Khái quát về du lịch Bình Định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Định (Trang 44 - 46)

7 Lao động quản lý tại các doanh nghiệp (cấp trưởng, phó phòng trở lên)

2.1. Khái quát về du lịch Bình Định

Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí địa lý và tiềm năng thuận lợi cho phát triển du lịch, đã được Chính phủ xác định là một trong ba trung tâm du lịch của cả vùng theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Trong những năm qua, mặc dù du lịch gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế xã hội, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng du lịch Bình Định đã có nhiều nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều kết quả trên cả nhiều mặt: nhận thức của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và toàn xã hội về vị trí, vai trò và hoạt động du lịch được chuyển biến tích cực, sâu rộng, đã ban hành chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, bước đầu đã phát huy hiệu quả thu hút được một số nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia xây dựng dự án đầu tư phát triển du lịch; đã tập trung đầu tư xây dựng một số tuyến, khu du lịch trọng điểm như tuyến du lịch biển Quy Nhơn – Sông Cầu, tuyến du lịch sinh thái Phương Mai – Núi Bà, tuyến du lịch văn hóa lịch sử - sinh thái…, các sản phẩm du lịch từng bước được đa dạng hóa và nâng cao được chất lượng, công tác thông tin, quảng bá, xúc tiến du lịch được tăng cường; hình ảnh du lịch bước đầu được tạo dựng trên thị trường trong và ngoài nước; công tác quản lý nhà nước về du lịch được chú trọng, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong phát triển du lịch được tăng cường, hoạt động kinh doanh du lịch trực tiếp tăng trưởng, từ năm 2005 – 2009 lượng khách du lịch đến tỉnh tăng bình quân 22,1%/năm (năm 2005 đạt 380.000 lượt khách, năm 2009 đạt 776.000 lượt khách); doanh thu du lịch tăng bình quân 24%/năm (năm 2005 đạt 90 tỷ đồng, năm 2009 đạt 214 tỷ đồng.

Bảng 2.1 : Lƣợng khách du lịch đến Bình Định giai đoạn 2005 - 2009. Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tốc độ tăng (%) Khách du lịch 380.000 450.000 560.700 714.000 776.000 22,1 Khách trong nước 355.000 415.000 518.700 657.000 719.000 22,4 Khách quốc tế 25.000 35.000 42.000 57.000 57.000 19,0 Doanh thu ngành du lịch 90.000 110.000 142.800 189.000 214.000 24,0 Số ngày lưu trú bình quân 1,75 1,75 1,75 1,8 1,85

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định

380,000355,000 355,000 25,000 450,000 415,000 35,000 560,700 518,700 42,000 714,000 657,000 57,000 776,000 719,000 57,000 1,000,000 930,000 70,000 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 Khách du lịch Khách trong nước Khách quốc tế Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Lượt khách Hình 2.1. Lượng khách du lịch đến Bình Định

Khách du lịch đến Bình Định trong những năm gần đây đã có những chuyển biến rõ rệt. Về khách quốc tế, thị trường đa dạng dần lên, bao gồm cả Châu Á trong đó khách chủ yếu là các nước ASEAN, các nước Đông Bắc Á, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Châu Âu, Châu Mỹ và một số nước khác. Về khách nội địa tăng lên đáng kể so với các tỉnh lân cận. Ngoài lượng khách từ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và phía Nam còn có lượng khách từ các tỉnh phía Bắc mà trọng tâm là

Hà Nội từ khi Bình Định mở ra chuyến bay trực tiếp Hà Nội – Qui Nhơn và Qui Nhơn – Hà Nội với tần suất 6 chuyến/tuần công suất sử dụng trên 85% số ghế.

Tuy lượng khách du lịch đến Bình Định ngày càng tăng, song ngày lưu trú trung bình ngắn do sản phẩm du lịch chưa tạo sự đột phá, hấp dẫn du khách, cơ sở vật chất du lịch chưa phát triển, thiếu các dịch vụ bổ sung phục vụ khách lưu lại nên chưa tạo được sức hút và bảo đảm phục vụ khách du lịch dài ngày trên địa bàn, cơ sở hạ tầng mới đầu tư, nâng cấp phát triển nối liền Bình Định với đô thị lớn khu vực Bắc Bộ, các tỉnh phía Nam nên chưa tạo được hình ảnh du lịch Bình Định với các tỉnh lân cận nên lượng khách đến Bình Định tuy tăng đều qua các năm nhưng còn rất thấp, thời gian lưu lại ngắn và chi trả thấp.

Tình hình trên cho thấy du lịch Bình Định cần nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch và chất lượng phục vụ khách du lịch, các dịch vụ đi kèm như vui chơi giải trí, đồ lưu niệm, các khu thể thao, dịch vụ thương mại. Bên cạnh đó, Nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao và ngày càng quan tâm tới điều kiện về an toàn và sức khỏe, xu hướng du khách chỉ chọn đến những điểm đến, những cơ sở dịch vụ du lịch quan tâm đến bảo vệ môi trường, chỉ những nơi môi trường xanh – sạch – đẹp với những sản phẩm an toàn mới có thể có sức cạnh tranh thu hút khách và từ đó các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư địa phương mới có thể có sức cạnh tranh thu hút khách và từ đó các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư địa phương mới có thể thu lợi từ du lịch... cần được bổ sung và chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và bảo vệ môi trường để kéo dài thời gian lưu trú, tăng khả năng chi tiêu của mỗi du khách.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Định (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)