7 Lao động quản lý tại các doanh nghiệp (cấp trưởng, phó phòng trở lên)
2.4.2. Sản phẩm du lịch văn hóa phi vật thể.
2.4.2.1. Du lịch phong tục (tộc người Chăm, các dân tộc miền núi Bana, Edê...).
Mỗi vùng có một phong tục khác nhau, những phong tục ấy gắn liền với đời sống của cư dân địa phương. Bình Định có 3 dân tộc anh em như Bana, Chăm H’roi, H’re, mỗi dân tộc có truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, sắc thái riêng tạo nên sự phong phú, đa dạng trong một thể thống nhất làm nên nét đặc trưng riêng của văn hóa Bình Định, Khách du lịch đến đây ngoài những giờ phút vui chơi, tham quan di tích lịch sử văn hóa… họ còn có những thú vị bất ngờ trong chuyến đi, đấy là có điều kiện tìm hiểu về phong tục, tập quán, văn hóa truyền thống của người dân vùng này.
Cùng với hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa có khả năng thu hút khách du lịch thì phong tục tập quá ở đây cũng mang những nét độc đáo nổi bật và khác lạ so với các vùng khác. Gắn liền với môi trường sống và nghề nghiệp chính của người dân, các phong tục tập quán ở đây đều mang bản sắc địa phương. Đây là những nguồn tài nguyên du lịch được kết tinh ở dạng phi vật thể khá thu hút khách du lịch. Thông qua phong tục tập quán của người dân khách du lịch sẽ có điều kiện hiểu rõ hơn về đời sống văn hóa tinh thần, cũng như những mong ước trong cuộc sống của người dân ở đây đối với các đối tượng thân linh. Song, dù các tài nguyên du lịch này có độc đáo đến như vậy, nhưng sản phẩm du lịch tham quan phong tục, tập quán ở đây vẫn chưa có khả năng thu hút khách du lịch đến và lưu trú lại. Bởi việc khai thác các giá trị tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể vào hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh chưa được chú trọng nhiều. Hiện nay các sản phẩm du lịch phong tục tập quán ở tỉnh tuy có những nét độc đáo nhưng chưa phong phú về số lượng. Có rất nhiều phong tục độc đáo nhưng hiện chưa được khôi phục lại và khai thác hết các giá trị văn hóa đặc sắc phục vụ cho mục đích du lịch.
2.4.2.2. Du lịch Lễ hội truyền thống (lễ hội Đống Đa, lễ hội Chợ Gò, lễ hội Đỗ giàn...).
Bình Định là nơi hội tụ và giao hòa văn hóa của rất nhiều dân tộc anh em nên các hình thức văn hóa dân gian và lễ hội truyền thống cũng rất đa dạng và phong phú.
Lễ hội Bình Định mang đậm những nét văn hóa địa phương và là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phi vật chất được khai thác thành sản phẩm du lịch văn hóa hiện đang thu hút khách du lịch mỗi khi đến đây. Đến với du lịch Bình Định ngoài thưởng thức ngắm nhìn những di tích lịch sử văn hóa vật thể thì có lẽ điều mà du khách háo hức chờ đón là được tham gia vào lễ hội của vùng này. Nổi tiếng vùng đất võ là lễ hội Đống Đa – Tây Sơn diễn ra mùng 5 tháng giêng (âm lịch) hàng năm tại thị trấn Phú Phong. Đây là lễ hội lớn để tưởng nhớ các thủ lĩnh cả phong trào nông dân Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (năm 1789). Ngoài nghi lễ truyền thống, trong lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian như: Biểu diễn võ thuật Tây Sơn, trống trận Tây Sơn, đua thuyền, các trò chơi dân gian, hát bội … thu hút hàng vạn du khách từ khắp mọi miền đất nước tới tham quan. Lễ hội này diễn ra vào dịp tết, do vậy có thể kết hợp tour du lịch lễ hội . Lễ hội này làm tăng sự đa dạng, phong phú của tour du lịch văn hóa . Cùng sự nổi tiếng về lễ hội Đống Đa – Tây Sơn, còn nhiều lễ hội mang nét văn hóa đặc sắc riêng như : lễ hội Chợ Gò , Lễ hội Cầu Ngư , lễ hội Đỗ giàn , Cầu Mưa của người Chăm Vân Canh Bình Đi ̣nh … Đây là những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa vùng đất võ, thu hút hàng nghìn lượt người tham gia. Du khách tới đây sẽ có những giây phút được hòa quyện vào thế giới tâm linh cùng những cư dân địa phương reo hò, cổ vũ hết mình cho lễ hội và thưởng thức những đặc sản của vùng.
Mỗi điểm du lịch của vùng có những lễ hội mang nét đặc sắc riêng và đều có khả năng thu hút khách du lịch đến từ các nơi trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Tuy nhiên, Bình Định có rất nhiều lễ hội độc đáo, đặc sắc nhưng chưa được khai thác hết giá trị văn hóa. Ngoài ra, chưa được đầu tư kinh phí cho việc xây dựng các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho mục đích du lịch lễ hội đặc biệt là phần hội chưa được đầu
tư mở rộng để đa dạng các hình thức vui chơi giải trí nhằm thu hút du khách tham quan trực tiếp trong chương trình và khâu xúc tiến quảng bá chưa được quan tâm đồng bộ nên hiệu quả không cao. Điều đáng nói ở đây là các doanh nghiệp lữ hành chưa biết phối hợp kết hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định và các huyện để đầu tư khai thác các giá trị đặc sắc trong các lễ hội, phong tục để đưa vào kinh doanh du lịch.
2.4.2.3. Du lịch thưởng thức nghệ thuật diễn xướng truyền thống: Ca múa nhạc dân gian (tuồng, bài chòi), nhạc võ Tây Sơn.
Bình Định cò n là cái nôi của nghê ̣ thuâ ̣t hát Bài Chòi , hát Bội (tuồng) một loại hình nghệ thuật vừa bác học nhưng lại vừa mang tính dân gian gần gũi với quần chúng, ngày nay bên cạnh nhà hát tuồng Đào Tấn còn có rất nhiều các đoàn há t tuồng quần chúng ở nhiều xã , phường trong tỉnh luôn đáp ứng nhu cầu thưởng thức và tìm hiểu bộ môn nghệ thuật này.
Bình Định là nơi mang đầy ấp những làn điệu dân ca, bài chòi mượt mà sâu lắng và dào dạt tình người. Là quê hương của "hậu tổ nghệ thuật tuồng" Đào Tấn, người đã có công đưa bộ môn nghệ thuật này phát triển đến một tầm rực rỡ. Là nơi mà mỗi một du khách nào đến Bình Định cũng đều muốn đắm mình trong làn điệu dân ca, rung động theo nhịp trống chầu vào những đêm hát bộ, được ngắm nhìn "con gái Bình Định bỏ roi đi quyền". Không những du khách thập phương thích nghe vì sự khác lạ mà ngay cả người dân Bình Định cũng ưa thích, đam mê nên ở Bình Định thường có câu ca dao nói rõ sự đam mê của người dân về môn hát bội:
Hát bội hành tội người ta Ðàn ông bỏ vợ, đàn bà bỏ con
Ưa thích mê xem hát bội đến nỗi đàn ông mới cưới vợ nghe có đám hát cũng để vợ ở nhà một mình, đàn bà có con nhỏ không ở nhà ru con ngủ. Mỗi lần có đám hát bội là mỗi lần trai gái trong làng có dịp gặp gỡ để tâm sự, trò chuyện, tán tỉnh, có cơ hội để trao đổi tình cảm. Do vậy mà dân chúng già trẻ đều ưa thích hát bội. Hát bộ mang đạm bản sắc văn hóa, du khách đến Bình Định đều được các nhà kinh doanh du lịch tổ chức chương trình cho khách thưởng thức hát bộ ngay trong
khách sạn hay tham gia vào hoạt động lễ hội của vùng cũng đều được xem và nghe hát bộ và được hiểu thêm về các truyền thuyết thông qua trích đoạn mang tính nhân văn sâu sắc như: Mục Liên Thanh Ðề, Quan Âm Thị Kính, Phạm Công Cúc Hoa v.v.... Người nào hiểu được kỹ thuật, điệu nghệ, các thể loại của hát bội đều đam mê về tiếng kèn, nhịp trống, điệu đàn cò (còn gọi là đàn nhị), bởi nó diễn tả tình cảm: vui, giận, buồn, sợ, thương, ghét, ưa muốn (hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục) của mỗi nhân vật trong truyện tuồng mỗi vẻ khác nhau, theo tình tiết khác nhau, rất tế nhị. Lúc hùng tráng thì hát theo thể: Bạch, xướng, tẩu mã, giao ban, nói lối; lúc vui vẻ, sung sướng thì hát theo điệu: Nam xuân, nói lối, hát bài nhịp một, nhịp ba; lúc đau buồn thì hát theo điệu: Khách, nói lối. Mỗi thể loại điệu kèn, đờn, nhịp trống ăn khớp với giọng hát, câu ca, dễ làm cho người xem phải cảm động say mê.
Đến với Bình Định du khách sẽ ngỡ ngàng trước một khung cảnh thiên nhiên với những danh thắng cùng các di tích lịch sử – văn hóa truyền thống lâu đời và các môn nghệ thuật độc đáo ấy. Mỗi khi rời mảnh đất này, ai ai cũng đều tiếc nối, mong muốn sẽ trở lại trong thời gian không xa.
Bên cạnh đó còn có môn nghệ thuật rất đặc sắc cũng mang tính nhân văn sâu sắc đó là nghệ thuật Bài chòi và thưởng thức nhạc võ Tây Sơn, một môn nghệ thuật chỉ có ở vùng đất võ này.
Với loại hình nghệ thuật này chưa được đầu tư khai thác nhiều vào hoạt động du lịch, chỉ mới dừng lại ở phục vụ công tác chính trị nhà nước. Hiện nay Bình Định có các cơ sở phục vụ nghệ thuật diễn xướng truyền thống: nhà hát tuồng Đào Tấn, Đoàn ca kịch Bài Chòi và câu lạc bộ tuồng, dân ca và võ cổ truyền Bình Định đã được UBND tỉnh quan tâm đầu tư, bảo tồn, khôi phục và tăng cường xúc tiến, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng (tham gia Hội chợ triễn lãm, phục vụ lễ hội, các Hội nghị, Hội thảo) và đã mang lại nhiều kết quả khả quan.
2.4.2.4. Du lịch vùng đất võ thuật cổ truyền.
Từ lâu, võ cổ truyền Bình Định đã trở thành một phong trào thu hút đông đảo quần chúng tham gia luyện tập. Khách du lịch đến Bình Định ngoài giây phút thư giản dạo trên bãi biển Qui Nhơn thơ mộng, thì hẳn những ai đã từng đặt chân đến
miền đất võ Bình Định sẽ được từ những cụ già đến những đứa trẻ nhỏ thuộc lòng “nhắc” dùm bạn về những miền đất An Vinh, An Thái nơi xuất thân của các vị võ sư vang danh một thời và cũng là nơi phát sinh các môn phái võ thuật Bình Định.
“Roi Thuận truyền, Quyền An Thái”. Hay: “Gái An vinh, Trai An Thái.”,
Mà mỗi khi nhắc đến không ai là không biết tới các địa danh như: An Thái, An Vinh, Thuận Truyền... Chính những làng quê ấy đã góp phần tô thắm nên bức tranh hoành tráng của truyền thống thượng võ, được coi là nét sinh hoạt dân gian tồn tại bền chặt trên vùng đất Bình Định từ xưa đến nay. Du khách đến vùng đất An Thái này sẽ được nghe hướng dẫn viên giới thiệu về vùng đất xưa đã nổi danh với những thế võ bí truyền. Là nơi có võ sư Diệp Trường Phát, tự Thoại Chi, dục danh là Tàu Sáu tổ sư của môn phái An Thái và các từ đường khác như: Phan Thọ, Hồ Sừng xã Bình Nghi (Tây Sơn); Từ đường Phi Long Vịnh (Tuy Phước), Từ đường họ Trương xã Mỹ Hòa (Phù Mỹ) và Võ đường Thanh Lương thị trấn Bồng Sơn (Hoài Nhơn).
Ngoài ra, khi nói về quê hương Bình Định, người ta thường nghĩ ngay đến các anh hùng liệt sĩ đã làm vang danh rạng rỡ trong lịch sử Việt nam: Quang Trung Nguyễn Huệ, Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng, Bùi Thị Xuân, Ngô Tùng Châu, Mai Xuân Thưởng, Tăng Bạt Hổ v.v... Nơi đó cũng là cái nôi của Võ thuật miền Trung được diễn tả đầy đủ trong câu ca dao:
Ai về Bình định mà coi Con gái Bình định cầm roi đi quyền
Đất Bình Định xưa nay vốn nổi tiếng với các bài quyền như Thần Đồng, Ngọc Trản, Lão Mai, Lão Hổ..
Ngày nay, Võ cổ truyền đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống văn hóa của nhân dân Bình Định. Luyện tập võ nghệ đã trở thành một phong trào thu hút đông đảo quần chúng. Không chỉ có nam nhi; mà cả phái yếu cũng tham gia rèn luyện. Mỗi năm một lần, Sở Thể dục, Thể thao Bình Định trước đây nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định đều tổ chức giải vô địch các CLB võ cổ truyền trong toàn tỉnh. Giải vô địch hàng năm và đặc biệt là liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam tổ chức tại Bình Định đã thu hút được hơn 35 quốc
gia trên thế giới tham dự, đã thực sự trở thành ngày hội tôn vinh những võ sĩ, võ đường nổi tiếng. Người dân Bình Định hăng say luyện tập, bởi Võ cổ truyền không chỉ là môn thể thao nâng cao sức khỏe, khai thông tinh thần, mà còn vì nó là "vật gia bảo truyền quý giá" của ông cha để lại.
Trong những năm gần đây, Võ cổ truyền Bình Định đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp đã tổ chức thành công 3 liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam tại Bình Định và đã dần dần tạo dựng được thương hiệu du lịch Bình Định trong lòng du khách trong và ngoài nước.
2.4.2.5. Du lịch làng nghề thủ công truyền thống
Bình Định là một trong những địa phương có nhiều làng nghề, với ngành nghề đa dạng. Toàn tỉnh hiện còn 41 làng nghề truyền thống. Trong đó, một số làng nghề có tính đặc trưng cao, giàu hàm lượng văn hóa gắn liền với nghề nông nghiệp như: Làng nghề rượu Bàu Đá Cù Lâm (xã Nhơn Lộc), tiện mỹ nghệ Nhạn Tháp (xã Nhơn Hậu), rèn Tây Phương Danh (thị trấn Đập Đá); huyện Phù Cát có một làng nghề được chọn là làng nón ngựa Phú Gia (xã Cát Tường); dệt vải thổ cẩm và sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ thổ cẩm Hà Ri (xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh)… Sản phẩm làng nghề là kết tinh của lao động sáng tạo và văn hóa vùng đất Bình Định. Đến với du lịch Bình Định du khách không thể bỏ qua một món cay cay làm ngấc ngây lòng du khách đó là làng rượu Bầu Đá khách du lịch sẽ được đưa tới xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn. Khách du lịch sẽ rõ hơn về công nghệ chế biến ra những bầu rượu ngon được làm từ hạt gạo thơm ngon mà trước khi ra về khách du lịch thường mua về để thưởng thức và biếu tặng người thân và bạn bè... Ngoài ra còn nhiều làng nghề thủ công truyền thống khác. Đến đây khách du lịch sẽ được tận mắt chứng kiến những nghệ nhân của làng làm ra những sản phẩm gia dụng nổi tiếng không chỉ được đem đi bán nhiều nơi trong cả nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Ngoài ra khách du lịch còn được tận tay làm ra những sản phẩm bởi những ý tưởng riêng của mình để làm kỷ niệm cho người thân như tôm tre, vải thổ cẩm Hà Ri, nón ngựa Phú Gia…
Hiện nay hoạt động du lịch tại các làng nghề truyền thống chưa được khai thác hết giá trị văn hóa, các cơ sở sản xuất và hộ kinh doanh tại những làng nghề trong vùng và hướng dẫn viên du lịch chỉ mới dừng lại ở việc đưa khách tới mua hàng hóa mà chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao hiểu biết của họ. Hiện nay Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định và các ngành chưa có kế hoạch đầu tư, hướng dẫn các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp lữ hành khai thác các yếu tố tài nguyên này, cho nên sản phẩm du lịch làng nghề của Bình Định còn nghèo nàn, thiếu qui mô và tính hấp dẫn. Một trong những yếu kém của sản phẩm du lịch làng nghề đấy là yếu tố văn hóa doanh nghiệp. Các hộ kinh doanh chưa có sự đầu tư trong việc sản xuất còn kiểu mạnh ai nấy làm. Đặc biệt, các ban ngành du lịch tỉnh chưa có đưa ra chiến lược khôi phục một số làng nghề truyền thống đang có nguy cơ bị mai một và việc lên kế hoạch giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ thông qua các điểm trưng bày bán và giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong và ngoài tỉnh.
2.4.2.6. Các sản phẩm du lịch văn hóa khác: ẩm thực, đồ lưu niệm, sản phẩm mỹ thuật.
Mỗi dân tộc đều có cách ăn uống riêng của mình, mỗi vùng của một dân tộc cũng có những món ăn riêng, độc đáo, mang đậm bản sắc của mình, tạo ra một nét văn hóa ẩm thực không lẫn với nơi khác. Bình Định là một vùng như thế. Nhắc đến