Điều kiện bên ngoà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Định (Trang 36)

7 Lao động quản lý tại các doanh nghiệp (cấp trưởng, phó phòng trở lên)

1.2.2. Điều kiện bên ngoà

1.2.2.1. Vị trí Bình Định trong vùng du lịch miền Trung - Tây Nguyên

Bình Định nằm ở trung tâm của trục Bắc – Nam (trên cả 3 tuyến quốc lộ 1A, đường Sắt xuyên Việt và đường Hàng Không nội địa), là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan (bằng cảng biển quốc tế Qui Nhơn và quốc lộ 19), với sân bay Phù Cát việc đi lại giữa Bình Định với thành phố Hồ Chí Minh chỉ mất 1 giờ và với Hà Nội chỉ 2 giờ bay.

Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy. Bình Định còn có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú cả về tự nhiên và nhân văn. Cùng với cả vùng, Bình Định là tỉnh nằm trong vùng có bờ biển kéo dài trên 1.000 km với nhiều thắng cảnh đẹp nổi tiếng như: Phong

Nha Kẻ Bàng, Bạch Mã, Bà Nà, Mỹ Khê, Lăng Cô và vịnh Nha Trang… miền Trung được ví như một dải đất giàu tiềm năng để phát triển du lịch.

Với Bình Định nằm trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên có một vị trí đặc biệt quan trọng trong tuyến du lịch đường bộ nối vùng Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào với miền Trung – Tây Nguyên. Sự liên kết được thể hiện trong phát triển hệ thống các tuyến đường, các trạm dừng chân trên tuyến, hạ tầng kỹ thuật tại các cửa khẩu quốc tế giữa 3 nước Thái Lan, Lào và Việt Nam; liên kết trong xây dựng chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch và liên kết trong xúc tiến quảng bá du lịch tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây. Để đẩy mạnh sự phát triển của du lịch Miền Trung – Tây Nguyên tương xứng với vị trí và tiềm năng của mình, vai trò của sự liên kết giữa các quốc gia Việt Nam, Thái Lan và Lào là một yếu tố hết sức quan trọng .

Khu vực miền Trung - Tây Nguyên có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, độc đáo cả về tự nhiên và nhân văn. Vì vậy, khu vực này được xác định là một trong những trọng điểm phát triển du lịch trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam với tiềm năng to lớn về du lịch bao gồm 6 trên tổng số 7 di sản thế giới của cả nước, các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển du lịch khi Việt Nam đã trở thành thành viên WTO và đặc biệt quan trọng năm 2005 đã được Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ký Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây nguyên”.

Vừa qua, Thành phố Quy Nhơn đã được Chính phủ công nhận là đô thị loại 1 tại Quyết định số 159/QĐ-TTg ngày 25/01/2010, Chính phủ đã xác định: thành phố Quy Nhơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Bình Định.

Những năm gần đây, miền Trung đang nỗ lực khai thác các tiềm năng về văn hoá. Một số địa phương như: Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Nha Trang… hàng năm đã đón khoảng trên dưới 1 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ trung bình tăng trên 17% năm. Điều đáng chú ý là cơ cấu đầu tư cho du lịch đã chuyển dần từ khách sạn, nhà nghỉ sang những khu du lịch cao cấp và tập trung đầu tư xây dựng các tuyến,

điểm du lịch khác tôn tạo các danh lam, thắng cảnh… tạo ra những sản phẩm mới ngày càng hấp dẫn du khách.

Thực tế mấy năm gần đây, du lịch miền Trung - Tây Nguyên đã có bước chuyển mạnh. Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa tăng từ 11 - 13%/năm, thu nhập tăng tương ứng với tốc độ bình quân trên 20%/năm. Chính vì những lợi thế trên, Bình Định là một trong tỉnh thuộc khu vực miền Trung – Tây Nguyên thừa hưởng những thuận lợi do khu vực đem lại, bên cạnh đó cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt của khu vực.

1.2.2.2. Du khách đến Bình Định a. Đối với khách du lịch địa phương

Theo số liệu thống kê của tỉnh tính đến nay dân số Bình Định là 1,5 triệu

người với cơ cấu dân số ở nông thôn là 75,2%, thành thị là 24,8% tổng dân số. Trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế Bình Định tiếp tục tăng trưởng và phát triển với

nhịp độ khá. Tổng sản phẩm của địa phương (GDP) tăng bình quân hàng năm của 5 năm ( 2005 – 2009) là 13%, trong đó khu vực nông lâm - ngư - nghiệp tăng 5,6%; công nghiệp - xây dựng tăng 21,8% và khu vực dịch vụ tăng 13,5% và cơ cấu dịch vụ chiếm 34 -35%. Những số liệu trên cho thấy mức sống của người dân ngày càng tăng thì nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở mức ăn mặc, đi lại thông thường mà còn có cả nhu cầu vui chơi, giải trí, thưởng thức những cái đẹp, thư giãn tinh thần, nâng cao hiểu biết xã hội… mà du lịch chính là một hoạt động giúp cho con người có thể thõa mãn được những nhu cầu mong muốn của con người và du lịch ngày nay đã trở thành một nhu cầu đại chúng.

Căn cứ vào việc thống kê và nghiên cứu thực tế cho thấy những mục đích chính của các chuyến hành trình du lịch của cư dân địa phương thời gian qua ta thấy khách đi du lịch trong và ngoài tỉnh của cư dân địa phương tăng lên hàng năm với nhu cầu đi du lịch ngày càng đa dạng với nhiều mục đích khác nhau. Qua thực tế ta thấy có thể phân nhu cầu đi du lịch của du khách thành 3 nhóm cơ bản sau:

Nhóm 1: Đi du lịch với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi tâm sinh lý sau những ngày làm việc căng thẳng hoặc đi du lịch với mục đích thể thao hoặc với mục

đích văn hóa, giáo dục. Với nhóm này lượng khách đi du lịch tương đối lớn chiếm 40 – 50% và phổ biến ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Họ thường thực hiện chuyến đi vào cuối tuần và các ngày lễ với mức chi tiêu trung bình của một khách là 260.000đ/ngày. Những du khách thuộc nhóm này tham quan, nghỉ ngơi tại các điểm du lịch ven biển tuyến Quy Nhơn – Sông Cầu: bãi Bầu, bãi Xếp, khu du lịch Gềnh Ráng, mộ Hàn Mạc Tử… để nghỉ ngơi, tắm biển kết hợp tham quan di tích lịch sử văn hóa ở trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Đà Nẵng, Gia Lai, Phú Yên…. thời gian để thực hiện chuyến đi này trung bình từ 1 đến 3 ngày. Với nhu cầu của thị trường khách này họ mong muốn có khoảng không gian riêng, yên tỉnh với môi trường an ninh và chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ tương đối tốt đáp ứng nhu cầu khách.

Nhóm 2: Đi du lịch với mục đích tìm kiếm cơ hội kinh doanh kết hợp với giải trí và đi du lịch với mục đích công tác.

Với nhóm 2 này trong những năm gần đây du lịch Bình Định phát triển khá mạnh đặc biệt trong năm 2008 và 2009 tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị, hội, thảo, lễ hội trong tỉnh và tham gia các hội chợ triển lãm ngoài tỉnh như (Triển lãm du lịch quốc tế ITE tại thành phố Hồ Chí Minh, Ngày Hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Festival Huế, Liên hoan du lịch chào mừng Hội nghị Bộ trưởng du lịch APEC 2006, Giới thiệu văn hóa Bình Định trong Không gian văn hóa Việt Nhật tại Hội An - Quảng Nam 2009… đã tạo điều kiện cho khách du lịch trong tỉnh tham gia và nghiên cứu tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh. Với đặc điểm khách của thị trường này có khả năng chi trả cao và đòi hỏi về chất lượng phục vụ và sản phẩm du lịch tốt đáp ứng nhu cầu của khách. Lượng khách thuộc nhóm này đi du lịch chiếm 20 – 30%.

Nhóm 3: Đi du lịch với mục đích thăm viếng người thân, nghỉ tuần trăng mật, chữa bệnh…

Với nhóm đối tượng này qua điều tra nghiên cứu và thực tế cho thấy lượng khách đi du lịch nhóm này tương đối nhiều chiếm 35 – 40%, khả năng chi trả cao và và ít mang tính thời vụ.

b. Đối với khách du lịch các nơi (Hồ Chí Minh + Hà Nội + quốc tế) đến Bình Định.

Giai đoạn 2005 – 2009, Du lịch Bình Định tăng trưởng khá cả về khách nội địa và quốc tế.

Đối với thị trường khách quốc tế đến Bình Định gồm: - Thị trường khu vực Tây Âu

Đối với du lịch Bình Định, thị trường Tây Âu gồm các nước Pháp, Anh, Hà Lan, Đức... là thị trường chủ đạo chiếm khoảng 37% trong tổng số lượng khách quốc tế đến Bình Định.

Khách du lịch từ thị trường này ít có tính mùa vụ, chi tiêu cao, là thị trường quan trọng của Bình Định nhưng xu hướng không tăng nhiều. Hiện tại, Bình Định tiếp nhận khách du lịch Tây Âu chủ yếu sau khi họ đã đến các trung tâm khác trong Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Miền trung như Huế, Đà Nẵng…

Khả năng khai thác thị trường này tương đối thuận lợi khi tiếp cận từ thị trường này vào Vịêt Nam ngày càng dễ hơn. Tuy nhiên thị trường này là thị trường đòi hỏi cao về chất lượng do đó để khai thác thị trường này cũng cần có sự đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch.

Trong các nước thuộc thị trường khu vực Tây Âu, khách du lịch Pháp là bộ phận có vai trò quan trọng nhất.

- Thị trường Bắc Mỹ: Chủ yếu là khách du lịch Mỹ, Canada… . Khách du lịch Mỹ ưa thích các loại hình sản phẩm du lịch liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam - Mỹ, đặc biệt là các tour du lịch thăm lại chiến trường xưa ở khu vực miền Trung - Tây nguyên, trong đó có Bình Định. Thị trường này chiếm tỷ lệ 11% trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Bình Định.

Khách du lịch từ thị trường này ít có tính mùa vụ, chi tiêu cao nhưng xu hướng đến Bình Định chỉ ở mức trung bình. Khả năng khai thác thị trường này tương đối thuận lợi khi tình hình quan hệ giữa Mỹ và Vịêt Nam ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên thị trường này là thị trường đòi hỏi cao về chất lượng do đó để khai thác

thị trường này cũng cần có sự đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch.

-Thị trường Đông Bắc Á: chủ yếu là khách Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... đây là thị trường đang có tốc độ gia tăng nhanh do sự gần gũi về mặt địa lý. Thị trường này có mức chi tiêu không cao (trừ khách Nhật Bản). Tuy nhiên lại là thị trường có quy mô lớn. Thị trường này chiếm tỷ lệ gần 20% trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Bình Định.

Khách du lịch từ thị trường này ít có tính mùa vụ, chi tiêu không cao nhưng xu hướng đến Bình Định ở mức cao.

- Thị trường ASEAN: Khách du lịch từ các nước ASEAN đến Bình Định cũng đang có sự tăng trưởng nhanh, nguyên nhân do sự gần gũi về mặt địa lý và sự hợp tác phát triển về nhiều mặt giữa các nước trong khu vực. Thị trường này đang chiếm tỷ lệ 12% trong tổng khách du lịch quốc tế đến tỉnh Bình Định.

Tuy nhiên thị trường này chi tiêu thấp, nhưng số lượng và khả năng phát triển mạnh. - Thị trường Trung Quốc : Mặc dù là thị trường lớn đối với Việt Nam nhưng khả năng khai thác thị trường này của Bình Định còn thấp do những khó khăn về mặt thủ tục và khoảng cách địa lý. Thị trường khách du lịch Trung Quốc mới chiếm tỷ lệ 9% trong tổng số khách du lịch nước ngoài đến Bình Định.

Đối với thị trường khách nội địa đến Bình Định gồm : - Thị trường khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Thị trường Miền Trung cũng là một thị trường có khả năng phát triển mạnh khi trong tương lai các khu vực đô thị, công nghiệp, kinh tế phát triển như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, và sự gần gũi về vị trí địa lý.

- Thị trường khu vực phía Nam

Thị trường phía Nam hiện tại là thị trường chiếm tỷ lệ trung bình khá trong tổng số khách. Nguồn xuất phát chính là thị trường Thành phố Hồ Chí Minh.

- Thị trường khu vực phía Bắc

Thị trường phía Bắc hiện tại là thị trường chiếm tỷ lệ ít trong tổng số khách. Trong tương lai du lịch Bình Định sẽ khai thác thị trường này nhiều hơn vì đã khai

thác chuyến bay thẳng từ Hà Nội – Qui Nhơn, Qui Nhơn – Hà Nội và những chương trình kích cầu do tỉnh đưa ra nhằm thu hút thị trường phía Bắc đặc biệt là thị trường thủ đô Hà Nội.

Tiểu kết chƣơng 1

Bình Định là một vùng đất được mệnh danh là “Đất võ trời văn”, với nhiều nguồn tài nguyên du lịch văn hóa cũng như tự nhiên rất phong phú và đa dạng với các ưu thế nổi trội để phát triển các loại hình du lịch. Hiện nay, du lịch tỉnh nhà được phát triển mạnh dựa vào loại hình du lịch biển và loại hình du lịch văn hóa – lịch sử. Khi tới Bình Định ngoài mục đích tham quan nghỉ dưỡng thì khách du lịch còn tham quan, tìm hiểu về tài nguyên du lịch văn hóa của địa phương, đặc biệt là võ cổ truyền Bình Định và hệ thống tháp chăm. Với nguồn tài nguyên mang đậm bản sắc văn hóa địa phương sẽ đem lại cho khách du lịch một sản phẩm du lịch văn hóa khác so với những vùng khác trong khu vực. Đấy chính là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng trong việc thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Với những di tích lịch sử văn hóa quan trọng như: Bảo tàng Quang Trung, Võ cổ truyền Bình Định, thành Đồ Bàn, hệ thống tháp chăm (8 cụm 14 tháp), lễ hội truyền thống và các nghệ thuật dân gian như: bài chòi, hái bộ, tuồng… Đây là nguồn tài nguyên có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, văn hóa có tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và khôi phục phát triển những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cổ truyền nhằm đáp ứng một phần đời sống tinh thần, tâm linh của người dân đồng thời còn trở thành một phần quan trọng của du lịch, nó có sự thu hút kỳ diệu đối với du khách trong và ngoài nước. Vì thế hiện nay, các phong tục, lễ hội đang có xu hướng phục hồi và phát triển trở lại. Ngoài ra, đến đây khách du lịch còn có thể trực tiếp đến thăm những làng võ hay những khu sản xuất đồ thủ công truyền thống gắn với môi trường sống của cư dân. Việc khai thác và khôi phục phát triển các di tích văn hóa lịch sử, các làng nghề truyền thống có vai trò lớn trong việc phát triển du lịch.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Định (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)