Các yếu tố của môi trường vi mô

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển của tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - vinacomin đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 60)

2013

2.2.3. Các yếu tố của môi trường vi mô

2.2.3.1. Áp lực từ nhà cung cấp

Nguồn nguyên vật liệu chính của Tổng Công ty là các nguồn nguyên vật liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc và các nước Đông Âu, các loại dầu khí, các loại đạm, các chất gây cháy, nổ,. nên bị ảnh hưởng chi phối bởi các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào. Tuy nhiên Tổng Công ty vẫn chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào của mình và không bị ảnh hưởng bởi những nhà cung cấp bao bì vì Tổng Công ty có một đơn vị chuyên cung ứng vật tư tại Hà Nội.

Ngoài việc sử dụng nguồn nguyên liệu để sản xuất các loại sản phẩm Vật liệu nổ công nghiệp chính, Tổng Công ty còn phải nhập một số loại Vật liệu nổ công nghiệp đặc biệt chưa được sản xuất của tại các nhà máy thuộc Bộ Quốc Phòng. Chính điều này làm giảm một phần năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty với GAET vì giá Vật liệu nổ công nghiệp này cao hơn so với GAET. Tuy nhiên, để khắc phục điểm yếu đó Tổng Công ty đã nghiên cứu một số loại Vật liệu nổ công nghiệp có thể thay thế những sản phẩm đặc thù đó và phù hợp hơn với thị trường Việt Nam. Do đó, nguồn cung cấp nguyên liệu tương đối ổn định. Tuy nhiên đây là khâu quan trọng trong việc quyết định chất lượng sản phẩm cũng như giá thành sản phẩm. Vì vậy, Tổng Công ty cần lựa chọn những nhà cung cấp đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.

Đặc biệt Tổng Công ty còn có lợi thế về các sản phẩm dịch vụ khoan, nổ mìn, cung cấp các thiết bị và công nghệ nổ mìn, tư vấn thiết kế công trình khai thác, tư vấn nổ mìn, … Nguồn cung cấp nhân công lao động của Tổng Công ty chủ yếu là trong địa bàn các tỉnh khu vực phía Bắc. Chủ yếu tập trung ở Trường đại học Mỏ địa chất và Trường dạy nghề mỏ Hồng Cẩm ở Quảng Ninh.

Nhìn chung, nguồn nhân lực mà Tổng Công ty sử dụng được đào tạo có chuyên môn và tay nghề cao, nhu cầu tuyển dụng nguồn lao động so với mặt bằng các Công ty khác thì tiền lương Tổng Công ty chi trả cũng cao hơn, đảm bảo công việc làm ổn định nên dễ thu hút lực lượng lao động.

2.2.3.2. Áp lực từ khách hàng

Công tác quan tâm, chăm sóc khách hàng còn nhiều hạn chế, chưa có đội ngũ dự phòng để đáp ứng kịp thời cho thị trường. Mặt khác, Tổng Công ty chưa có đội ngũ nhân viên làm công tác thị trường, chủ yếu là các cán bộ kỹ thuật, các mối quan hệ để tìm hiểu thông tin thị trường, chưa có sự khuyến khích động viên nhân viên khi giới thiệu khách hàng đến với Tổng Công ty nên chưa kích thích nhân viên làm việc nhiệt tình, hầu hết chỉ thích làm việc gần nhà, không thích đi xa. Chính vì vậy Tổng Công ty rất khó trong việc điều động nhân viên đi đến các thị trường có nhiều khó khăn.

Khách hàng là người tiêu thụ và sử dụng sản phẩm, là yếu tố quyết định đầu ra. Do đó, việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, mở rộng thị trường và nâng cao mức tiêu thụ sản phẩm cần lưu ý đến các công tác thu hút và tư vấn khách hàng. Khách hàng của Tổng Công ty là tất cả các đơn vị trong lĩnh vực xây dựng, thủy điện, nhiệt điện, san lấp mặt bằng, khai thác khoáng sản, khai thác đá, các công trình giao thông vận tải,… bao gồm khách hàng từ vùng thành thị đến vùng miền núi, từ những khách hàng có quy mô nhỏ lẻ đến khách hàng lớn, khách hàng truyền thống trong ngành Than, Điện.... Hiện nay đối tượng khách hàng của Tổng Công ty rất đa dạng về đặc điểm và nhu cầu, điều này đòi hỏi Tổng Công ty cần có những chính sách phù hợp đối với sự thay đổi nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Tuy nhiên áp lực cạnh tranh để giành lấy khách hàng đang còn rất khó khăn.

2.2.3.3. Áp lực từ sản phẩm thay thế

Sự thay đổi của khoa học và công nghệ tạo ra nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại có thể san lấp, khoan đá, đào múc, … làm ảnh hưởng đến sản xuất của Tổng Công ty. Sức ép do có các mặt hàng thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do

mức giá cao nhất bị khống chế. Nếu không chú ý tới các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, Tổng Công ty có thể bị tụt lại với các thị trường. Do đó, Tổng Công ty không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế tiềm ẩn.

Các loại sản phẩm trên thị trường nói chung và Vật liệu nổ công nghiệp nói riêng đều có những sản phẩm thay thế. Bên cạnh đó, sự mở cửa của nền kinh tế thị trường mở rộng nên việc nhập các loại máy móc công nghệ cao là điều rất dễ dàng. Sự phong phú về chủng loại, sự thuận tiện ở mọi nơi như các loại Vật liệu nổ công nghiệp thông thường không còn là sản phẩm duy nhất nữa, thay vào đó các đơn vị có nhu cầu thường thích thay đổi và tiếp cận với công nghệ mới hơn. Chính điều này tác động mạnh đến công tác thị trường của Tổng Công ty. Tổng Công ty cần có chính sách phân phối kịp thời và tạo ra các sản phẩm đạt hiệu quả cao hơn, tiết kiệm nhiên vật liệu, nhân công và có sức công phá lớn, không ảnh hưởng nhiều đến môi trường và hạn chế mức độ nguy hiểm đối với người và thiết bị. Điều này tất nhiên cần phải có một chiến lược và khoảng thời gian dài để nghiên cứu. Tuy nhiên, với mức độ đầu tư hiện nay tại Việt Nam, công nghệ đạt mức độ cao thay thế sản phẩm Vật liệu nổ công nghiệp còn ít, và tốn kém, mức chi phí cao, chủ yếu chỉ có đơn vị Tổng Công ty Sông Đà là có mức đầu tư công nghệ cao hơn.

2.2.3.4. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đây là sản phẩm mà đối thủ tiềm ẩn rất có thể gia nhập thị trường tương đối nhiều. Ngoài những đối thủ tiềm ẩn về cung cấp dịch vụ khoan, nổ mìn còn có những đối thủ về sản xuất thuốc nổ tự chế, công nghệ thông thường. Hiện nay trên thị trường xuất hiện một số các doanh nghiệp nhỏ và vừa tự đầu tư nguồn nhân lực và xin cấp phép để cung cấp dịch vụ khoan nổ mìn và bán các sản phẩm nổ mìn. Các đối thủ tiềm ẩn chủ yếu là các mỏ khai thác đá, các doanh nghiệp tư nhân với vốn đầu tư ít nên tự thi công nổ mìn, các doanh nghiệp sử dụng máy xúc, máy đào, máy đập để khai thác đá, … và một số các đối thủ khai thác chui. Các đối thủ khác tham gia kinh doanh là yếu tố có thể làm giảm lợi nhuận của Tổng Công ty. Do đó, việc nghiên cứu bảo vệ vị trí cạnh tranh của Tổng Công ty bao gồm việc duy trì hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài là quan trọng. Những hàng rào này là: lợi thế do sản xuất qui mô lớn, chất lượng sản phẩm, sự đòi hỏi có nguồn tài chính lớn, chi phí vận chuyển thấp và công nghệ cao, khả năng hạn chế trong việc thâm nhập các kênh tiêu thụ vững vàng và ưu thế giá thành mà đối thủ cạnh tranh không tạo ra được.

2.2.3.5. Áp lực từ môi trường cạnh tranh hiện tại

Hiện nay, do ảnh hưởng của nền kinh tế, chính trị, xã hội nên các đơn vị được cấp phép kinh doanh, sản xuất Vật liệu nổ công nghiệp và dịch vụ khoan nổ mìn là rất ít. Các đối thủ chủ yếu là Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc Phòng (GAET) và Tổng Công ty Sông Đà. Tổng Công ty có 2 nhóm đối thủ cạnh tranh cơ bản:

- Nhóm đối thủ cạnh tranh trong ngành sản xuất và cung ứng Vật liệu nổ công nghiệp là GAET.

- Nhóm đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khoan nổ mìn và các trang thiết bị và công nghệ nổ mìn là Tổng Công ty Sông Đà.

* Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc Phòng (GAET)

Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc Phòng (GAET) được thành lập theo quyết định số 3035/ QĐ- BQP hoạt động theo hình thức Công ty mẹ- Công ty con trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH một thành viên Vật tư Công nghiệp Quốc Phòng, là doanh nghiệp quốc phòng có chức năng kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực: xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ sản xuất quốc phòng và kinh tế; xuất nhập khẩu (XNK) và kinh doanh Vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), dịch vụ nổ mìn; đào tạo nghề và xuất nhập khẩu lao động; liên doanh sản xuất nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp quốc phòng và nhiều chức năng kinh doanh quan trọng khác…

Tiền thân GAET là cục Vật tư nhiên liệu (Tổng cục Hậu Cần), cục Cung ứng Vật tư (Tổng cục Kỹ thuật) với nhiệm vụ quan trọng là cung cấp đảm bảo vũ khí, vật tư, nhiên liệu phục vụ cho cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, GAET còn là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh thời kỳ hội nhập. Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng phát triển, mở rộng thị trường, giữ uy tín với khách hàng…đó là một trong những thành công của GAET trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, GAET đã thu được nhiều thành công nhờ sự nhạy bén, linh hoạt trong cơ chế thị trường.

Với một Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, một Công ty đào tạo nghề và xuất khẩu lao động cùng các đơn vị xuyên suốt từ Bắc vào Nam tạo sức mạnh tổng hợp khẳng định thương hiệu GAET trong suốt quá trình xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hội nhập kinh tế quốc tế.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của GAET là kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu. Trong những năm qua GAET đã triển khai mua sắm, trang bị cho quân đội máy móc, vật tư trang thiết bị, lắp đặt các dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện đại, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, phục vụ các dự án của quân đội. GAET tích cực tham gia phát triển kinh tế đất nước bằng việc đẩy mạnh thương mại trong nước và quốc tế, nhập khẩu thiết bị, dây chuyền công nghệ, tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu hàng tiêu dùng, nông lâm sản ra nước ngoài. GAET là đầu mối duy nhất của Bộ Quốc Phòng được giao nhiệm vụ xuất nhập khẩu, cung ứng Vật liệu nổ công nghiệp cho các ngành xây dựng, giao thông, khai khoáng…phục vụ nền kinh tế quốc dân.

Ngoài ra, GAET chú trọng mở rộng hệ thống kinh doanh dịch vụ nổ mìn với tinh thần bám trụ phục vụ tận chân công trường để tư vấn, hướng dẫn cụ thể kỹ thuật và dịch vụ trọn gói cho khách hàng. GAET đặc biệt chú trọng công tác đảm bảo an toàn, tuyệt đối chấp hành các nguyên tắc phòng cháy nổ do Nhà nước và Quân đội đề ra. Nhờ vậy hàng năm với gần 100 phương tiện vận tải vận chuyển hàng ngàn chuyến thuốc nổ phục vụ nhu cầu sử dụng của các bạn hàng trên khắp mọi miền trong nước và quốc tế tuyệt đối an toàn.

Bên cạnh đó, GAET chủ động triển khai phối hợp với các nhà máy tham gia các dự án liên doanh, liên kết sản xuất, cung ứng nguyên, vật liệu, phục vụ sản xuất thuốc nổ sạch công nghiệp và phục vụ sản xuất công nghiệp quốc phòng.

* Tổng Công ty Sông Đà:

Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1961. Công ty tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh chính là xây dựng các nhà máy điện, cơ sở hạ tầng, giao thông, nhà máy công nghiệp, công trình dân dụng; chế tạo và cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị xây dựng; cung cấp dịch vụ nhân lực, công nghệ xây dựng, kinh doanh bất động sản.

Thực hiện nhiệm vụ SXKD xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành xây dựng của nhà nước bao gồm các lĩnh vực thi công xây lắp các công trình dân dụng công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, thuỷ điện, bưu điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến thế điện; kinh doanh phát triển nhà; tư vấn xây dựng, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và dịch vụ nổ mìn.

Tổng Công ty Sông Đà là nhà thầu chính của hầu hết các dự án thủy điện tại Việt Nam, như Thủy điện Sơn La (92400MW) – dự án thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, thủy điện Hòa Bình (1920MW) – dự án nhà máy thủy điện ngầm của Việt Nam, thủy điện Lai Châu 1200MW), và là nhà thầu EPC của một số dự án khác như Tuyên Quang (324MW), Se san 3 (260 MW)… Sông Đà chiếm tới 85% thị phần trong nước về xây dựng thủy điện, trở thành nhà thầu lớn nhất trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Tổng Công ty Sông Đà cũng mở rộng hoạt động của mình sao Lào với các dự án thủy điện Xekaman 1, Xekaman 3.

Sông Đà cũng là một trong các nhà thầu dẫn đầu của Việt Nam trong thi công công trình ngầm, đã thực hiện hơn 100 km đường hầm, đặc biệt là hầm Hải Vân với phương pháp thi công NATM ( phương pháp thi công hầm mới của Áo).

Rất nhiều dự án công nghiệp đã được Tổng Công ty thực hiện thành công như nhà máy Xi măng Hạ Long, Xi Măng Bút Sơn (1,4 triệu tấn/ năm), Nhà máy giấy Bãi Bằng (55.000 tấn/năm), Nhà máy dệt Minh Phương (55 triệu m/năm)… Các dự án giao thông như đường cao tốc Láng Hòa Lạc, đường quốc lộ 1A, đường quốc lộ 10, đường quốc lộ 18, đường Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ Hải Vân, Hầm đường bộ Đèo Ngang…

Tình hình thị trường hiện tại tương đối ổn định, mặc dù vẫn luôn phải cạnh tranh với Tổng Công ty Vật tư Công nghiệp Quốc Phòng, Tổng Công ty Sông Đà, Công ty Cavico Việt Nam… về thị trường nhưng do có đội ngũ cán bộ quản lý năng động, và làm tốt công tác thị trường, cán bộ làm công tác thị trường thường xuyên liên hệ và tiếp cận với cả khách hàng truyền thông và các khách hàng mới, địa bàn các đơn vị nằm giải giác trên toàn quốc, có nhiều kho nhỏ lẻ, tự làm công tác khoan nổ mìn nên toàn Tổng Công ty ổn định giữ vững thị trường tiêu thụ, kinh doanh VLNCN.

2.2.3.6. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Tổng Công ty

Để có thể đánh và phân tích một các đầy đủ hơn ngoài phân tích hai ma trận EFE và IFE có thể biết được những điểm mạnh, điểm yếu bên trong đối tượng, sự tương tác bên ngoài đối tượng.. ta cần sử dụng thêm công cụ ma trận hình ảnh cạnh tranh, để nhận biết những ưu và nhược điểm của đối thủ cạnh tranh. Ma trận hình ảnh cạnh tranh dưới đây tập trung nghiên cứu hai đối thủ cạnh tranh chính hiện nay là Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc Phòng (GAET), Tổng Công ty Sông Đà. Thông qua ma trận này có thể:

- Xác định thực lực, tính hiệu quả của các đặc trưng đối tượng. - Tương quan các đặc trưng, nguồn lực với các đối thủ.

- Khẳng định khả năng cạnh tranh là một tiêu chí quan trọng mà đối tượng cần phải xem xét, đánh giá cải tiến các yếu tố cấu thành năng lực này.

Bảng 2.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh Tổng Công ty MICCO Tổng Công ty Sông Đà Tổng Công ty GAET Các yếu tố thành công Điểm mức độ quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Thị Phần 0,08 2,7 0,22 2,0 0,16 2,6 0,21 Uy tín thương hiệu 0,10 3,8 0,38 2,9 0,29 2,9 0,29 Chất lượng sản phẩm 0,09 3,4 0,30 2,4 0,21 2,4 0,21 Danh tiếng của công ty 0,09 2,9 0,26 2,1 0,19 2,9 0,26 Quảng bá, chăm sóc

khách hàng 0,07 3,3 0,22 2,3 0,15 2,7 0,18

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển của tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - vinacomin đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)