Du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Định (Trang 60 - 66)

7 Lao động quản lý tại các doanh nghiệp (cấp trưởng, phó phòng trở lên)

2.4.1.1. Du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa.

a. Quần thể di tích lịch sử thời Tây Sơn – Quang Trung.

Đến với Bình Định, du khách không thể không đến Bảo tàng Quang Trung, du khách không những được nghe về quần thể di tích lịch sử Tây Sơn – Quang

Trung - Nguyễn Huệ mà còn được đứng trên mảnh đất, ngôi nhà đã từng sinh ra, nuôi dưỡng ba anh em Tây Sơn trưởng thành, tận mắt ngắm nhìn những di vật, chiến tích hào hùng, lừng lẫy của phong trào nông dân Việt Nam khởi nghĩa vào thế kỷ XVIII, vào điện thờ đốt nén hương thơm tưởng nhớ công tích to lớn, kiệt xuất của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ; đứng dưới gốc Cây me, uống dòng nước mát ngọt của Giếng nước xưa du khách như được sống với tinh thần thượng võ, anh hùng, nghĩa hiệp, ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất giữ gìn quê hương đất nước qua lịch sử oai hùng của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và những chiến công hiển hách, lừng lẫy của Quang Trung - Nguyễn Huệ. Bên cạnh đó du khách còn được thưởng thức chương trình biểu diễn phong phú, độc đáo, hấp dẫn về lịch sử phong trào Tây Sơn như Võ thuật Tây Sơn, trống trận Quang Trung, ca múa nhạc dân tộc... đưa khách ngược dòng lịch sử về với những chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam thế kỷ XVIII. Ngoài những di tích trên du khách sẽ được tham quan Thành Hoàng Đế, Bến Trường Trầu, Từ đường Võ Văn Dũng, Đền thờ Bùi Thị Xuân, Phủ thành Quy Nhơn, Căn cứ địa nghĩa quân Tây Sơn. Các di tích thời Tây Sơn ngày nay đã trở thành những địa chỉ tham quan du lịch hấp dẫn không thể thiếu đối với du khách trong và ngoài nước.

Nổi tiếng quần thể di tích thời Tây Sơn – Quang Trung là thành Hoàng Đế. Du khách đến đây không thể không đến thăm thành Hoàng Đế, là thành được triều đại Tây Sơn xây dựng vào năm 1775.

Ngoài các di tích trên, các di tích khác như: Gò Đá Đen, Bến Trường Trầu, Bãi Nhạn – Núi Tam Tòa, Từ đường Võ Văn Dũng, Đền thờ Bùi Thị Xuân,… cũng là những di tích gắn liền với phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, gắn liền với miền tự hào trong mỗi người dân Bình Định.

Hiện nay, hoạt động du lịch văn hóa ở đây đã được đầu tư, nâng cấp nhiều về cơ sở vật chất hạ tầng, kỹ thuật và công tác xúc tiến, quảng bá được quan tâm chú trọng và lượng du khách đến đây khá nhiều chiếm 70% so với các điểm du lịch văn hóa khác trong tỉnh nhưng nhìn chung do khách du lịch đến Bình Định còn thấp nên lượng khách đến Bảo tàng Quang Trung còn thấp chưa đáp ứng hết công suất đầu tư

b. Các di tích lịch sử văn hóa Chăm.

Du lịch Bình Định nổi tiếng với di tích lịch sử văn hóa Chăm, với hệ thống tháp Chăm còn tương đối nguyên vẹn. Du khách đến Bình Định sẽ được biết về nền văn hóa đặc sắc mang bản sắc riêng của địa phương, là nơi lưu giữ những di sản văn hóa vô giá với những dấu tích thành quách, kiến trúc phong phú, đa dạng tạo ra sức hấp dẫn đặc thù chỉ có ở Bình Định đối với khách du lịch khi đến vùng Nam Trung bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Đến với vùng đất được mệnh danh là “đất võ trời văn” này ngoài những giờ phút sảng khoái ngắm nhìn phong cảnh tuyệt đẹp, hữu tình, thơ mộng của vùng đất biển Quy Nhơn, du khách sẽ có chương trình tham quan hệ thống tháp Chăm của Vương quốc Chăm đã có mặt trên mảnh đất Bình Định từ thế kỷ thứ X, Bình Định là kinh đô của các vương triều Chămpa, các vương triều này đã để lại nhiều di sản văn hóa vô giá, đặc biệt là Thành Đồ Bàn và 13 ngôi tháp Chăm độc đáo. Hệ thống tháp Chăm ở Bình Định được các nhà nghiên cứu đánh giá còn khá nguyên vẹn, có phong cách riêng và thuộc loại đồ sộ nhất, đẹp nhất cả nước.

Du khách đến với Bình Định thành phố Qui Nhơn thơ mộng, ngoài thưởng thức vẻ đẹp trên biển, đắm chìm trong cảnh hữu tình trên dọc đường phố Nguyễn Tất Thành mà du khách không thể bỏ qua được chương trình thưởng thức tìm hiểu nền văn hóa của Bình Định mà di tích Tháp Đôi nằm ngang giữa lòng thành phố. Cùng với di tích Tháp Đôi, du khách ngược lên vùng "Tây Sơn hạ đạo" để chiêm ngưỡng cụm tháp Dương Long. Ngày xưa người Pháp gọi đây là Tháp Ngà. Tháp Dương Long có 3 tòa tháp cổ với chiều cao từ 29 đến 36 m. Các hệ thống cửa phần lớn đã bị sụp đổ, hư hỏng. Tuy vậy, nhìn vào các tác phẩm điêu khắc còn sót lại, du khách liên tưởng đến những nghệ nhân Chăm đã từng dày công sáng tạo một nền văn hóa độc đáo. Du khách không chỉ dừng lại mà tiếp tục chương trình với sau hai cụm Tháp Đôi, tháp Dương Long là tháp Cánh Tiên và tháp Bánh Ít. Tháp Cánh Tiên được người Chăm xây dựng ngay ở trung tâm thành Đồ Bàn, nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Tháp cao khoảng 20m, trông xa giống như đôi cánh của nàng tiên trong chuyện cổ tích đang bay lên trời xanh. Tháp Cánh Tiên được xây dựng một phần bằng chất liệu đá sa thạch, xung quanh có

nhiều phù điêu chạm khắc tạo cho ngôi tháp cổ một dáng vẻ độc đáo. Khác với tháp Cánh Tiên, cụm tháp Bánh Ít có đến 4 tòa tháp lớn nhỏ khác nhau. Gọi là tháp Bánh Ít bởi vì khi đứng từ xa nhìn lại, cụm tháp giống như những chiếc Bánh ít lá gai - một sản vật thường thấy trong các dịp cúng lễ, giỗ chạp ở miền Trung. Người Pháp gọi đây là Tháp Bạc. Tất cả đều nằm trên một đỉnh đồi thuộc địa phận xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20km. Bốn ngôi tháp cổ này đều có các tượng thờ, hình vũ nữ đang múa, hình voi, hình các vị thần linh, kiểu trang trí làm cho ta có cảm giác như đang lạc vào thế giới thần bí của người Chăm cổ xưa. Cũng trong hệ thống tháp tại Bình Định còn có tháp Bình Lâm nằm ở xã Phước Hòa (Tuy Phước). Du khách sẽ được tận mắt và được nghe người dân ở đây kể lại rằng, thôn Bình Lâm là nơi có những cư dân người Việt lần đầu tiên đến đây khai phá mở mang vùng đất phì nhiêu này. Trong hệ thống tháp Chàm Bình Định, thì tháp Bình Lâm là nhóm tháp cổ có niên đại sớm nhất.

Có thể nói rằng, trong năm thế kỷ định đô trên vùng đất Bình Định (TK 10 -15), người Chăm đã để lại nhiều công trình kiến trúc đền tháp, thành quách cùng những tác phẩm điêu khắc bằng đá, đất nung khá đặc trưng. Theo thư tịch xưa cho biết. Ở Bình Định có dấu vết khá nhiều thành cổ như thành Đồ Bàn, thành Cha, thành Sức, thành Uất Trì, thành Thị Nại đều do người Chăm xây đắp. Kết quả điều tra nghiên cứu những năm gần đây, trong số 9 thành cổ Chămpa hiện còn dấu vết ở miền Trung thì Bình Định có đến ba thành, và trong 20 cụm đền tháp với 41 kiến trúc hiện còn Bình Định có 8 cụm với 14 kiến trúc. Một số nhà nghiên cứu đã nhận xét: di tích Chămpa Bình Định phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình và hoành tráng về kiến trúc.

Nhưng hiện nay hoạt động du lịch tại các th áp Chăm chưa được khai thác nhiều, tại một số tháp đã được đầu tư, sữa chữa, nâng cấp, trùng tu, bảo tồn. Tuy nhiên đây chỉ là một số di tích nằm ở trên tuyến điểm quan trọng như tháp Đôi, tháp Bánh Ít, tháp Dương Long, tháp Cánh Tiên, thành Đồ Bàn còn các di tích khác hiện chưa có kế hoạch đầu tư và thậm chí đang có nguy cơ xuống cấp như tháp Thủ Thiện, Tháp Phú Lốc, tháp Bình Lâm.

Sản phẩm du lịch văn hóa ở đây còn rất nghèo nàn, đơn điệu. Khách du lịch trước khi đến đây hầu như chưa được nghe giới thiệu, quảng cáo về các tài nguyên du lịch văn hóa này, mà thường khi đến đây mới được biết đến và việc đến tham quan không có tính chủ động và với số lượng nhỏ. Và hiện nay một vấn đề quan trọng hạn chế lượng khách du lịch đến hệ thống tháp chăm là cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch thiếu đồng bộ, không có hệ thống phục vụ tại các tháp chăm (nhà hàng, quày lưu niệm và hệ thống vệ sinh) và chưa được thổi hồn vào các tháp chăm bằng các hoạt động lễ hội của người chăm cũng như các phong tục, tập quán của cư dân địa phương.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp lữ hành chưa khai thác hết các giá trị văn hóa trong mỗi tài nguyên du lịch văn hóa để xây dựng các chương trình du lịch văn hóa đặc sắc kết hợp với chương trình du lịch với các tỉnh lân cận.

c. Các di tích lịch sử cách mạng, di tích danh nhân.

Nhiều du khách đến Bình Định còn có nhu cầu được tham quan các di tích có gắn với các nhân vật văn hoá - lịch sử tiêu biểu của Bình Định như: Đền thờ Đào Duy Từ, Đền thờ Tăng Bạt Hổ, Mộ Đào Tấn, Lăng Mai Xuân Thưởng, Nhà lưu niệm Xuân Diệu và đặc biệt là Mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử….Bên cạnh đó, Bình Định còn có một hệ thống các di tích lịch sử - cách mạng, gắn liền với các cuộc kháng chiến của dân tộc trong thế kỷ 20 như: Căn cứ Núi Bà, Nho Lâm, Gò Dài, chiến thắng lịch sử Đèo Nhông - Dương liễu, Đồi 10, Chi bộ Cửu Lợi…Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu tham quan của khách du lịch, những di tích kể trên còn là được xem những “bảo tàng ngoài trời” có ý nghĩa quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, yêu nước cho các thế hệ trẻ, học sinh - sinh viên…

Ngoài ra một số danh nhân văn hóa và danh nhân lịch sử được công nhận và xây dựng đền thờ, lăng mộ như: Trần Đức Hòa. Đào Tấn, Võ Tánh, Võ Văn Dũng… du khách sẽ được hiểu biết thêm về thân thế và sự nghiệp của những danh nhân văn hóa lịch sử này.

Sản phẩm du lịch này hiện nay chưa được khai thác nhiều chỉ mới kết hợp vài điểm trong chương trình du lịch do các doanh nghiệp lữ hành xây dựng chương trình như Mộ Hàn Mạc Tử nằm trong khu du lịch Ghềnh Ráng và một số di tích như Từ đường Bùi Thị Xuân, Từ đường Võ Văn Dũng, Lăng Mai Xuân Thưởng nằm trên tuyến du lịch văn hóa lịch sử Quy Nhơn – An Nhơn – Tây Sơn và vùng phụ cận còn một số di tích lịch sử danh nhân khác chưa được khai thác nhiều và cũng chưa được đầu tư nên đường vào các di tích lịch sử, danh nhân còn khó khăn và cơ sở vật chất phục vụ tại các điểm di tích cũng chưa được đầu tư, nhiều di tích bị bỏ quên, bị xuống cấp nghiêm trọng

d. Du lịch tham quan các di tích khác

Ngoài những điểm du lịch lịch sử văn hóa nổi tiếng nói trên. Bình Định còn có di tích văn hóa cổ nhà lá mái, là kiến trúc cổ dân gian truyền thống, một nét đặc trưng văn hóa độc đáo của làng quê Bình Định. Du khách đến Bình Định để biết được đời sống sinh hoạt của người dân Bình Định như thế nào thông qua các hình ảnh, hiện vật từ cổ xa xưa ông cha ta để lại. Với ngôi nhà là vật rất quan trọng trong đời sống của chúng ta nên để làm được ngôi nhà lá mái là cả quá trình gian khổ, lâu dài và là một sự kiện trọng đại của đời người. Người Bình Định có câu: “ Một lần cất nhà bằng ba lần cha chết ” là vậy. Đối với người Bình Định, ngoài lo cái ăn, cái mặc thì việc dựng nhà là sự kiện trọng đại nhất của một đời người. Ngoài ra người Bình Định còn có phong tục trong việc dựng nhà lá mái là gác đòn dông. Trước khi gác đòn dông phải làm lễ. Lễ gác đòn dông thường tiến hành vào đêm khuya để tránh người ta “ dòm ngó “, nhất là đàn bà chửa. Luận về cách chọn ngày giờ để gác đòn dông, dân gian Bình Định có bài thơ: Kinh Dịch luận gác đòn dông Giờ Tí, giờ Sửu: Phước hồng trời ban. Khi đòn dông gác lên phải dán một lá bùa và treo một bát quái bằng gỗ để cầu an, trừ tà. Gỗ làm đòn dông phải là cây thẳng, tròn, không bị sâu mọt. Khi gác đòn dông, bao giờ đầu ngọn cũng phải nằm bên tay phải của ngôi nhà.

Về kiến trúc cổ dân gian truyền thống, nhà lá mái Bình Định là một đặc trưng văn hóa tiêu biểu của miền Trung được thể hiện qua không gian qui hoạch - kiến trúc, được Cục Di sản Văn hóa phối hợp với Trường Đại học Nữ Chiếu Hòa và

Bảo tàng Tổng hợp Bình Định khảo sát điều tra đợt 2 năm 2004 đã chọn ra 35 ngôi nhà tiêu biểu (trong số 350 ngôi nhà điều tra khảo sát đợt 1) và hiện nay ngôi nhà cổ kiểu nhà lá mái còn tồn tại khá nguyên vẹn nhưng chưa đưa vào khai thác phục vụ du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Định (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)