Những thuận lợi trong hoạt độngdu lịch văn hóa tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Định (Trang 83 - 86)

7 Lao động quản lý tại các doanh nghiệp (cấp trưởng, phó phòng trở lên)

2.6.1. Những thuận lợi trong hoạt độngdu lịch văn hóa tỉnh Bình Định

Bình Định với nhiều nguồn tài nguyên nhân văn phong phú để phát triển du lịch văn hóa:

+ Với quần thể tháp Chăm Bình Định gần như còn nguyên vẹn, đa dạng và đạt những “kỷ lục” khu vực Đông Nam Á như: Tháp Dương Long ở huyện Tây Sơn là tháp gạch cao nhất Đông Nam Á với tháp giữa cao 39m (hai tháp hai bên cao 36m), và gần đây, năm 1997, mới phát hiện tháp Hòn Chuông ở huyện Phù Cát. Đây là tháp gạch được xây ở vị trí cao nhất so với mực nước biển ở khu vực Đông Nam Á: 600m.

+ Bình Định từng là đất kinh kỳ của vương triều Vijaya. Do vậy, ngoài hệ thống tháp Chăm, Bình Định còn sở hữu những di tích của một kinh thành cổ từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 15. Điều này có giá trị hỗ trợ cho giá trị di sản tháp Chăm, xứng đáng để đề cử là di sản văn hóa thế giới, cho nên sắp tới quần thể các tháp chăm có thể được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới thì đó sẽ là bước ngoặc của du lịch văn hóa Bình Định.

+ Với Võ cổ truyền Bình Định là di sản văn hóa đặc sắc riêng của Bình Định mà không nơi nào có.

+ Với tiềm năng du lịch làng nghề Bình Định cũng khá lớn. Toàn tỉnh có 54 làng nghề truyền thống trong đó có 38 làng nghề truyền thống đã được đưa vào danh mục quy hoạch phát triển đến năm 2020 và 5 làng nghề được tỉnh chú trọng phát triển du lịch; đó là làng rượu Bàu đá ở xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, làng Tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp ở xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, làng rèn Phương Danh ở thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, làng nón ngựa Phú Gia ở xã Cát Tường, huyện Phù Cát và làng Dệt thổ cẩm Hà Ri ở xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh. Bởi các làng nghề truyền thống đã có thương hiệu nổi tiếng lâu đời, cảnh quan làng nghề đẹp, cơ sở hạ tầng thuận lợi và khả năng liên kết với các chương trình tour và điểm du lịch khác khá cao

+ Ngoài ra với nghệ thuật truyền thống đã đi vào trong tâm trí người dân thông qua các hoạt động lễ hội, hát Bội, Nhạc võ Tây Sơn, Ca kịch Bài Chòi, múa hát Bá Trạo của cư dân miền biển… là những món ăn tinh thần đặc sắc không những đối với nhân dân Bình Định mà nó còn là đặc sản để giới thiệu ra ngoài tỉnh và khách quốc tế. Các lễ hội mang tính chất truyền thống và dân gian nếu được duy trì, phát huy cũng sẽ là những bộ mặt văn hóa tương lai của Bình Định như : Lễ hội chiến thắng Đống Đa, Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội Văn hóa – Thể thao miền Núi, Lễ hội Văn hóa – Thể thao miền Biển… và vô số các lễ hội giàu tính nhân văn của ba dân tộc thiểu số miền núi: Bana, Chăm, H’re sống trên đất Bình Định là những tiềm ẩn khơi dậy làm giàu và lành mạnh hóa cuộc sống. Và dĩ nhiên các loại hình văn hóa kể trên phải được nâng cao, cải biên cho phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ mới.

- Nhu cầu du lịch tăng mạnh, trào lưu du lịch văn hóa đang thịnh hành. Đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu du lịch nội địa tăng nhanh.

- Bình Định có vị trí thuận lợi nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. - Bình Định vẫn còn là tiềm năng du lịch văn hóa chưa được khai thác hết nên là điểm hấp dẫn để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại Bình Định như khu kinh tế Nhơn Hội. Đây là khu kinh tế lớn và quan trọng của tỉnh, đã mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư đã, đang và sẽ đầu tư vào Bình Định nói chung và du

lịch nói riêng như: Trong năm 2009, dự án quần thể du lịch lịch sử-tâm linh tại khu vực chùa Linh Phong (Cát Tiến - Phù Cát) trong quần thể di tích lịch sử cách mạng Núi Bà, do Ngân hàng Đầu tư – Phát triển Việt Nam làm chủ đầu tư, đã được khởi công. Đây là dự án tạo động lực phát triển tuyến du lịch trọng điểm Phương Mai-Núi Bà và cũng phát triển nhiều khu du lịch khác: khu du lịch Hải Giang và nhiều dự án đang được đầu tư trùng tu, tôn tạo tại các tháp Chăm... đây chính là cơ hội mở ra cho du lịch văn hóa Bình Định trong tương lai gần.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đã được đầu tư và đã đưa vào sử dụng nhiều dự án phục vụ phát triển du lịch.

- Nguồn lao động trong ngành du lịch tuy còn thiếu và yếu nhưng đội ngũ trực tiếp lao động trong ngành du lịch trẻ, năng động đáp ứng được công việc.

- Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường, củng cố.

Không những nhờ vào tài nguyên du lịch vốn có của tỉnh mà còn được sự quan tâm của chính quyền và các cấp đã đầu tư phát triển các di tích lịch sử - văn hóa để tạo thành sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng du lịch văn hóa Bình Định. Đến năm 2010, du lịch Bình Định sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng, đồng thời trở thành trọng điểm du lịch quốc gia theo Quyết định số 138/2005/QĐ-UBND ngày 26/12/2005 về Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Tóm lại, so với các tỉnh lân cận Bình Định có sản phẩm du lịch văn hóa rất đặc trưng mà không nơi nào có. Đến Bình Định, du khách sẽ biết đến một tinh thần thượng võ nổi tiếng và được thưởng thức những màn biểu diễn trống trận Tây Sơn, nghe nhạc Võ cổ truyền và thưởng thức nhâm nhi một rượu Bầu Đá với chiếc Nem chua chợ huyện làm ngất ngây du khách không chỉ trong tỉnh và cả trong và ngoài nước mỗi khi khách du lịch đến Bình Định đều mua về làm quà cho người thân và bạn bè.

Có thể nói, so với các địa phương khác trong khu vực duyên hải Nam Trung bộ - Tây Nguyên, Bình Định có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội. Vùng đất võ nổi danh này còn có bề dày truyền thống về văn hóa,

lịch sử rất đáng tự hào. Đánh thức được những tiềm năng đó, Bình Định sẽ có bước phát triển nhảy vọt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Định (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)