, đơn vị kinh doanh lữ hành, lưu trú, yêu cầu các doanh nghiệp lữ hành quốc tế thực hiện đúng các cam kết với khách đi tour, thường xuyên kiểm tra chất lượng hướng dẫn viên, chất lượng dịch vụ tại các điểm gửi khách, nhằm mục đích chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh lữ hành và lưu trú, nâng cao ý thức chấp hành của các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh, đảm bảo các điều kiện hoạt động theo đúng quy định. Nhờ đó đã tạo ra sự chuyển biến rõ rệt, hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh có bước tiến bộ và thu được nhiều kết quả khả quan.

Công tác thẩm định các cơ sở lưu trú du lịch được duy trì thường xuyên. Tính đến tháng 10/2009 đã tiến hành thẩm định và thẩm định lại 6 cơ sở, trong đó có 2 cơ sở đạt tiêu chuẩn 2 sao và 4 cơ sở đạt tiêu chuẩn 1 sao; góp phần nâng cao số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 98 khách sạn (trong đó đã xếp hạng có: 4 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 2 khách sạn 3 sao, 5 khách sạn 2 sao, 32 khách sạn 1 sao), nâng tổng số phòng lên 2.241, tăng 23% so với số phòng năm 2008, trong đó có 1.507 phòng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên được quan tâm đầu tư. Trong thời gian qua đã cử cán bộ công chức của Sở và doanh nghiệp du lịch tham gia nhiều lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ như: các lớp tập huấn do Ban quản lý dự án EU tổ chức (bồi dưỡng kiến thức Marketing du lịch, Quản lý và phát triển nguồn nhân lực, Quy hoạch du lịch…); chương trình quản lý hướng dẫn viên trên mạng Internet do Tổng cục Du lịch tổ chức.Phối hợp với Ban quản lý chương trình quản lý đất đai và môi trường (SEMLA) tổ chức lớp tập huấn nâng cao nhận thức về môi trường và du lịch.

Tuy nhiên bên cạnh những nỗ lực đã đạt được những kết quả như trên thì bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn đối với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Công tác quản lý về du lịch nhiều nơi còn bị buông lỏng, thiếu sự quản lý thống nhất, đồng bộ và còn có sự chồng chéo giữa quản lý ngành và quản lý theo lãnh thổ; giữa các ngành, các cấp trong quản lý các cảnh quan, di tích, bãi biển, quản lý vận chuyển khách du lịch. Việc cải tiến các thủ tục hành chính còn chậm, nhiều cửa, nhiều cấp, gây phiền hà cho nhân dân và cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhất là trong việc thành lập các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cấp giấy phép kinh doanh khách sạn, lữ hành và vận chuyển khách du lịch, đội ngũ cán bộ quản lý về du lịch thiếu, đội ngũ quản lý được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch không nhiều, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch hiện nay, một số quy định và luật đưa ra của các Sở ban ngành còn chậm nên gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Định (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)