Áp lực từ môi trường cạnh tranh hiện tại

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển của tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - vinacomin đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 63)

2013

2.2.3.5. Áp lực từ môi trường cạnh tranh hiện tại

Hiện nay, do ảnh hưởng của nền kinh tế, chính trị, xã hội nên các đơn vị được cấp phép kinh doanh, sản xuất Vật liệu nổ công nghiệp và dịch vụ khoan nổ mìn là rất ít. Các đối thủ chủ yếu là Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc Phòng (GAET) và Tổng Công ty Sông Đà. Tổng Công ty có 2 nhóm đối thủ cạnh tranh cơ bản:

- Nhóm đối thủ cạnh tranh trong ngành sản xuất và cung ứng Vật liệu nổ công nghiệp là GAET.

- Nhóm đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khoan nổ mìn và các trang thiết bị và công nghệ nổ mìn là Tổng Công ty Sông Đà.

* Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc Phòng (GAET)

Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc Phòng (GAET) được thành lập theo quyết định số 3035/ QĐ- BQP hoạt động theo hình thức Công ty mẹ- Công ty con trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH một thành viên Vật tư Công nghiệp Quốc Phòng, là doanh nghiệp quốc phòng có chức năng kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực: xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ sản xuất quốc phòng và kinh tế; xuất nhập khẩu (XNK) và kinh doanh Vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), dịch vụ nổ mìn; đào tạo nghề và xuất nhập khẩu lao động; liên doanh sản xuất nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp quốc phòng và nhiều chức năng kinh doanh quan trọng khác…

Tiền thân GAET là cục Vật tư nhiên liệu (Tổng cục Hậu Cần), cục Cung ứng Vật tư (Tổng cục Kỹ thuật) với nhiệm vụ quan trọng là cung cấp đảm bảo vũ khí, vật tư, nhiên liệu phục vụ cho cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, GAET còn là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh thời kỳ hội nhập. Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng phát triển, mở rộng thị trường, giữ uy tín với khách hàng…đó là một trong những thành công của GAET trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, GAET đã thu được nhiều thành công nhờ sự nhạy bén, linh hoạt trong cơ chế thị trường.

Với một Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, một Công ty đào tạo nghề và xuất khẩu lao động cùng các đơn vị xuyên suốt từ Bắc vào Nam tạo sức mạnh tổng hợp khẳng định thương hiệu GAET trong suốt quá trình xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hội nhập kinh tế quốc tế.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của GAET là kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu. Trong những năm qua GAET đã triển khai mua sắm, trang bị cho quân đội máy móc, vật tư trang thiết bị, lắp đặt các dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện đại, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, phục vụ các dự án của quân đội. GAET tích cực tham gia phát triển kinh tế đất nước bằng việc đẩy mạnh thương mại trong nước và quốc tế, nhập khẩu thiết bị, dây chuyền công nghệ, tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu hàng tiêu dùng, nông lâm sản ra nước ngoài. GAET là đầu mối duy nhất của Bộ Quốc Phòng được giao nhiệm vụ xuất nhập khẩu, cung ứng Vật liệu nổ công nghiệp cho các ngành xây dựng, giao thông, khai khoáng…phục vụ nền kinh tế quốc dân.

Ngoài ra, GAET chú trọng mở rộng hệ thống kinh doanh dịch vụ nổ mìn với tinh thần bám trụ phục vụ tận chân công trường để tư vấn, hướng dẫn cụ thể kỹ thuật và dịch vụ trọn gói cho khách hàng. GAET đặc biệt chú trọng công tác đảm bảo an toàn, tuyệt đối chấp hành các nguyên tắc phòng cháy nổ do Nhà nước và Quân đội đề ra. Nhờ vậy hàng năm với gần 100 phương tiện vận tải vận chuyển hàng ngàn chuyến thuốc nổ phục vụ nhu cầu sử dụng của các bạn hàng trên khắp mọi miền trong nước và quốc tế tuyệt đối an toàn.

Bên cạnh đó, GAET chủ động triển khai phối hợp với các nhà máy tham gia các dự án liên doanh, liên kết sản xuất, cung ứng nguyên, vật liệu, phục vụ sản xuất thuốc nổ sạch công nghiệp và phục vụ sản xuất công nghiệp quốc phòng.

* Tổng Công ty Sông Đà:

Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1961. Công ty tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh chính là xây dựng các nhà máy điện, cơ sở hạ tầng, giao thông, nhà máy công nghiệp, công trình dân dụng; chế tạo và cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị xây dựng; cung cấp dịch vụ nhân lực, công nghệ xây dựng, kinh doanh bất động sản.

Thực hiện nhiệm vụ SXKD xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành xây dựng của nhà nước bao gồm các lĩnh vực thi công xây lắp các công trình dân dụng công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, thuỷ điện, bưu điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến thế điện; kinh doanh phát triển nhà; tư vấn xây dựng, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và dịch vụ nổ mìn.

Tổng Công ty Sông Đà là nhà thầu chính của hầu hết các dự án thủy điện tại Việt Nam, như Thủy điện Sơn La (92400MW) – dự án thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, thủy điện Hòa Bình (1920MW) – dự án nhà máy thủy điện ngầm của Việt Nam, thủy điện Lai Châu 1200MW), và là nhà thầu EPC của một số dự án khác như Tuyên Quang (324MW), Se san 3 (260 MW)… Sông Đà chiếm tới 85% thị phần trong nước về xây dựng thủy điện, trở thành nhà thầu lớn nhất trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Tổng Công ty Sông Đà cũng mở rộng hoạt động của mình sao Lào với các dự án thủy điện Xekaman 1, Xekaman 3.

Sông Đà cũng là một trong các nhà thầu dẫn đầu của Việt Nam trong thi công công trình ngầm, đã thực hiện hơn 100 km đường hầm, đặc biệt là hầm Hải Vân với phương pháp thi công NATM ( phương pháp thi công hầm mới của Áo).

Rất nhiều dự án công nghiệp đã được Tổng Công ty thực hiện thành công như nhà máy Xi măng Hạ Long, Xi Măng Bút Sơn (1,4 triệu tấn/ năm), Nhà máy giấy Bãi Bằng (55.000 tấn/năm), Nhà máy dệt Minh Phương (55 triệu m/năm)… Các dự án giao thông như đường cao tốc Láng Hòa Lạc, đường quốc lộ 1A, đường quốc lộ 10, đường quốc lộ 18, đường Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ Hải Vân, Hầm đường bộ Đèo Ngang…

Tình hình thị trường hiện tại tương đối ổn định, mặc dù vẫn luôn phải cạnh tranh với Tổng Công ty Vật tư Công nghiệp Quốc Phòng, Tổng Công ty Sông Đà, Công ty Cavico Việt Nam… về thị trường nhưng do có đội ngũ cán bộ quản lý năng động, và làm tốt công tác thị trường, cán bộ làm công tác thị trường thường xuyên liên hệ và tiếp cận với cả khách hàng truyền thông và các khách hàng mới, địa bàn các đơn vị nằm giải giác trên toàn quốc, có nhiều kho nhỏ lẻ, tự làm công tác khoan nổ mìn nên toàn Tổng Công ty ổn định giữ vững thị trường tiêu thụ, kinh doanh VLNCN.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển của tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - vinacomin đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)