Thực trạng về lượng khách tại hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa tiêu biểu của tỉnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Định (Trang 76 - 79)

7 Lao động quản lý tại các doanh nghiệp (cấp trưởng, phó phòng trở lên)

2.5.1 Thực trạng về lượng khách tại hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa tiêu biểu của tỉnh.

biểu của tỉnh.

Hiện nay, du lịch văn hóa Bình Định chưa phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch hiện có. Các điểm du lịch văn hóa như: làng nghề, lễ hội, tháp chăm… chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Qua số liệu thống kê lượng khách du lịch đến Bình Định tuy có tăng đều qua các năm nhưng còn rất ít và thời gian lưu lại ngắn. Hầu hết khách du lịch đến Bình Định là đi tham quan Bảo tàng Quang Trung và các tháp chăm, lượng khách đến các điểm này còn rất ít, nhỏ lẻ vì cơ sở vật chất còn thiếu, một số tháp chăm còn trong quá trình trùng tu, tôn tạo như: tháp Dương Long, tháp Cánh Tiên và còn một số tháp vẫn chưa đưa vào khai thác, và thực trạng tại các làng nghề truyền thống hoạt động manh mún, Trang thiết bị cho sản xuất của nông dân tại làng nghề còn thô sơ, tự cung tự cấp, sản xuất với quy mô nhỏ, kép kín. Tính tư hữu, bảo thủ nghề của từng gia đình, dòng họ được ưa chuộng hơn là việc tổ chức, phân công hợp tác sản xuất. Sự thiếu liên kết về tổ chức. Vốn đầu tư ít, không ứng dụng công nghệ kỹ thuật nên đã hạn chế khả năng phát triển. sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao nên không có khả năng cạnh tranh trên thị trường. ví dụ như huyện An Nhơn có gần 20 làng nghề đây là huyện tập trung nhiều làng nghề nhất nhưng nhìn chung đều không phát triển và có chiều hướng đi xuống. chỉ còn một vài làng nghề giữ được nhịp độ sản xuất nhờ sự kết hợp trong sản xuất như

nghề bún Nhơn Hậu, rượu Bầu Đá - Nhơn Lộc, bánh tráng Trường Cửu - Nhơn Lộc... nếu trước đây nghề truyền thống ở An Nhơn như nghề rèn, đúc, tiện gỗ, gốm là nơi thu hút rất lớn lượng lao động ở địa phương, người làm nghề có thu nhập tương đối khá và ổn định, song hiện nay các nghề này đều gặp khó khăn”. Theo điều tra ta thấy nghề rèn trước có 50 hộ làm nay còn không đến 20 hộ; nghề tiện gỗ trước là 42 hộ nay còn 30 hộ; nghề gốm từ 40 hộ nay chỉ còn 30 hộ. Sự mai một của các làng nghề đang là một thực tế. Thực trạng của các làng nghề truyền thống ở Đập Đá cũng không mấy khả quan. Nghề chu, dệt, thêu, đúc... cũng ngày một co lại về qui mô sản xuất. Bên cạnh đó các loại hình nghệ thuật diễn xướng truyền thống như ca múa nhạc, tuồng, bài chòi chưa thành lập được câu lạc bộ chuyên nghiệp nên mỗi khi khách có nhu cầu muốn xem rất khó, cộng với công tác quảng bá, xúc tiến chưa đầu tư đúng mức, sản phẩm du lịch văn hóa còn đơn điệu, nghèo nàn nên lượng khách đến các điểm du lịch này còn nhỏ lẻ chủ yếu là đi theo đoàn do công ty lữ hành tổ chức và khách đến Bình Định phần lớn là dừng chân hoặc kết hợp trên tuyến hành trình từ Hà Nội – Đà Nẵng – Quãng Nam – Khánh Hòa hoặc khách từ thành phố Hồ Chí Minh – Khách Hòa – Quảng Nam – Đà Nẵng nên thời gian lưu lại ngắn, chi phí thấp.

Bảng 2.9: Lƣợng khách và doanh thu tại điểm du lịch văn hóa.

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định

Nhìn vào bảng trên ta thấy lượng khách du lịch sử dụng sản phẩm du lịch văn hóa tăng qua các năm. Tuy nhiên lượng khách tại các điểm này còn rất ít vì một số điểm du lịch văn hóa như tháp chăm, làng nghề chưa được quan tâm đầu tư, nhiều công trình bị xuống cấp và cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại các tháp mới chỉ khai thác được một số điểm như Tháp Đôi, tháp Bánh Ít, tháp Dương Long, Bảo tàng Quang Trung, Mộ Hàn Mạc Tử nên lượng khách chiếm tương đối thấp, tỷ trọng trung bình qua các năm chiếm 0,75% trong tổng khách đến Bình Định trong đó chủ yếu là khách đến Bảo tàng Quang Trung chiếm 70% trong tổng số khách sử dụng sản phẩm du lịch văn hóa và doanh thu cũng không nhiều chỉ chiếm tỷ trọng trung bình 0,36% tổng doanh thu du lịch qua các năm. Sở dĩ doanh thu ít như vậy là do chưa có các dịch vụ bổ sung kèm theo tại các điểm du lịch du khách tới chỉ mua vé vào cổng tham quan rồi về, trong năm 2008 lượng khách và doanh thu tăng lên chiếm tỷ trọng 0,4% lượng khách đạt 550.500 lượt khách và doanh thu chiếm tỷ

Năm Lượng khách Doanh thu

Toàn tỉnh (lượt khách) Lượng khách tại các điểm DLVH tại các huyện (lượt khách) Tỷ trọng lượng khách tại các điểm DLVH tại các huyện. (%)

Toàn tỉnh Doanh thu tại

các huyện

thống kê: TP. Qui Nhơn, Tuy

Phước, An

Nhơn, Tây Sơn (triệu đồng) Tỷ trọng doanh thu có sử dụng sản phẩm DLVH tại các huyện. (%) 2005 380.000 260.000 0,68 90.000 27.000 0,3 2006 450.000 320.000 0,71 110.000 38.500 0,35 2007 560.700 430.500 0,76 142.000 49.700 0,35 2008 714.000 550.500 0,77 189.000 75.600 0,4 2009 776.000 630.000 0,81 214.000 89.880 0,42

trọng 0,4% đạt 75.600 triệu đồng do trong năm 2008 tỉnh Bình Định tổ chức Festival Tây Sơn – Bình Định một sự kiện lớn của tỉnh đã thu hút được hàng ngàn du khách đến tham dự lễ hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Định (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)