Hệ thống cơ sở kinh doanh phục vụ phát triển du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Định (Trang 53)

7 Lao động quản lý tại các doanh nghiệp (cấp trưởng, phó phòng trở lên)

2.3.1. Hệ thống cơ sở kinh doanh phục vụ phát triển du lịch văn hóa

Hệ thống cơ sở lưu trú : Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng của khách du lịch, hệ thống các cơ sở lưu trú, dịch vụ ở Bình Định phát triển với tốc độ nhanh. Tốc độ đầu tư kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh khá nhanh, riêng chỉ tiêu tốc độ tăng vốn đầu tư kinh doanh lưu trú bình quân hàng năm trong giai đoạn 2005 – 2009 là 28,2%. Năm 2005 toàn tỉnh có 350 cơ sở lưu trú, tổng số 3.686 phòng; năm 2008 có 380 cơ sở lưu trú, tổng số 4510 phòng tăng 2,8% so với năm 2005, trong đó có 89 khách sạn với 4 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 1 khách sạn 3 sao, 4 khách sạn 2 sao và 26 khách sạn 1 sao, với tổng số 2.190 phòng, trong đó có 1.413 phòng phục vụ khách quốc tế. Tốc độ tăng trưởng số lượng phòng cơ sở lưu trú giai đoạn 2005 - 2008 đạt 8,57 %/năm. Và đến năm 2009, toàn tỉnh có 425 cơ sở lưu trú, tổng số 4937 phòng, trong đó có 98 khách sạn với 4 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 2 khách sạn 3 sao, 5 khách sạn 2 sao, 32 khách sạn 1 sao, nâng tổng số phòng lên 2.241 phòng, tăng 23% so với số phòng năm 2008, trong đó có 1.507 phòng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế.

Bảng 2.2. Hiện trạng cơ sở lƣu trú du lịch Bình Định (2005 – 2009) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Cơ sở

350 360 375 380 425

Phòng 3.686 3.910 4.144 4.510 4.980

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định

Có thể nói giai đoạn 2005 – 2009 là giai đoạn tăng nhanh về số lượng các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú. Số lượng doanh nghiệp kinh doanh lưu trú

tăng nhanh, đặc biệt là sự ra đời ngày càng nhiều khách sạn, Resort cao cấp trang thiết bị hiện đại đáp ứng với nhu cầu thị trường khách du lịch đã góp phần quan trọng tăng trưởng khách quốc tế đến Bình Định, đưa ngành du lịch Bình Định tăng trưởng nhanh vượt hơn các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai.

Chất lượng phục vụ các cơ sở lưu trú được nâng lên rõ rệt, công suất sử dụng buồng bình quân đạt khoảng 60% năm 2007 đến năm 2009 công suất sử dụng buồng bình quân đạt 75% trong đó công suất sử dụng buồng bình quân hạng 4 sao đạt 65%, công suất buồng bình quân hạng 2 sao đạt 72% và công suất sử dụng buồng bình quân các cơ sở lưu trú khác đạt 77%.

Mặt khác, việc nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở tư nhân cũng được quan tâm chú trọng, đặc biệt là các cơ sở mới xây dựng đã trang bị cơ sở vật chất tương đối hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước

Bảng 2.3: Hiện trạng phân bổ cơ sở lƣu trú tại các huyện tính đến năm 2009 Stt Tên huyện Số cơ sở

1 Thành phố Qui Nhơn 174 (4 cơ sở ĐTC 4 sao, 2cơ sở ĐTC 3 sao, 3 cơ sở ĐTC 2 sao)

2 Huyện Hoài Nhơn 56 cơ sở (1 cơ sở ĐTC 2sao)

3 Huyện Tây Sơn 33

4 Huyện Phù Cát 21

5 Huyện An Nhơn 54

6 Huyện Tuy Phước 50

6 Huyện Phù Mỹ 16

7 Các huyện khác 21

8 Tổng 425

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định

Nhìn vào bảng trên ta thấy cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu tập trung ở thành phố Qui Nhơn chiếm tỷ trọng 40% trong tổng số cơ sở lưu trú. Trong đó có 4 cơ sở đạt tiêu chuẩn 4 sao, 2 cơ sở đạt tiêu chuẩn 3 sao và 3 cơ sở đạt tiêu chuẩn 2 sao và

một số cơ sở đạt tiêu chuẩn 1 sao với chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, nhiều dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng mang nét văn hóa độc đáo vùng đất võ Bình Định và nhiều khách sạn cao cấp đã và đang thu hút đầu tư với tổng số vốn lên trên ngàn tỳ USD như: Trung tâm Thương mại – Dịch vụ - Du lịch Nhơn Hội, khu du lịch Trung Lương – Rainbow Resort, khu du lịch, khách sạn nghỉ dưỡng Vĩnh Hội, khu du lịch Hải Giang… với lực lượng các doanh nghiệp du lịch ngày càng tăng về số lượng và qui mô đầu tư, đã góp phần quan trọng tạo sự chuyển biến bước đầu cho ngành du lịch Bình Định.

Tuy nhiên, số cơ sở lưu trú của du lịch Bình Định qui mô nhỏ, tỷ lệ các khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng sao còn chưa nhiều, số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế còn ít. Bên cạnh đó chất lượng kinh doanh một số cơ sở thiếu tính chuyên nghiệp, điều này sẽ hạn chế việc thu hút khách của du lịch Bình Định.

Bảng 2.4. Hiện trạng chất lƣợng các cơ sở lƣu trú du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2009.

STT Các chỉ tiêu chất lƣợng

(xếp theo hạng sao) Số cơ sở Số phòng

1 4 sao 4 458

2 3 sao 2 149

3 1 – 2 sao 31 820

4 Cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh doanh 61 768

5 Cơ sở không đạt tiêu chuẩn kinh doanh 327 3.270

6 Tổng 425 5465

4 31 61 61 327 2 4 sao 3 sao 1 – 2 sao

Cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh doanh

Cơ sở không đạt tiêu chuẩn kinh doanh

Hình 2.2. Chất lượng các cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Bình Định

Hệ thống cơ sở kinh doanh ăn uống: Ở Bình Định rất đa dạng, hầu hết các khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ đều có cơ sở phục vụ ăn uống. Ngoài ra, trong những năm gần đây, khi du lịch phát triển thì nhiều hệ thống nhà hàng, quán ăn tại các khu, điểm du lịch xuất hiện đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước. Nguồn thực phẩm tại Bình Định rất dồi dào, phong phú từ hải sản, rừng, nông sản và nhiều nguồn thực phẩm khác thích hợp cho việc chế biến nhiều món ăn mang đậm nét đặc sắc của địa phương và trở thành món ăn đặc sản Bình Định mà các du khách đều ưu thích. Bảng 2.5: Hiện trạng cơ sở nhà hàng Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 Nhà hàng - Số nhà hàng Cơ sở 18 22 27 33 40 - Tổng chỗ ngồi Chỗ 2.700 3.300 4.050 4.950 6.000

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định

Các điểm vui chơi giải trí: Đã và đang được sự quan tâm của chính quyền địa phương kêu gọi đầu tư và hiện đang dần được đầu tư và tập trung khai thác vào các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh để đáp ứng nhu cầu cho du khách trong và ngoài nước. Hiện nay nhiều khu, điểm du lịch đã đưa vào sử dụng như khu du lịch Gềnh Ráng, khu du lịch Hầm Hô, khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Hội Vân – Phù Cát… và còn nhiều khu vui chơi giải trí, văn hóa – lịch sử khác với vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng nhằm kéo dài thời gian lưu trú, tăng thu nhập cho ngành và tạo nhiều việc làm cho dân địa phương.

Về phương tiện vận chuyển khách du lịch: Trong những năm qua du lịch Bình Định có sự chuyển biến tích cực, để đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách, hệ thống các phương tiện vận chuyển khách du lịch đến Bình Định đã phát triển khá so với trước.

Tuy chưa có nhiều đơn vị tổ chức chuyên về dịch vụ này song do quy luật cung – cầu, dịch vụ vận chuyển khách du lịch ngày càng phát triển, đáp ứng được với lượng khách đi du lịch ngày càng cao ở Bình Định. Theo số liệu thống kê 450 đầu xe chuyên chở khách, chất lượng phục vụ đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách.

Về phát triển kinh doanh lữ hành:

Bảng 2.6:Hiện trạng về doanh nghiệp lữ hành

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 Doanh nghiệp lữ hành 6 6 6 6 9

Trong đó doanh nghiệp lữ hành kinh doanh quốc tế

DN 2 2 2 2 3

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định

Hiện tại hoạt động kinh doanh lữ hành đã bắt đầu có chiều hướng chuyển biến tốt hơn so với các năm trước. Số lượng doanh nghiệp lữ hành tăng nhanh năm 2005 có 5 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, đến năm 2009 toàn tỉnh có 9 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong đó có 2 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và số hướng dẫn viên cấp thẻ là 16 thẻ và trong đó có 5 thẻ hướng dẫn viên quốc tế, đặc biệt là sự ra đời ngày càng nhiều doanh nghiệp lữ hành tư nhân với đặc điểm nổi bật là năng động, nhạy bén, dễ thích ứng với thay đổi nhu cầu thị trường đã góp phần quan trọng tăng trưởng khách.

Về trang thiết bị máy móc, dụng cụ phục vụ văn phòng tại các doanh nghiệp lữ hành nhìn chung tương đối đầy đủ, hiện đại. Tuy nhiên phương tiện vận chuyển phục vụ khách du lịch tại các doanh nghiệp lữ hành còn gặp nhiều khó khăn. Hiện tại các doanh nghiệp chưa có xe 45 chỗ, một vài doanh nghiệp có xe 16, 24 chỗ như Công ty du lịch Miền Trung…. Điều này cho thấy các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chủ động vận chuyển khách du lịch đi tham quan.

Bảng 2.7: Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật ở Bình Định

Stt Các sơ sở vật chất kỹ thuật Số lƣợng Quy mô

1 Xe từ 16 – 25 chỗ ngồi 32 2 Xe từ 30 – 40 chỗ ngồi 28 3 Trên 45 chỗ ngồi 188 4 Tàu du lịch chở khách 1 28 chỗ ngồi 5 Sân khấu ca nhạc 1 6 Bảo tàng 3

7 Trung tâm văn hóa 2

8 Rạp chiếu phim 1 500 chỗ ngồi

9 Nhà hát tuồng Đào Tấn 1

10 Đoàn ca kịch Bài chòi 1

11 Nhà hàng 40 6.000 chỗ ngồi

Nhìn chung các cơ sở phục vụ phát triển du lịch văn hóa còn thiếu và yếu về đầu tư trang thiết bị dụng cụ lao động, máy móc, nhà xưởng, một vài trung tâm giải trí như sân khấu ca nhạc, Trung tâm văn hóa tỉnh, Rạp chiếu phim 31 – 3 của Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng Bình Định được đầu tư xây dựng mới, thay đổi trang thiết bị hiện đại nhưng với quy mô nhỏ, sức chứa không đủ đáp ứng nhu cầu của khách.

2.3.2. Nhân lực

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch trong những năm qua, lực lượng lao động Bình Định cũng tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển của ngành du lịch và xu thế hội nhập quốc tế, nhiều vấn đề đang đặt ra đối với sự phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Nguồn nhân lực du lịch bao gồm nhiều bộ phận, vị trí công tác như: nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch, nguồn nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch, các nguồn nhân lực liên quan khác. Trong đó số lao động hiện đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch của tỉnh là 1.894 lao động trong đó số lao động trực tiếp quản lý

nhà nước về du lịch ở Sở (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định) là 8 người (01 Phó giám đốc Sở phụ trách du lịch) và 6 viên chức sự nghiệp (Trung tâm Thông tin xúc tiến Du lịch Bình Định) và số lao động trực tiếp kinh doanh du lịch là 1.880 người (trong đó có 1.250 lao động nữ), với 1.461 lao động trong lĩnh vực lưu trú, 36 lao động trong lĩnh vực lữ hành, 139 lao động trong lĩnh vực vận chuyển, và 244 lao động trong các dịch vụ du lịch khác. Bên cạnh lao động trực tiếp, ngành du lịch của tỉnh còn thu hút 5.640 lao động gián tiếp, góp phần đáng kể trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư trên địa bàn. Nếu so với tổng số lao động toàn tỉnh thì lao động du lịch chỉ chiếm chưa đến 3%.

Bảng 2.8: Thực trạng và nhu cầu đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch Đối tƣợng Độ tuổi Trình độ Trình độ đào tạo Nhu cầu đào tạo

chung Trong đó về du lịch Về du lịch môn khác Chuyên Cán bộ công chức của Sở (8 lao động Quản lý và theo dõi du lịch) <30: 3 30-45: 3 46-55: 2 >55: - > ĐH: 1 ĐH,CĐ: 7 TC: - SC: - > ĐH: 1 ĐH,CĐ: 6 TC: - SC: - Chưa qua ĐT DL: 3 > ĐH: 2 ĐH,CĐ: TC: - SC: - > ĐH: - ĐH,CĐ: 2 TC: - SC: - Viên chức sự nghiệp (8 lao động) <30: 4 30-45: 3 46-55: 1 >55: - > ĐH: - ĐH,CĐ: 7 TC: 1 SC: - > ĐH: - ĐH,CĐ: 2 TC: - SC: - Chưa qua ĐT DL: 6 > ĐH: - ĐH,CĐ: 1 TC: 1 SC: - > ĐH: - ĐH,CĐ: 4 TC: - SC: - Lao động kinh doanh du lịch (1.880 lao động) <30:1.034 30-45: 470 46-55: 286 >55: 90 > ĐH: - ĐH,CĐ:1.034 TC: 450 SC: 396 > ĐH: - ĐH,CĐ:564 TC: 752 SC: 376 Chưa qua ĐT DL: 188 > ĐH: - ĐH,CĐ:650 TC: 300 SC: 188 > ĐH: - ĐH,CĐ:102 TC: 76 SC: -

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định

Theo đánh giá chung của ngành du lịch Bình Định số lượng nguồn nhân lực trên thực sự chưa đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại, đặc biệt ở các doanh nghiệp mới thành lập hoặc mở rộng. Thực trạng ở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, lực lượng cán bộ quản lý nhà nước về du lịch còn rất mỏng, do đó hiệu quả công tác quản lý chưa đạt hiệu quả.

Nói về chất lượng của nguồn nhân lực du lịch Bình Định thực chất cũng còn nhiều điều phải bàn như trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ. Tỷ lệ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch tương đối cao, chiếm khoảng 90% tổng số lao động du lịch. Còn lại là lao động từ ngành khác chuyển sang hoặc lao động chưa qua đào tạo, bồi dưỡng. Trong tổng số lao động được đào tạo từ Sơ cấp, Trung cấp là 60%. Tỷ lệ được đào tạo Cao đẳng, Đại học là 30%. Tỷ lệ lao động được bồi dưỡng kiến thức về du lịch là 10%. Qua số liệu trên có thể thấy rằng hơn một nửa số lao động trong du lịch của tỉnh hiện nay được đào tạo đúng chuyên môn, nghiệp vụ.

Với doanh nghiệp du lịch, bên cạnh nhiều doanh nghiệp có đội ngũ quản lý với trình độ chuyên môn cao thì ở nhiều doanh nghiệp đội ngũ quản lý còn thiếu kiến thức về quản trị kinh doanh du lịch, thậm chí không hề có chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch. Điều này cũng khá phổ biến ở nhiều các doanh nghiệp tư nhân nhỏ ở các huyện. Trình độ, tay nghề của một bộ phận lớn lực lượng lao động trực tiếp còn hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao, phục vụ du lịch còn theo thói quen, theo kinh nghiệm và chủ yếu theo bản năng tự nhiên. Hơn một nửa lao động làm việc trong du lịch lại không có ngoại ngữ, đây là một hạn chế rất lớn của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Bình Định nói riêng. Trình độ ngoại ngữ có thể nói là công cụ tối cần thiết để người làm du lịch tiếp cận với du khách quốc tế. Số lao động biết ít nhất một ngoại ngữ chiếm 45% tổng số lao động (trong đó chủ yếu biết tiếng Anh 40,87%, tiếng Trung 4,59%, tiếng Pháp 4,09%, các thứ tiếng khác là 4,18%). Tất cả những h ạn chế trên đã tác động rất lớn đến chất lượng dịch vụ du lịch, đến sự phát triển của du lịch Bình Định trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Định (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)