Những khó khăn trong hoạt độngdu lịch văn hóa của tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Định (Trang 86)

7 Lao động quản lý tại các doanh nghiệp (cấp trưởng, phó phòng trở lên)

2.6.2.Những khó khăn trong hoạt độngdu lịch văn hóa của tỉnh Bình Định

Bình Định là một tỉnh nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, chịu sự cạnh tranh rất gay gắt của một số địa phuơng có lợi thế vượt trội trong khu vực. Phía Nam có Nha trang – Khánh Hoà, Phan Thiết – Bình Thuận; phía Bắc có Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam…là những địa bàn du lịch đã phát triển sớm có những tài nguyên du lịch đặc trưng, nổi tiếng thế giới và trong nước, có điều kiện giao thông thuận lợi hơn so với Bình Định. Với Bình Định cũng là một tỉnh nằm ở xa các trung tâm kinh tế văn hoá và du lịch lớn của cả nước (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh), điều kiện vận chuyển bằng đường hàng không (là phương tiện di chuyển chủ yếu của khách du lịch quốc tế, phù hợp với địa bàn du lịch ở xa) đã được tỉnh quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách cộng với giá vé hàng không và giá khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ khác cao làm tăng các giá tour nội địa và ngoại địa nên đây là yếu tố quan trọng gây khó khăn cho du lịch nói chung và du lịch văn hóa Bình Định nói riêng. Trong những năm gần đây, một số sự kiện chính trị, xã hội, các dịch bệnh xảy ra trên thế giới như dịch cúm gia cầm, H5N1... và tình hình lạm phát kinh tế toàn cầu làm ảnh hưởng khách đi du lịch trong tỉnh và thử thách trước rất nhiều tác động bất lợi, triển vọng tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu, khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước sẽ chững lại. Thị trường xuất khẩu thu hẹp, thị trường trong nước được dự báo sẽ phát triển chậm do sức mua của người tiêu dùng có hạn.

Song song với những khó khăn do yếu tố khách quan gây ra thì yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển du lịch văn hóa Bình Định là vốn đầu tư thiếu nên nhiều dự án về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch văn hóa còn dang dở chưa đưa vào phục vụ, hoặc có đầu tư nhưng không tương xứng với tiềm năng. Trong đó làng nghề nông thôn ở tỉnh có nhiều tiềm năng, nhưng quá trình phát triển vẫn còn nhiều khó khăn tồn tại:

- Tổ chức sản xuất còn phân tán: Việc tổ chức sản xuất phụ thuộc vào trình độ tay nghề của từng người trong gia đình, quy mô nhỏ, khép kín. Tính tư hữu, bảo thủ nghề của từng gia đình, dòng họ được ưa chuộng hơn là việc tổ chức, phân công hợp tác sản xuất. Sự thiếu liên kết về tổ chức, kinh tế (vốn đầu tư), công nghệ kỹ thuật đã hạn chế khả năng phát triển.

- Trình độ quản lý, tay nghề lao động kém: Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật và năng lực quản lý của các chủ hộ, cơ sở ngành nghề nông thôn còn hạn chế, phần lớn chưa được trang bị những kiến thức cần thiết về quản trị kinh doanh cũng như chưa hiểu biết kỹ pháp luật và chính sách liên quan tới các hoạt động kinh tế. Lao động trong các cơ sở ngành nghề nông thôn nhìn chung có trình độ văn hóa, tay nghề và trình độ thẩm mỹ không cao. Phần lớn lao động được học nghề qua lối truyền nghề và kèm cặp trong sản xuất; rất ít được học qua các trường dạy nghề chính quy.

- Khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế: Cơ sở ngành nghề nông thôn ít có cơ hội tham gia xuất khẩu trực tiếp, thường phải qua nhiều khâu trung gian nên không nắm bắt đầy đủ yêu cầu của khách hàng về mẫu mã, chất lượng, giá cả. Mặt khác, chưa có một hệ thống hỗ trợ của Nhà nước để tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước (cung cấp các thông tin về nhu cầu, chủng loại, mẫu mã, giá cả và thị hiếu người tiêu dùng). Nên sản phẩm làm ra không cạnh tranh được trên thị trường.

- Môi trường bị ô nhiễm: Từ những hạn chế về công nghệ, thiết bị, mặt bằng sản xuất, trình độ quản lý… và không có sự quan tâm đến các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nên đa số cơ sở trong quá trình sản xuất đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường (các cơ sở chế biến mì màu, chế biến hải sản, đúc kim loại…) gây ô nhiễm không khí, nguồn nước.

- Cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh: Là một cản trở lớn cho việc phát triển ngành nghề nông thôn nói riêng và phát triển nông thôn nói chung. Nhìn chung, các cơ sở ngành nghề thường khó khăn về mặt bằng (nhà xưởng) sản xuất, tình trạng phổ biến là sử dụng ngay trong nhà ở làm nhà xưởng sản xuất. Khi quy mô sản xuất

tăng lên hoặc có sử dụng thiết bị, hóa chất đã làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề; các điều kiện hạ tầng khác còn nhiều hạn chế.

- Chính sách còn bất cập: Chính sách trợ giúp ngành nghề nông thôn phát triển còn nhiều bất cập, chưa thật sự tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nảy sinh trong thực tế sản xuất.

Ngoài ra nhiều di sản văn hóa khác bị mai một, xuống cấp nghiêm trọng cộng với công tác quảng bá, xúc tiến chưa đủ tầm nên chưa thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đầu tư vào du lịch Bình Định. Nên du lịch Bình Định so với các tỉnh Quãng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế còn thua kém rất nhiều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Định (Trang 86)