Đối với các Bộ ngành

Một phần của tài liệu thúc đẩy việc sử dụng thủ tục hải quan điện tử cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tại cục hải quan hà tĩnh (Trang 85)

60 37 62,5 23 37,5 00 2 HQHT thực hiện tốt công

3.3.3.2. Đối với các Bộ ngành

a) Bộ Tài Chính

- Cần có biện pháp để việc nối mạng giữa kho bạc, ngân hàng thương mại, hải quan đảm bảo hơn về mặt chất lượng, đồng thời luôn phải dự trù ngân sách cho việc thực hiện chương trình cải cách hiện đại hóa Hải quan, mua sắm các trang thiết bị máy móc phục vụ cho Hải quan điện tử.

- Hoàn thiện hệ thống tiêu chí quản lý rủi ro để phục vụ cho hệ thống tự động kiểm tra, tiếp nhận, đăng ký tờ khai và phân luồng. Ưu tiên cung cấp trang thiết bị đáp ứng yêu cầu quản lý cho ngành hải quan (sử dụng camera giám sát, máy quét mã vạch, áp dụng chữ ký số, seal định vị…) giúp ngăn ngừa, phòng, chống, phát hiện các hành vi gian lận, làm tờ khai hải quan giả trong thủ tục hải quan điện tử.

- Cần đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng QLRR trong công nghệ thông tin nhằm minh bạch hóa các họat động thủ tục hải quan, qua đó làm giảm thiểu các thủ tục hành chính, giảm bớt vai trò can thiệp của cán bộ hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan. Điều này giúp cho DN không bị lệ thuộc vào thủ tục hành chính, giảm chi phí phát sinh; đặc biệt loại trừ các tệ nạn gây phiền hà sách nhiễu có thể nảy sinh trong quá trình làm thủ tục hải quan.

- Xem xét, triển khai các giải pháp thay đổi quản lý, trong đó cần chỉnh sửa những nội dung quy định về hàng xuất khẩu trong thủ tục hải quan điện tử và việc giám sát đối với hàng xuất khẩu chuyển qua cửa khẩu, để ngăn chặn tình trạng xuất

khống, chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT như hiện nay… Qua đó cũng là để thực hiện thủ tục hải quan điện tử đạt kết quả tốt, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu; đồng thời ngăn ngừa, phòng chống việc lợi dụng thủ tục hải quan điện tử để buôn lậu, gian lận trốn thuế.

- Nâng cấp hệ thống thông tin giám sát chuyển cửa khẩu; có giải pháp để hải quan giám sát tại cửa khẩu kết nối hệ thống xử lý tại các chi cục hải quan ngoài cửa khẩu nhằm kiểm tra, đối chiếu tờ khai hải quan điện tử; đảm bảo cho công tác giám sát tại các cửa khẩu.

- Hiện nay hạ tầng mạng để phục vụ TTHQĐT của Tổng Cục Hải quan là do Bộ Tài Chính cung cấp chung cho toàn ngành tài chính. Về cơ bản hệ thống hạ tầng mạng đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên với khối lượng thông tin xử lý ngày càng nhiều, hàng hóa ngày càng đa dạng và phức tạp, Bộ Tài Chính cần mở rộng băng thông đường truyền mạng, đẩy nhanh tiến độ xét duyệt các dự án nâng cấp hạ tầng CNTT, mua sắm máy móc thiết bị cho ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan Hà Tĩnh nói riêng.

- Cần phối hợp với Bộ Thông tin & Truyền thông trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và đảm bảo an ninh, an toàn khi vận hành hệ thống.

- Việc triển khai ứng dụng chữ ký số của ngành Hải quan cần được thực hiện đồng bộ với Tổng cục Thuế, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp đã sử dụng chữ ký số đăng ký với cơ quan Thuế để khai báo Thủ tục Hải quan điện tử.

- Bổ sung văn bản hướng dẫn đảm bảo tính thống nhất các quy định về chính sách giữa thủ tục Hải quan điện tử và thủ tục Hải quan truyền thống. Qua quá trình thực hiện thủ tục Hải quan điện tử, bên cạnh những lợi ích thiết thực mang lại, theo ý kiến đánh giá của các DN vẫn còn tồn tại những vướng mắc cần khắc phục. Hai hệ thống văn bản như văn bản cho hải quan thủ công và hải quan điện tử vẫn được áp dụng song song dẫn tới tình trạng chồng chéo, dễ sai sót. Thậm chí, một số quy định giữa thủ tục hải quan truyền thống và hải quan điện tử còn một số điểm khác nhau, gây khó khăn trong thực hiện.

b) Bộ Công Thương

- Bộ Công thương có chức năng quản lý Nhà nước về công nghiệp và thương mại, trong đó có thương mại điện tử. Để góp phần thúc đẩy sự phát triển của thủ tục hải quan điện tử, Bộ Công Thương cần có những biện pháp hoàn thiện chính sách

thương mại điện tử. Cùng với đó, Bộ cũng nên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng pháp luật về thương mại điện tử cho các cán bộ công chức của các Sở, Ban ngành và các doanh nghiệp trên địa bàn để trang bị cho họ những kiến thức về những quy định mới của thương mại điện tử, hoạt động thương mại điện tử, quản lý hoạt động thương mại điện tử…Qua đó các học viên có thể nắm bắt được những lợi ích cũng như kỹ năng ứng dụng, từ đó có cách tiếp cận thương mại điện tử có hiệu quả hơn vào hoạt động thực tế tại cơ quan, đơn vị mình.

c) Bộ khoa học và công nghệ

Để tạo điều kiện thúc đẩy hơn nữa hoạt động của thủ tục hải quan điện tử trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, Bộ KH&CN cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Tổng Cục Hải quan Việt Nam trong việc nâng cấp hệ thống phần mềm, khắc phục những lỗi còn tồn tại trong hệ thống phần mềm đang sử dụng nhằm phục vụ tối đa lợi ích của DN khi tham gia. Ngoài ra, thực tế cho thấy rằng trong những năm triển khai thủ tục hải quan điện tử vừa qua hệ thống mạng viễn thông của quốc gia phát triển nhanh nhưng chưa ổn định, thiếu đồng bộ gây ra những khó khăn không nhỏ trong việc truyền nhận dữ liệu giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan. Để doanh nghiệp trở nên mặn mà hơn nữa với loại hình thủ tục hải quan này thì Bộ KH&CN cần có sự kết nối hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các Bộ, Ngành liên quan trong việc khắc phục hạn chế trên. Bên cạnh đó, Bộ cũng cần tư vấn cho Tổng Cục để có sự cân đối hài hòa trong việc đầu tư trang thiết bị phần mềm và phần cứng cho các Cục Hải quan địa phương nhằm mang lại sự hiệu quả, thuận tiện trong công tác vận hành thủ tục hải quan điện tử.

Trong xu thế hội nhập với thế giới, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH cũng như nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan Nhà nước, Bộ KH&CN cần đẩy mạnh hơn nữa vấn đề Hợp tác quốc tế. Điều này sẽ tạo nên cầu nối giữa nền KH-CN trong nước với các nền KH-CN tiên tiến trên thế giới, tạo điều kiện để nền KH-CN nước nhà được học hỏi và bắt kịp đà phát triển của các nước.

d) Tổng cục Hải quan

- Đẩy mạnh công tác cải cách hiện đại hóa hải quan thông qua việc không ngừng hoàn chỉnh hệ thống phần mềm, tiếp tục nâng cấp đường truyền và trang bị mới hệ thống máy chủ, đầu tư các thiết bị CNTT, bảo đảm thực hiện tiếp nhận dữ liệu khai báo của doanh nghiệp 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần, qua đó tăng cường khả năng xử lý

tự động và mức độ an toàn, an ninh thông tin.. Đặc biệt, TCHQ cần đầu tư cho Cục Hải quan Hà Tĩnh các phương tiện, máy móc hiện đại như máy soi công ten nơ… nhằm hỗ trợ CBCC trong việc kiểm tra thực tế hàng hóa. Không những vậy, đối với các DN XNK, khi kiểm tra hàng hóa qua máy soi công ten nơ sẽ giúp giảm chi phí nâng, hạ công ten nơ, tháo dỡ hàng hóa, lưu kho bãi, đồng thời đảm bảo an toàn cho hàng hoá, nhất là các loại hàng hạn chế dịch chuyển; khắc phục được tình trạng ách tắc hàng hóa tại cảng. Việc kiểm tra hàng hóa qua máy soi công ten nơ sẽ giúp thời gian kiểm tra thực tế 1 công ten nơ giảm từ 4 đến 6 lần so với kiểm tra thủ công, góp phần đẩy nhanh thời gian thông quan cho DN.

- Tạo điều kiện để xây dựng và phát triển mạng lưới đại lý Hải quan, qua đó nhằm tạo điều kiện để thủ tục hải quan điện tử phát triển.

- Phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị liên quan để chuẩn hóa, mã hóa và xây dựng cơ chế cập nhật các danh mục hàng hóa XNK có điều kiện, các danh mục quản lý chuyên ngành.

- Thống nhất quy trình và bộ tiêu chí quản lý rủi ro áp dụng cho cả thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan truyền thống.

- Xây dựng hệ thống văn bản xử phạt đồng bộ với các quy định trong thủ tục hải quan điện tử.

- Đẩy mạnh việc nội luật hóa các chuẩn mực quốc tế liên quan đến thủ tục hải quan để tạo ra một quy trình thủ tục hải quan thống nhất và hài hòa với các quy trình hải quan trên thế giới nhất là các nước thường xuyên giao dịch thương mại với Việt Nam. Bởi ngoài sự chi phối của hệ thống pháp luật trong nước thì các thủ tục hải quan nói chung và thủ tục hải quan điện tử nói riêng còn chịu sự chi phối của các điều ước và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập như Công ước Kyoto, Hiệp định GMS, Hiệp định về việc thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN, Hiệp định hợp tác hải quan ASEAN.

- Việc nội luật hóa các chuẩn mực liên quan đến thủ tục hải quan điện tử cần được thực hiện theo thứ tự ưu tiên bởi vì các chuẩn mực áp dụng quá nhiều và dàn trải trong khi các quy định chung về nghiệp vụ hải quan vẫn chưa thống nhất với thủ tục hải quan truyền thống.

- Thiết lập cơ chế kiểm tra giám sát trong nội bộ ngành nhằm khắc phục tình trạng thiếu công khai minh bạch dễ phát sinh tiêu cực trong việc giải quyết thủ tục hành chính giữa DN và cơ quan Hải quan.

- Để TTHQĐT được thực hiện theo đúng nghĩa tự động hóa, giảm tối đa sự can thiệp trực tiếp của công chức hải quan vào quy trình thủ tục, cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan đối với mỗi lô hàng, Tổng Cục Hải quan cần phải xây dựng thủ tục hải quan theo hướng tự động hóa các khâu tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký tờ khai và phân luồng tờ khai trên cơ sở thiết lập các tiêu chí rủi ro. Cùng với đó ngành Hải quan cần tăng cường công tác phúc tập tờ khai nhằm kịp thời phát hiện những rủi ro, cảnh báo cho các khâu nghiệp vụ sau hoặc cập nhật thông tin rủi ro vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan phục vụ cho quản lý hải quan đối với DN.

- Tăng cường công tác quản lý rủi ro phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo các DN chấp hành tốt pháp luật được thông quan hàng hóa nhanh chóng, còn những DN tiềm ẩn nguy cơ gian lận vẫn được kiểm soát một cách chặt chẽ. Thời gian qua, một số DN đã lợi dụng sự thông thoáng trong thực hiện thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) để thực hiện các hành vi gian lận. Điển hình như thực hiện khai báo nhiều tờ khai (tờ khai ảo) cho 1 lô hàng để thăm dò kết quả phân luồng của hệ thống. Nếu lô hàng được phân luồng Xanh DN sẽ đăng kí chính thức và tiếp tục làm các thủ tục để thông quan. Trường hợp bị phân luồng Đỏ (phải kiểm tra thực tế hàng hóa) DN sẽ hủy tờ khai. Trước vấn đề trên, đòi hỏi Tổng Cục Hải quan phải có biện pháp thỏa đáng trong việc tăng cường công tác QLRR. Bởi chúng ta không thể ngăn chặn gian lận trong TTHQĐT bằng cách tăng tỉ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa - việc làm đi ngược lại xu thế phát triển, yêu cầu của Chính phủ (Chính Phủ đã đề ra mục tiêu về tỉ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa đến 2015 là dưới 10 và đến 2020 phấn đấu đạt dưới 7 ) và không khả thi trong thực tế. Vì vậy, TCHQ cần xây dựng cơ sở dữ liệu về DN, mặt hàng, địa bàn có nguy cơ rủi ro để từ đó có thể sàng lọc được các đối tượng DN để phân luồng chính xác. Những DN, mặt hàng, địa bàn có nguy cơ gian lận sẽ được kiểm soát chặt từ khâu phân luồng đến kiểm tra thực tế. Còn các đối tượng chấp hành tốt, trong diện rủi ro thấp sẽ được tạo thuận lợi trong thủ tục hải quan. Việc này sẽ khuyến khích các DN tự nguyện tuân thủ để được hưởng các ưu đãi về thủ tục hải quan.

- Để việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử đạt kết quả cao ngành Hải quan cần không ngừng khắc phục những vướng mắc về mặt pháp lý bộc lộ trong thời gian qua.

Tổng cục Hải quan cần đẩy mạnh hơn nữa công tác rà soát các quy trình nghiệp vụ và đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn phù hợp để triển khai thực hiện.

- Tăng cường công tác xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong thực hiện thủ tục hải quan điện tử và trình Bộ Tài chính cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử.

- Cần thay đổi quy luật tiếp nhận, phản ánh thông tin theo cấp bậc từ DN lên Chi cục, Cục, Tổng cục… bằng quy luật mặt phẳng. Điều này có nghĩa là cần tạo môi trường tiếp xúc giữa DN và cơ quan Hải một cách gần gũi hơn, chia sẻ hơn thông qua việc tổ chức các cuộc đối thoại giữa cơ quan Hải quan với DN từ quy mô cấp Chi cục, Cục, Tổng cục, Bộ Tài chính. Từ đó, những vướng mắc của DN sẽ được ghi nhận và trả lời một cách nhanh nhất, rõ ràng nhất.

- Theo ý kiến của một số DN, các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về Hải quan thường xuyên thay đổi, thay đổi quá nhanh nên DN khó có thể cập nhật kịp thời. Vì vậy, để tạo thuận lợi cho DN, ngành Hải quan cần cập nhật sớm các văn bản, chính sách mới liên quan đến công tác XNK lên Website của ngành hoặc công bố rộng rãi để DN kịp tìm hiểu, tránh những vướng mắc, làm sai hay mất nhiều thời gian làm thủ tục hải quan.

- Cần có sự thay đổi trong công tác phân luồng hàng hóa bằng việc bỏ “luồng xanh có điều kiện”. Với luồng xanh có điều kiện thì quy trình thực hiện tương tự như luồng vàng, nghĩa là DN vẫn phải nộp chứng từ để cơ quan Hải quan kiểm tra rồi mới được thông quan, và như vậy sẽ hình thành sự tiếp xúc trực tiếp giữa DN với cơ quan Hải quan. Điều này khiến cho quy trình thực hiện TTHQĐT gần giống với khai thủ công hoặc khai báo điện tử từ xa và ít nhiều không thể tránh khỏi sự nhũng nhiễu của một bộ phận nhỏ CBCC Hải quan.

- Trước khó khăn của các DN trong việc khai báo hải quan nhưng gặp lỗi công nghệ thông tin (CNTT) mà nhà cung cấp phần mềm cho DN không thể khắc phục được, đề nghị Cục CNTT & TK Hải quan của Tổng cục Hải quan hỗ trợ kịp thời hoặc có hướng xử lý phù hợp để DN có thể xuất nhập khẩu hàng đúng với giao kết với khách hàng vì lỗi CNTT là ngoài ý muốn. Trung tâm Dữ liệu Cục và Cục CNTT & TK Hải quan cần có tinh thần hợp tác hỗ trợ cho DN nhiều hơn, nhằm giúp DN vượt qua những khó khăn về CNTT trong quá trình thực hiện TTHQĐT.

Một phần của tài liệu thúc đẩy việc sử dụng thủ tục hải quan điện tử cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tại cục hải quan hà tĩnh (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)