Căn cứ thực tiễn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Định (Trang 104 - 105)

- Việc tổ chức quán triệt và tuyên truyền giáo dục nhằm tăng nhận thức của người dân về vai trò của du lịch chưa tốt, có nơi có tiềm năng du lịch nhưng chưa

3.1.2. Căn cứ thực tiễn

Căn cứ vào thực tiễn các yếu tố về tài nguyên du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch văn hóa, khả năng cung ứng dịch vụ phát triển du lịch, nguồn nhân lực phát triển du lịch và nhu cầu du lịch của khách đã điều tra, phân tích ở chương 1 và thực trạng hoạt động du lịch văn hóa ở chương 2. Ta thấy bên cạnh những thuận lợi thì còn tồn tại những khó khăn trong phát triển du lịch văn hóa Bình Định. Đó là việc đầu tư phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, tiềm năng du lịch của tỉnh phong phú, đa dạng nhưng đầu tư cho phát triển các sản phẩm du lịch chưa đúng mức, chưa có nhiều như định hướng, Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, dự án du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn nhiều tài nguyên du lịch văn hóa đang trong giai đoạn xuống cấp, bị mai một, nhiều làng nghề truyền thống …..Tiến độ triển khai xây dựng các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được chú ý đầu tư phát triển, nhưng chủ yếu còn đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào lĩnh vực lưu trú, việc đầu tư vào lĩnh vực vui chơi giải trí, nhất là các khu vui chơi giải trí có tầm cỡ với vai trò hạt nhân, tạo điểm nhấn thu hút khách, phát triển hàng lưu niệm, ẩm thực phục vụ du khách còn hạn chế, tính cạnh tranh chưa cao. Công tác quảng bá, xúc tiến chưa đầu tư thỏa đáng, các khu, điểm du lịch văn hóa như hệ thống tháp chăm, làng nghề du lịch chưa đầu tư khai thác hết công suất nên sản phẩm du lịch văn hóa đơn điệu, nghèo nàn, các tour du lịch ít hấp dẫn. Các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch: khách sạn, nhà hàng, lữ hành, vận chuyển quy mô nhỏ lẻ, thiếu trung tâm thương mại vui chơi giải trí, lực lượng lao động trong ngành du lịch thiếu về lực lượng lao động và đội ngũ quản lý (phần lớn lực lượng lao động làm trái ngành). Nói tóm lại, du lịch Bình Định nói chung và du lịch văn hóa nói riêng việc đầu tư phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu du lịch đề ra, sức cạnh tranh còn thấp so với khu vực, chưa có thương hiệu cho du lịch Bình Định nên chưa tạo được môi trường hấp dẫn thu hút nhà đầu tư đầu tư vào du lịch Bình Định nên

lượng khách du lịch đến Bình Định hàng năm chưa cao, thời gian lưu lại ngắn và khả năng chi trả thấp, lượng khách quay trở lại Bình Định không nhiều. Cho nên để du lịch Bình Định nói chung và du lịch văn hóa nói riêng phát triển tương xứng với tiềm năng thì cần phải đưa ra một số giải pháp cụ thể phát triển du lịch văn hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Định (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)