Các yếu tố của môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển của tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - vinacomin đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 50)

2013

2.2.1. Các yếu tố của môi trường vĩ mô

2.2.1.1. Yếu tố chính trị

Là Công ty Nhà nước nên Tổng Công ty chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp và Pháp Luật nhà nước. Bên cạnh đó còn chịu sự liên quan của Bộ Công Thương, các đơn vị pháp lý, và các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của Tổng Công ty: Luật, quản lý thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp, …

Ngoài ra Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới, mọi sự thay đổi về chính sách quản lý cũng như sự thay đổi về các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp nói chung cũng như của các doanh nghiệp trong ngành luôn có thể xảy ra và ảnh hưởng đến hoạt động của Tổng Công ty.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định, đang mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng, tham gia vào nhiều các tổ chức kinh tế quốc tế, củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đảng và Nhà nước ta đã và đang có những chính sách phù hợp để tập trung phát triển kinh tế xã hội với sự tham gia của các thành phần kinh tế theo định hướng XHCN, nhằm duy trì tỷ lệ tăng trưởng GDP với tốc độ cao trong thời gian tới. Quốc hội và chính phủ đang điều hành nền kinh tế một cách năng động và hiệu quả, và cam kết mạnh mẽ đối với tiến trình cải cách hành chính, cải cách toàn diện, hiệu quả hơn. Hệ thống pháp luật liên tục được xây dựng và sửa đổi hoàn chỉnh.

Sự ổn định của một quốc gia cũng như sự nhất quán của thể chế chính trị, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia đó. Những quy định và hạn chế của luật pháp cũng ảnh hưởng đến định hướng phát triển của Tổng Công ty. Dưới đây là một số phê duyệt mới về định hướng, chiến lược và các quy hoạch mới ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty:

1) Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2007 của Bộ Chính trị về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”.

2) Quyết định số 153/2004/TTg ngày 17/8/2004 của Chính phủ ban hành “ Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (hay còn gọi là chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam).

3) Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”.

4) Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2012-2020 có xét đến năm 2030.

5) Quyết định số 60/QĐ-TTg, ngày 9/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030

6) Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “ Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxít giai đoạn 2007-2015, có xét đến 2025”.

7) Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg ngày 04/04/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2011, tầm nhìn đến 2020”.

8) Quyết định số 176/2006/QĐ-TTg ngày 01/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì, kẽm giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2020”.

9) Quyết định số 124/2006/QĐ-TTg ngày 30/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “ Quy định thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2011, định hướng đến năm 2020”.

10) Quyết định số104/2007/QĐ-TTg ngày 13/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “ Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn 2007-2015, định hướng đến năm 2025”.

11) Quyết định số 150/2007/QĐ-TTg ngày 10/09/2007 cảu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “ Quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025”.

12) Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg ngày 4/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025”.

13) Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2010.

14) Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành xi măng Việt Nam năm 2012-2015, có xét triển vọng đến năm 2030”.

15) Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 21/07/2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “quy hoạch thăm dò, khai thác, và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020”.

16) Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Xi măng Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 đã được Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo tờ trình số 16/TTr-BXD ngày 14/05/2011”.

17) Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 121/2009/QĐ-TTg ngày 29/8/2009”.

18) Quyết định số 33/2007/QĐ-BCN ngày 26/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt “ Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng crômít, mangan giai đoạn 2007-2015, định hướng đến 2025”.

19) Các quy hoạch phát triển một số ngành khác có liên quan.

20) Văn bản số 2197/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/11/2010 về việc Quy hoạch ngành than Việt Nam đến năm 2015, có xét triển vọng đến năm 2025.

21) Điều lệ của Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - VINACOMIN

22) Một số văn bản khác của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn than – Khoáng sản Việt Nam./

23) Căn cứ vào hợp đồng phối hợp kinh doanh số 68 Tập đoàn giao kế hoạch giao 5 năm 2012-2015 QĐ ngày 26 tháng 04 năm 2012.

Bảng 2.2: Tổng hợp nhu cầu sử dụng Vật liệu nổ công nghiệp trong các ngành công nghiệp chính Đơn vị tính: Tấn Sử dụng VLNCN qua các năm STT Tên các ngành 2011 2012 1013 2014 2015 2020 2025 2030 I Trong KTV 76.470 76.500 76.900 76.300 76.600 51.100 50.300 48.800 1 Ngành Than 74.600 74.700 75.200 74.500 74.700 49.000 48.000 46.300 2 Khác 1.870 1.800 1.700 1.800 1.900 2.100 2.300 2.500 II Ngoài KTV 37.380 38.500 41.200 42.500 43.400 73.900 89.700 98.200 1 Xi Măng 11.800 12.400 13.000 14.600 16.000 16.200 17.500 20.500 2 Thủy Điện 13.500 14.000 13.500 13.000 13.800 15.800 13.800 12.800

3 Giao thông, cầu đường 1.100 1.700 2.900 3.000 20.900 30.700 31.000

4 Vật liệu Xây Dựng 12.080 11.000 13.000 12.000 10.600 21.000 27.700 33.900

Tổng Cộng 113.850 115.000 118.100 118.800 120.000 125.000 140.000 147.000

2.2.1.2. Yếu tố kinh tế

Từ năm 2009 đến 2013, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu làm cho nền kinh tế xã hội nước ta có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Đời sống sinh hoạt của người dân và nhu cầu cuộc sống ngày càng một nâng cao, các công trình xây dựng ngày được xây dựng nhiều đặc biệt là các dự án thủy điện, khai thác đá, nổ mìn san lấp mặt bằng, … sự hiểu biết về thương hiệu MICCO ngày càng nhiều. Chính điều này mang lại cho Tổng Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin có cơ hội thâm nhập vào thị trường dễ dàng và trở thành thương hiệu lớn mạnh hơn. Mặc dù vậy, mặt hàng này mang nhiều tính chất nguy hiểm và đặc thù riêng nên phụ thuộc vào nền kinh tế thị trường và sự ổn định chính trị xã hội. Do đó sự suy giảm chung của nền kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty trong thời gian vừa qua.

Mục tiêu chiến lược là phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2012-2020 là 7- 8%/năm, đến năm 2020 GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.000-3.200 $ (17).

Tóm lại, với các mục tiêu, định hướng phát triển nêu trên có thể nói thời gian tới nước ta có sự “Bùng nổ” về nhu cầu đầu tư phát triển của một nước trong giai đoạn tăng tốc (cất cánh) và đẩy mạnh CNH-HĐH. Điều đó sẽ đem lại nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp, Tuy nhiên, cũng cần phải tính đến kịch bản xấu khi tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu gia tăng và kéo dài làm cho nền kinh tế nước ta phát triển chậm lại không đạt được một số mục tiêu đề ra.

2.2.1.3. Yếu tố văn hóa xã hội

Việt Nam có vị trí trung tâm giao lưu văn hóa, kinh tế Bắc Nam và Đông – Tây có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, lãnh thổ có bờ biển dài, có tiêm năng kinh tế to lớn. Các yếu tố tự nhiên của Việt Nam được đánh giá là khá thuận lợi để phát triển nên kinh tế bền vừng trong thế kỷ 21. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý phù hợp cho việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

Xã hội Việt Nam với nền tảng văn hóa Á – Đông đang chuyển biến theo hướng kết hợp hài hòa giữa hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc. Sự giao lưu học hỏi với thế giới bên ngoài ngày càng được mở rộng. Sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật – công nghiệp, đặc biệt là công nghệ thông tin thúc đẩy xã hội Việt Nam ngày càng hòa nhập vào cộng đồng quốc tế. Với qui mô dân số trên 85 triệu người, cơ cấu dân số trẻ, thông minh và đầy nhiệt huyết, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao hứa hẹn một thị trường tiêu thụ tiềm năng.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, thu nhập người dân ngày càng được cải thiện đáng kể. Nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn ngày càng được nâng cao. Do vậy các sản phẩm phải đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính xu hướng tiêu dùng này đòi hỏi doanh nghiệp cũng luôn đổi mới, nắm bắt nhạy bén sự thay đổi của thị trường, xây dựng hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp trong nhận thức của người tiêu dùng thì mới phát triển vững được.

Trong những năm qua, Tổng Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin luôn luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, luôn cải tiến công nghệ, bao bì, mẫu mã cho phù hợp với nhiều đối tượng doanh nghiệp khác nhau. Tổng Công ty đã mở rộng nhiều chi nhánh phân phối sao cho việc cung cấp Vật liệu nổ công nghiệp được tiện lợi và nhanh nhất. Đồng thời mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường về các khu vực có nhiều khoáng sản, mỏ đá, các công trình giao thông trọng điểm của quốc gia, đầu tư xây dựng thêm các Công ty con về sản xuất Amon Nitrat ở Thái Bình, khai thác quặng Boxit ở khu vực Tây Nguyên, các công trình nghiên cứu Vật liệu nổ công nghiệp mới, … Tổng Công ty đã đạt được nhiều giải thưởng về chất lượng cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, quốc phòng an ninh. Vinh dự được nhận bằng khen của thủ tướng chính phủ, các đơn vị vùng cũng được Bộ Công Thương khen tặng và đón nhận nhiều huân chương lao động về cho Tổng Công ty. Chính những yếu tố này đã giúp tạo được uy tín đối với khách hàng.

2.2.1.4. Yếu tố tự nhiên

Than, quặng là một nguồn khoáng sản quý của nước ta hiện nay, có nguồn trữ lượng tương đối lớn ở khu vực Quảng Ninh, Cẩm Phả, và một số các tỉnh phía Bắc nước ta. Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam được Nhà nước, Chính phủ cho phép khai thác, sử dụng với mục đích khai thác xuất khẩu và cung cấp phục vụ ngành điện, các ngành xây dựng, … Bên cạnh đó, nhằm phục vụ và mở rộng cho việc khai thác Than và khoáng sản, Tập đoàn Than thành lập Tổng Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin nhằm cung cấp các loại Vật liệu nổ công nghiệp và thi công khoan nổ mìn nhằm phục vụ khai thác Than và khoáng sản, bên cạnh đó khai thác đá, san lấp tạo mặt bằng phục vụ các ngành công nghiệp, công trình giao thông, …

Nguồn khai thác Than được dự báo sử dụng với nhu cầu như sau:

+ Đến năm 2015 vào khoảng 58-62 triệu tấn. + Năm 2020 khoảng 111 – 123 triệu tấn. + Năm 2025 khoảng 160 – 179 triệu tấn. + Năm 2030 khoảng 181 – 231 triệu tấn.

Mục tiêu phát triển:

* Sản lượng sản xuất:

+ 2013 đạt sản lượng than thương phẩm 45-47 triệu tấn. + Đến 2015 đạt 55-58 triệu tấn.

+ Đến 2020 đạt 60-65 triệu tấn. + Đến 2030 đạt trên 75-80 triệu tấn.

Quy hoạch sản lượng ngành Than

0 50 100 150 200 250 2015 (55- 58tr/t) 2020 (60- 65tr/t) 2030 (75- 80tr/t)

Nguồn: Bộ Công Thương

Hình 2.1 : Đồ thị sản lượng khai thác than

Phấn đấu năm 2030 sẽ khai thác trên 75 triệu tấn than.

Theo Quy hoạch, dự báo riêng nhu cầu than cho đến năm 2013 sẽ là 14,4-15,2 triệu tấn. Đến năm 2015 là 33,6-38 triệu tấn/năm. Đến năm 2030 nhu cầu này sẽ lên tới 181,3 – 231,1 triệu tấn/năm.

Cùng với nhu cầu sử dụng than của các ngành kinh tế khác như sắt thép, xi măng, … dự báo nhu cầu than trong nước đến năm 2020 sẽ là 111-123 triệu tấn/năm.

Để đáp ứng nhu cầu này, Quy hoạch đặt ra mục tiêu sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành năm 2013 phải đạt 45-47 triệu tấn; năm 2015 đạt 55-58 triệu tấn; Năm 2020: 60-65 triệu tấn; Năm 2030 đạt trên 75-80 triệu tấn.

Trên cơ sở này, Quy hoạch đưa ra các kế hoạch thăm dò tại các bể than Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, tính toán, rà soát theo từng dự án mỏ để hoạch định sản lượng khai thác đến năm 2015 khoảng 55-88 triệu tấn, 2020 là 60-65 triệu tấn.

Cũng theo Quy hoạch, đến hết năm 2015, sẽ hoàn thành việc thăm dò phần tài nguyên và trữ lượng bể than Đông Bắc thuộc tầng trên mức -300m và một số khu vực dưới mức -300m, đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động và khai thác

trong giai đoạn đến năm 2020. Phấn đấu đến năm 2015, bể than Đông Bắc đạt sản lượng than thương phẩm 55-58 triệu tấn.

Nguồn nguyên liệu sản xuất Vật liệu nổ công nghiệp cũng xuất phát từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên môi trường như: dầu, các loại phân hóa học, … nhu cầu sử dụng Vật liệu nổ công nghiệp trong ngành Than được dự tính bằng biểu đồ sau:

Nguồn: Bộ Công Thương

Hình 2.2: Mục tiêu sản lượng ngành Vật liệu nổ công nghiệp

Tỷ lệ hàng năm

Đến năm 2011 : tăng dần đến khoảng 120.000 tấn thuốc nổ/ năm .

Giai đoạn 2012 – 2015 : tăng dần đến khoảng 150.000 tấn thuốc nổ/ năm. Giai đoạn 2016 – 2025 : tăng dần đến khoảng 180.000 tấn thuốc nổ/ năm Giai đoạn 2025 – 2030 : Tăng dần đến khoảng 195.000 tấn thuốc nổ/ năm. Nhu cầu VLNCN dự báo như sau : từ năm 2015 đến năm 2025 tăng dần từ 150.000 tấn đến khoảng 180.000 thuốc nổ/ năm.

Định hướng phát triển :

- Giai đoạn 2011 – 2014: Đẩy nhanh việc đầu tư sản xuất Amon Nitrat, thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò, nhũ tương rời, nâng cấp nghiên cứu chất lượng các loại thuốc nổ và phụ kiện nổ hiện có.

- Giai đoạn 2016 – 2025 : Đầu tư thay đổi công nghệ, nâng cấp chất lượng Vật

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển của tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - vinacomin đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)