2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ :
Công ty mẹ - Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin có các chức năng chính sau đây:
- Đầu tư tài chính vào các công ty con, các công ty liên kết theo chiến lược phát triển được Tập đoàn phê duyệt; chi phối các Công ty con, các Công ty liên kết theo mức độ chiếm giữ vốn điều lệ của các Công ty con, các sản phẩm chính, thương hiệu của Tổng Công ty theo quy định của pháp luật;
- Trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất VLNCN, nhập khẩu nguyên liệu, VLNCN và làm dịch vụ nổ mìn tại địa bàn Quảng Ninh (là thị trường lớn nhất thuộc Vinacomin); chi phối các Công ty con làm nhiệm vụ cung ứng VLNCN và dịch vụ nổ mìn bằng nguồn cung cấp VLNCN do Công ty mẹ là đầu mối duy nhất thực hiện;
- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh trong nhóm Công ty mẹ - Công ty con để thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành Công nghiệp Hóa chất của Tập đoàn - TKV.
2.1.2.2. Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất, phối chế, thử nghiệm, sử dụng Vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN); - Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phối chế, thử nghiệm, sử dụng VLNCN;
- Xuất nhập khẩu VLNCN, nguyên vật liệu, hóa chất để sản xuất kinh doanh VLNCN;
- Bảo quản, đóng gói, cung ứng, dự trữ quốc gia về VLNCN; - Dịch vụ khoan nổ mìn;
- Đầu tư, xây dựng, sản xuất, mua bán, dự trữ, xuất nhập khẩu các sản phẩm hóa chất: nitơrat amôn, dầu mỏ, sô đa, amoniac, xút, a-xít, xăng, dầu, khí hóa lỏng, cồn công nghiệp (metanol) và các sản phẩm hóa chất khác;
- Sản xuất, cung ứng vật tư kỹ thuật, dây điện, bào bì đóng gói thuốc nổ, giấy sinh hoạt, vật liệu xây dựng;
-Thiết kế, thi công xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi và khai thác mỏ;
- Sản xuất hàng bảo hộ lao động, hàng may mặc xuất khẩu;
- Nhập khẩu vật tư thiết bị, nguyên liệu may mặc, cung ứng xăng dầu và vật tư thiết bị;
-Chế biến kinh doanh than;
- Vận tải đường bộ, đường sông, đường biển, vận tải quá cảnh, quản lý và khai thác cảng, đại lý vận tải thủy, sửa chữa các phương tiện vận tải, thi công cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ, dịch vụ ăn nghỉ cho khách;
- Kinh doanh các dịch vụ khách sạn; du lịch lữ hành (nội địa và quốc tế); vận chuyển khách du lịch; tư vấn và đầu tư phát triển du lịch; tổ chức hội nghị, hội thảo;
- Kinh doanh các ngành nghề khác căn cứ vào năng lực của Tổng Công ty, nhu cầu của thị trường và được pháp luật cho phép.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
- Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin có mô hình quản lý gồm Chủ tịch Tổng Công ty hoặc Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Kiểm soát viên và bộ máy giúp việc.
Sơ đồ 2. Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin CHỦ TỊCH
TỔNG GIÁM ĐỐC
6 PHÓ TỔNG GĐ
CÁC PHÒNG, BAN CHUYÊN MÔN:
1. Văn phòng;
2. Phòng Tổ chức cán bộ; 3. Phòng Lao động tiền lương; 4. Phòng Thống kê - Kế toán – TC; 5. Phòng Kỹ thuật công nghệ; 6. Phòng Công nghệ khoan nổ mìn; 7. Phòng An toàn;
8. Phòng Thương mại; 9. Phòng Đầu tư xây dựng;
10. Phòng Kiểm toán nội bộ - Thanh tra; 11. Phòng Tổng hợp -Thi đua - Văn thể; 12. Phòng Bảo vệ;
13. Ban Chiến lược phát triển;
14. Phòng Kế hoạch và chỉ huy sản xuất;
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
1. Công ty CNHCM Cẩm Phả;
2. Công ty CNHCM quảng Ninh; - Chi nhánh CNHCM Bắc Ninh 3. Công ty CNHCM Bạch Thái Bưởi; 4. XN sản xuất và cung ứng vật tư HN; 5. Khách sạn Hạ Long;
6. Ban QLDA nitratamon;
Công ty TNHH 1 thành viên CNHCM Nam Bộ - MICCO quản lý và điều hành các chi nhánh;
- Chi nhánh CNHCM Bình Dương
- Chi nhánh CNHCM Đồng nai
ĐƠN VỊ LIÊN KẾT
Công ty cổ phần xi măng Tân Quang
CÁC CTY VÙNG & CÁC CHI NHÁNH ĐƯỢC GIAO QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH:
1.Công ty CNHCM Tây Bắc; - Chi nhánh CNHCM Lai Châu - Chi nhánh CNHCM Sơn La 2. Công ty CNHCM Việt Bắc; - Chi nhánh CNHCM Hà Tuyên - Chi nhánh CNHCM Bắc Cạn 3. Công ty CNHCM Bắc Trung Bộ; - Chi nhánh CNHCM Hà Nam - Chi nhánh CNHCM Nghệ An 4. Công ty CNHCM Trung Trung Bộ; - Chi nhánh CNHCM Quảng Ngãi - Chi nhánh CNHCM Hà Tĩnh 5. Công ty CNHCM Nam Trung Bộ; - Chi nhánh CNHCM Phú Yên 6. Công ty CNHCM Tây Nguyên; - Chi nhánh CNHCM Đắc Lắc KẾ TOÁN TRƯỞNG B Ộ M Á Y Đ IỀU H À N H K H Ố I C Ơ Q U A N K H Ố I C Ơ Q U A N K IN H D O A N H
2.1.4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty giai đoạn 2010 - 2013
Trong những năm vừa qua, hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty cũng có những biến động. Doanh thu của Tổng Công ty liên tục tăng lên từ năm 2011 đến năm 2013. Nhưng lợi nhuận của Tổng Công ty lại có xu hướng giảm xuống. Năm 2013 lợi nhuận đạt 65 tỷ đồng, giảm mạnh so với năm 2012, cụ thể giảm gần 24%. Năm 2011 ngành sản xuất VLNCN gặp nhiều khó khăn, ngay từ quý I giá nguyên, nhiên, vật liệu đã tăng nhanh, từ ngày 20/4/2011 đến cuối tháng 10/2011 nguồn nhiên liệu (NA) để sản xuất thuốc nổ khan hiếm, giá cả tăng từ 200% đến 300% so với đầu năm, tỷ giá ngoại tệ, lãi suất ngân hàng tăng mạnh. Đứng trước những kho khăn trên, Tổng Công ty ta đã tích cực chủ động tìm mọi biện pháp để khắc phục, đi tìm hiểu các nhà máy sản xuất NA của Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, MaLaixia, Ukraina, Ấn Độ, Ba Lan,…v..v, đề xuất với Bộ Công Thương cho phép nhập khẩu thuốc nổ, để thay thế thuốc nổ thiếu hụt. Cân đối nguồn hàng ưu tiên cho các công trình trọng điểm, thông báo cho khách hàng chủ động trong SXKD. Năm 2012 nguồn nguyên liệu thuận lợi hơn năm 2011 và giá cả đầu vào ổn định hơn, giảm bớt khó khăn cho sản xuất và cung ứng VLNCN. Năm 2013 ngành Than và ngành khai thác VLXD, khai thác Khoáng sản, Xi măng, Xây dựng thủy điện, Thủy lợi duy trì được mức tăng trưởng ổn định, tiêu thụ thuốc nổ tăng lên, cả năm 2013 tiêu thụ 107.255 tấn.
Bảng 2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh từ 2010–2013 của Tổng Công ty Các năm 2010 2011 2012 2013 TT Chỉ tiêu ĐVT Số tuyệt đối Số tuyệt đối T. độ tăng so 2010 (%) Số tuyệt đối T. độ tăng so 2011 (%) Số tuyệt đối T. độ tăng so 2012 (%) 1 C/ứng VLNCN Tấn 100.646 99.400 -1,24 102.855 3,48 107.255 4,28 2 Sản xuất VLNCN Tấn 48.457 45.000 -7,13 50.071 11,27 57.371 14,58 3 KL đất đá Nổ mìn Tr.m3 118,34 110 -7,05 131,25 19,32 142,1 8,27 4 Tổng doanh thu Tỷ đg 4.237 4.165 -1,69 4.251 2,07 4.444 4,54 5 Lợi nhuận Tỷ đg 33,03 50,95 54,25 85,25 67,32 65 -23,75 6 Nộp ngân sách Tỷ đg 79,86 123,73 54,93 147,7 19,37 147 -0,47 7 Số lượng CBCNV Người 3.969 3.993 0,60 4.210 5,43 4.312 2,42 8 Thu nhập b.quân đ/ng/th 6,18 6,7 8,41 7,41 10,60 8,08 9,04 9 Vốn chủ sở hữu Tỷ đg 200 227 13,50 287 26,43 545 89,90 10 Tỷ suất LN/vốn 0,17 0,22 35,91 0,30 32,34 0,12 -59,85
2.2. Phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới xây dựng chiến lược của Tổng Công ty lược của Tổng Công ty
2.2.1. Các yếu tố của môi trường vĩ mô 2.2.1.1. Yếu tố chính trị 2.2.1.1. Yếu tố chính trị
Là Công ty Nhà nước nên Tổng Công ty chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp và Pháp Luật nhà nước. Bên cạnh đó còn chịu sự liên quan của Bộ Công Thương, các đơn vị pháp lý, và các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của Tổng Công ty: Luật, quản lý thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp, …
Ngoài ra Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới, mọi sự thay đổi về chính sách quản lý cũng như sự thay đổi về các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp nói chung cũng như của các doanh nghiệp trong ngành luôn có thể xảy ra và ảnh hưởng đến hoạt động của Tổng Công ty.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định, đang mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng, tham gia vào nhiều các tổ chức kinh tế quốc tế, củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đảng và Nhà nước ta đã và đang có những chính sách phù hợp để tập trung phát triển kinh tế xã hội với sự tham gia của các thành phần kinh tế theo định hướng XHCN, nhằm duy trì tỷ lệ tăng trưởng GDP với tốc độ cao trong thời gian tới. Quốc hội và chính phủ đang điều hành nền kinh tế một cách năng động và hiệu quả, và cam kết mạnh mẽ đối với tiến trình cải cách hành chính, cải cách toàn diện, hiệu quả hơn. Hệ thống pháp luật liên tục được xây dựng và sửa đổi hoàn chỉnh.
Sự ổn định của một quốc gia cũng như sự nhất quán của thể chế chính trị, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia đó. Những quy định và hạn chế của luật pháp cũng ảnh hưởng đến định hướng phát triển của Tổng Công ty. Dưới đây là một số phê duyệt mới về định hướng, chiến lược và các quy hoạch mới ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty:
1) Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2007 của Bộ Chính trị về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”.
2) Quyết định số 153/2004/TTg ngày 17/8/2004 của Chính phủ ban hành “ Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (hay còn gọi là chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam).
3) Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”.
4) Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2012-2020 có xét đến năm 2030.
5) Quyết định số 60/QĐ-TTg, ngày 9/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030
6) Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “ Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxít giai đoạn 2007-2015, có xét đến 2025”.
7) Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg ngày 04/04/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2011, tầm nhìn đến 2020”.
8) Quyết định số 176/2006/QĐ-TTg ngày 01/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì, kẽm giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2020”.
9) Quyết định số 124/2006/QĐ-TTg ngày 30/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “ Quy định thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2011, định hướng đến năm 2020”.
10) Quyết định số104/2007/QĐ-TTg ngày 13/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “ Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn 2007-2015, định hướng đến năm 2025”.
11) Quyết định số 150/2007/QĐ-TTg ngày 10/09/2007 cảu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “ Quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025”.
12) Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg ngày 4/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025”.
13) Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2010.
14) Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành xi măng Việt Nam năm 2012-2015, có xét triển vọng đến năm 2030”.
15) Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 21/07/2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “quy hoạch thăm dò, khai thác, và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020”.
16) Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Xi măng Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 đã được Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo tờ trình số 16/TTr-BXD ngày 14/05/2011”.
17) Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 121/2009/QĐ-TTg ngày 29/8/2009”.
18) Quyết định số 33/2007/QĐ-BCN ngày 26/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt “ Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng crômít, mangan giai đoạn 2007-2015, định hướng đến 2025”.
19) Các quy hoạch phát triển một số ngành khác có liên quan.
20) Văn bản số 2197/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/11/2010 về việc Quy hoạch ngành than Việt Nam đến năm 2015, có xét triển vọng đến năm 2025.
21) Điều lệ của Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - VINACOMIN
22) Một số văn bản khác của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn than – Khoáng sản Việt Nam./
23) Căn cứ vào hợp đồng phối hợp kinh doanh số 68 Tập đoàn giao kế hoạch giao 5 năm 2012-2015 QĐ ngày 26 tháng 04 năm 2012.
Bảng 2.2: Tổng hợp nhu cầu sử dụng Vật liệu nổ công nghiệp trong các ngành công nghiệp chính Đơn vị tính: Tấn Sử dụng VLNCN qua các năm STT Tên các ngành 2011 2012 1013 2014 2015 2020 2025 2030 I Trong KTV 76.470 76.500 76.900 76.300 76.600 51.100 50.300 48.800 1 Ngành Than 74.600 74.700 75.200 74.500 74.700 49.000 48.000 46.300 2 Khác 1.870 1.800 1.700 1.800 1.900 2.100 2.300 2.500 II Ngoài KTV 37.380 38.500 41.200 42.500 43.400 73.900 89.700 98.200 1 Xi Măng 11.800 12.400 13.000 14.600 16.000 16.200 17.500 20.500 2 Thủy Điện 13.500 14.000 13.500 13.000 13.800 15.800 13.800 12.800
3 Giao thông, cầu đường 1.100 1.700 2.900 3.000 20.900 30.700 31.000
4 Vật liệu Xây Dựng 12.080 11.000 13.000 12.000 10.600 21.000 27.700 33.900
Tổng Cộng 113.850 115.000 118.100 118.800 120.000 125.000 140.000 147.000
2.2.1.2. Yếu tố kinh tế
Từ năm 2009 đến 2013, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu làm cho nền kinh tế xã hội nước ta có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Đời sống sinh hoạt của người dân và nhu cầu cuộc sống ngày càng một nâng cao, các công trình xây dựng ngày được xây dựng nhiều đặc biệt là các dự án thủy điện, khai thác đá, nổ mìn san lấp mặt bằng, … sự hiểu biết về thương hiệu MICCO ngày càng nhiều. Chính điều này mang lại cho Tổng Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin có cơ hội thâm nhập vào thị trường dễ dàng và trở thành thương hiệu lớn mạnh hơn. Mặc dù vậy, mặt hàng này mang nhiều tính chất nguy hiểm và đặc thù riêng nên phụ thuộc