- Việc tổ chức quán triệt và tuyên truyền giáo dục nhằm tăng nhận thức của người dân về vai trò của du lịch chưa tốt, có nơi có tiềm năng du lịch nhưng chưa
3.2.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Du lịch là ngành kinh tế đòi hỏi có sự quan hệ rộng, giao tiếp nhiều, trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của con người trong lĩnh vực này vô cùng quan trọng. Nhìn chung trong thời gian qua, nguồn nhân lực của tỉnh Bình Định đã đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch. Tuy nhiên đứng trước
những nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch và những đòi hỏi của thị trường thì nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu du lịch của Bình Định cần tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề theo hướng chuyên nghiệp hơn để đáp ứng tình hình mới. Để làm được việc này cần thực hiện những biện pháp sau:
- Đề nghị mở Khoa du lịch tại trường Đại học Quy Nhơn. Tăng cường đào tạo cán bộ trình độ đại học du lịch.
- Tổ chức các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch tại các trường Cao Đẳng, trung học đào tạo nghề tại Bình Định về các chuyên ngành quản lý, hướng dẫn viên, đội ngũ lễ tân, người làm dịch vụ phục vụ về nghiệp vụ, ngoại ngữ, lịch sử, văn hóa…mở rộng năng lực các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp về du lịch, phát triển nhiều mô hình đào tạo du lịch để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho du lịch Bình Định trong thời gian tới. Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục đào tạo đối với du lịch.
- Đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch:
+ Mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế trong hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Cử cán bộ, chuyên viên quản lý du lịch theo các khóa đào tạo quốc tế, đi nước ngoài học hỏi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động du lịch mới trên thế giới. Tạo cơ hội cho cán bộ quản lý, người lao động học tập kinh nghiệm quản lý và kinh doanh du lịch ở một số nước phát triển mạnh về du lịch.
+ Xây dựng cơ chế khuyến khích thu hút nhân tài, chính sách phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, thu hút nguồn nhân lực tài năng trong lĩnh vực du lịch về với du lịch Bình Định đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý.
- Đào tạo nguồn nhân lực tại cơ sở làng nghề: Đối với lao động chưa có nghề thì đào tạo theo hình thức truyền nghề, kèm cặp tại nơi sản xuất; đối với lao động đã có nghề, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức theo hình thức tập huấn ngắn ngày tại các trung tâm dạy nghề địa phương; kiện toàn hệ thống đào tạo; khuyến khích hình thành các cơ sở đào tạo nghề tại nơi sản xuất, đào tạo dạy nghề cho người lao động ở nông thôn; bồi dưỡng để trở thành nghệ nhân, thợ giỏi.
- Đào tạo nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch:
+ Hoàn thiện công tác tuyển dụng
+ Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực + Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi trường làm việc trong doanh nghiệp du lịch
+ Hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng người lao động + Hoàn thiện hệ thống nội qui và tăng cường kỷ luật lao động
+ Bố trí và phân công lao động thích hợp tại các bộ phận doanh nghiệp