Yếu tố tự nhiên

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển của tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - vinacomin đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 55)

2013

2.2.1.4. Yếu tố tự nhiên

Than, quặng là một nguồn khoáng sản quý của nước ta hiện nay, có nguồn trữ lượng tương đối lớn ở khu vực Quảng Ninh, Cẩm Phả, và một số các tỉnh phía Bắc nước ta. Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam được Nhà nước, Chính phủ cho phép khai thác, sử dụng với mục đích khai thác xuất khẩu và cung cấp phục vụ ngành điện, các ngành xây dựng, … Bên cạnh đó, nhằm phục vụ và mở rộng cho việc khai thác Than và khoáng sản, Tập đoàn Than thành lập Tổng Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin nhằm cung cấp các loại Vật liệu nổ công nghiệp và thi công khoan nổ mìn nhằm phục vụ khai thác Than và khoáng sản, bên cạnh đó khai thác đá, san lấp tạo mặt bằng phục vụ các ngành công nghiệp, công trình giao thông, …

Nguồn khai thác Than được dự báo sử dụng với nhu cầu như sau:

+ Đến năm 2015 vào khoảng 58-62 triệu tấn. + Năm 2020 khoảng 111 – 123 triệu tấn. + Năm 2025 khoảng 160 – 179 triệu tấn. + Năm 2030 khoảng 181 – 231 triệu tấn.

Mục tiêu phát triển:

* Sản lượng sản xuất:

+ 2013 đạt sản lượng than thương phẩm 45-47 triệu tấn. + Đến 2015 đạt 55-58 triệu tấn.

+ Đến 2020 đạt 60-65 triệu tấn. + Đến 2030 đạt trên 75-80 triệu tấn.

Quy hoạch sản lượng ngành Than

0 50 100 150 200 250 2015 (55- 58tr/t) 2020 (60- 65tr/t) 2030 (75- 80tr/t)

Nguồn: Bộ Công Thương

Hình 2.1 : Đồ thị sản lượng khai thác than

Phấn đấu năm 2030 sẽ khai thác trên 75 triệu tấn than.

Theo Quy hoạch, dự báo riêng nhu cầu than cho đến năm 2013 sẽ là 14,4-15,2 triệu tấn. Đến năm 2015 là 33,6-38 triệu tấn/năm. Đến năm 2030 nhu cầu này sẽ lên tới 181,3 – 231,1 triệu tấn/năm.

Cùng với nhu cầu sử dụng than của các ngành kinh tế khác như sắt thép, xi măng, … dự báo nhu cầu than trong nước đến năm 2020 sẽ là 111-123 triệu tấn/năm.

Để đáp ứng nhu cầu này, Quy hoạch đặt ra mục tiêu sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành năm 2013 phải đạt 45-47 triệu tấn; năm 2015 đạt 55-58 triệu tấn; Năm 2020: 60-65 triệu tấn; Năm 2030 đạt trên 75-80 triệu tấn.

Trên cơ sở này, Quy hoạch đưa ra các kế hoạch thăm dò tại các bể than Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, tính toán, rà soát theo từng dự án mỏ để hoạch định sản lượng khai thác đến năm 2015 khoảng 55-88 triệu tấn, 2020 là 60-65 triệu tấn.

Cũng theo Quy hoạch, đến hết năm 2015, sẽ hoàn thành việc thăm dò phần tài nguyên và trữ lượng bể than Đông Bắc thuộc tầng trên mức -300m và một số khu vực dưới mức -300m, đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động và khai thác

trong giai đoạn đến năm 2020. Phấn đấu đến năm 2015, bể than Đông Bắc đạt sản lượng than thương phẩm 55-58 triệu tấn.

Nguồn nguyên liệu sản xuất Vật liệu nổ công nghiệp cũng xuất phát từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên môi trường như: dầu, các loại phân hóa học, … nhu cầu sử dụng Vật liệu nổ công nghiệp trong ngành Than được dự tính bằng biểu đồ sau:

Nguồn: Bộ Công Thương

Hình 2.2: Mục tiêu sản lượng ngành Vật liệu nổ công nghiệp

Tỷ lệ hàng năm

Đến năm 2011 : tăng dần đến khoảng 120.000 tấn thuốc nổ/ năm .

Giai đoạn 2012 – 2015 : tăng dần đến khoảng 150.000 tấn thuốc nổ/ năm. Giai đoạn 2016 – 2025 : tăng dần đến khoảng 180.000 tấn thuốc nổ/ năm Giai đoạn 2025 – 2030 : Tăng dần đến khoảng 195.000 tấn thuốc nổ/ năm. Nhu cầu VLNCN dự báo như sau : từ năm 2015 đến năm 2025 tăng dần từ 150.000 tấn đến khoảng 180.000 thuốc nổ/ năm.

Định hướng phát triển :

- Giai đoạn 2011 – 2014: Đẩy nhanh việc đầu tư sản xuất Amon Nitrat, thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò, nhũ tương rời, nâng cấp nghiên cứu chất lượng các loại thuốc nổ và phụ kiện nổ hiện có.

- Giai đoạn 2016 – 2025 : Đầu tư thay đổi công nghệ, nâng cấp chất lượng Vật liệu nổ công nghiệp.

T ấn t h u ốc n 25000 150000 180000 195000 120000

Từ những dự báo trên ta thấy nhu cầu sử dụng Vật liệu nổ công nghiệp của Tổng Công ty ngày càng tăng. Lợi thế về nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào mang lại sự ổn định và đảm bảo chất lượng sản xuất.

Tuy nhiên nguồn tài nguyên thiên nhiên nào cũng không phải là vô tận, bất kỳ một sự biến động địa chấn nào cũng ảnh hưởng đến quá trình tái tạo và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Và sự khai thác không có quy hoạch, bất hợp lý nào cũng làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Do đó, Tập đoàn và Tổng Công ty luôn có kế hoạch và chiến lược bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý, nghiên cứu tái tạo và tìm sản phẩm thay thế để không ảnh hưởng đến chất lượng và tính ổn định của nguồn nhiên liệu.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển của tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - vinacomin đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)