0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY VIỆC SỬ DỤNG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ CHO CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN HÀ TĨNH (Trang 54 -54 )

60 37 62,5 23 37,5 00 2 HQHT thực hiện tốt công

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

a) Hạn chế

- Việc triển khai thủ tục HQĐT đã đạt được những kết quả rất khích lệ, thể hiện rõ nhất qua việc giảm đáng kể thời gian thông quan, nhưng các DN được thụ hưởng những lợi ích của hải quan điện tử vẫn than phiền, bởi trong khi thủ tục hải quan đã được tinh giản, thì các thủ tục thuế, kiểm toán và việc kết nối giữa các bộ ngành có liên quan vẫn không được tinh gọn tương ứng, khiến DN gặp nhiều khó khăn.

- Việc đối chiếu, kết nối thông tin giữa Kho bạc Nhà nước với cơ quan HQ còn chậm, gây khó khăn nhiều cho DN. Cụ thể là, thời gian từ khi DN nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước đến khi cập nhật lên Website của HQ phải mất 03-04 ngày khiến cho trong thời gian này xem như DN vẫn còn bị nợ thuế và khó khăn khi làm thủ tục cho lô hàng tiếp theo.

- Theo ý kiến của một số doanh nghiệp thì hải quan điện tử thực chất vẫn còn nhiều hạn chế, vì DN vừa phải khai trên máy để truyền dữ liệu trước cho hải quan rồi cũng phải khai một bộ hồ sơ trên giấy nữa để làm thủ tục.

- Các doanh nghiệp cũng chỉ rõ rằng trở ngại lớn nhất mà DN vướng phải khi áp dụng thủ tục hải quan điện tử chính là hệ thống đường truyền. Nhiều doanh nghiệp phản ánh rằng đường truyền của cơ quan hải quan đặc biệt là vào ngày cuối tuần hay bị lỗi, nghẽn mạng, gây khó khăn với những lô hàng cần thông quan gấp. Những lúc trục trặc đường truyền, hệ thống báo lỗi mà không rõ nguyên nhân trong khi phần mềm không có chế độ lưu tự động nên mỗi lần như thế lại phải làm lại từ đầu, gây lãng phí thời gian và chi phí cho doanh nghiệp,. Và nếu rơi vào hoàn cảnh này Doanh nghiệp chỉ còn cách chờ đợi và không thể làm gì khác để lấy hàng về cũng như gửi hàng đi. Có những bộ tờ khai doanh nghiệp chỉ mất khoảng 5 phút là có ngay kết quả thông quan để lấy hàng nhưng nếu hệ thống đường truyền bị lỗi thì các lô hàng không thể hoàn thành thủ tục mở tờ khai trong ngày, thậm chí phải dời sang tuần sau mới có thể hoàn thành. Lỗi đường truyền còn khiến một bản khai hải quan nhưng lại có nhiều số tiếp nhận khiến doanh nghiệp phải làm công văn xin hủy tờ khai theo quy định, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Có trường hợp DN đã chấp hành nghĩa vụ nộp thuế đúng và đầy đủ, nhưng do hệ thống mạng của cơ quan Hải quan bị nghẽn nên việc xác nhận tiền nộp thuế của doanh nghiệp còn chậm trễ dẫn đến việc bị cưỡng chế thuế. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và quyền lợi của DN. Bởi DN không chỉ thiệt hại trong việc chậm thời gian thông quan hàng hóa mà khi DN bị đưa vào danh sách vi phạm pháp luật thì sẽ khó được đưa vào diện xem xét là DN ưu tiên. Các doanh nghiệp còn cho biết nếu khi phát hiện những sai sót trong nhập liệu và đến cuối tháng phát hiện những chênh lệch thì phải làm công văn xin điều chỉnh lên Cục hải quan thay vì ở cấp Chi cục nên mất nhiều thời gian hơn.

- Mức độ điện tử hóa và mức độ tự động của hệ thống chưa cao. Thực tế thì ngoài tờ khai hải quan được điện tử hóa, các chứng từ khác được chuyển đổi từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử, còn lại một số chứng từ khác như: Giấy phép của các Bộ, ngành; C/O nhập khẩu; Chứng từ nộp thuế; Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng…vẫn chưa được điện tử hóa. Điều này khiến các DN cảm thấy còn phải mất thời gian kiểm tra, đối chiếu hồ sơ như cách làm thủ tục hải quan thông thường. Ngoài ra, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan mới kiểm tra được sự hợp lệ, hợp chuẩn thông tin khai báo, đối chiếu các thông tin giữa tờ khai điện tử và hồ sơ hải quan được scan lên mạng rồi gửi đến, đối chiếu với chế độ quản lý hải quan, tự động kiểm tra

cảnh báo được 47/63 danh mục hàng hóa theo chính sách mặt hàng…còn lại vẫn chưa tự động tính thuế, hoàn thuế…được cho doanh nghiệp

- Đặc biệt, khi nói đến HQĐT là phải nói đến cơ sở vật chất (máy tính, mạng, đường truyền...) nhưng việc đầu tư của Nhà nước cho công tác này cũng chưa đồng bộ. Hạ tầng công nghệ thông tin viễn thông của nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng vẫn chưa tốt; phần cứng được trang bị rất nhiều đợt, nhiều chủng loại khác nhau; phần mềm chưa hoàn thiện, con người sử dụng chưa thành thạo; hệ thống dự phòng cho HQĐT cũng còn hạn chế... DN chưa thực sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên làm thủ tục hải quan để thực hiện TTHQĐT đạt hiệu quả.

- Bên cạnh đó, chương trình phần mềm của TTHQĐT chưa hoàn thiện bởi hệ thống xử lý dữ liệu hiện tại chỉ tiếp nhận được thông tin khai báo nợ C/O, còn các chứng từ khác DN không khai báo nợ được. Hệ thống cũng không cho phép theo dõi tự động và cảnh báo trong trường hợp hết thời hạn cho nợ chứng từ nhưng doanh nghiệp chưa bổ sung.

- Theo nhận xét của một số DN, thực hiện hải quan điện tử có thể tiết kiệm được hơn một giờ trong cả quy trình thủ tục so với phương thức hải quan truyền thống dù hàng hóa thuộc luồng nào. Song DN vẫn chưa thể hài lòng bởi thời gian thông quan theo ý kiến của DN vẫn còn chậm trễ, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ sản xuất kinh doanh. Qua phản ánh của một số DN, lâu và chậm nhất là ở khâu kiểm tra thực tế hàng hóa (60 DN phản hồi), tiếp đến là khâu đăng ký tờ khai (gần 20%), kiểm tra hồ sơ (gần 20 ), cuối cùng là khâu xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan (10%).

b) Nguyên nhân:

Nhìn chung các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tại Cục hải quan Hà Tĩnh đều ủng hộ việc thực hiện thủ tục Hải quan điện tử. Tuy nhiên, mức độ tham gia của doanh nghiệp thực hiện hải quan điện tử hiện nay vẫn còn khiêm tốn bởi một số nguyên nhân như nhận thức của doanh nghiệp, dư luận xã hội, điều kiện của doanh nghiệp và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, v.v…. Cụ thể là:

- Thực tế cho thấy, thay đổi một tư duy, một cách làm, nhất là khi chúng đã trở thành lối mòn, thì vô cùng khó khăn. Tham gia và thực hiện thủ tục hải quan điện tử không chỉ đơn thuần là thay đổi phương thức thực hiện thủ tục hải quan mà còn là sự

thay đổi cả về tư duy và nhận thức của doanh nghiệp. Vì vậy, trong giai đoạn đầu triển khai thủ tục hải quan điện tử, không ít doanh nghiệp còn ngần ngại tham gia. Một mặt là do doanh nghiệp chưa ý thức được nhiều lợi ích khi tham gia thủ tục hải quan điện tử. Mặt khác là do khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của một số cá nhân của doanh nghiệp, nên họ cũng không nhiệt tình với việc tham gia thủ tục hải quan điện tử. Một lý do cũng rất quan trọng nữa là mặc dù một số doanh nghiệp đã nhận thức được lợi ích thủ tục hải quan điện tử nhưng chưa mặn mà tham gia vì ngại tốn kém bởi khi tham gia thủ tục hải quan điện tử, doanh nghiệp phải đảm bảo một số yêu cầu về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo lại cán bộ am hiểu về thủ tục hải quan v.v…Đối với doanh nghiệp có quy mô và kim ngạch xuất nhập khẩu lớn thì vấn đề này có thể đầu tư được. Nhưng đối với doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ và thì đây cũng không phải là vấn đề đơn giản. Trên thực tế, số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, người và phương tiện xuất nhập cảnh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh còn ít, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kim ngạch xuất nhập khẩu không lớn nên tính tuân thủ, sự nhiệt tình tích cực tham gia thủ tục Hải quan điện tử còn yếu và nhiều hạn chế. Bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh vẫn tồn tại một số doanh nghiệp hoạt động XNK không thường xuyên, dẫn đến kỹ năng khai báo của doanh nghiệp còn hạn chế.

- Trên thực tế một số doanh nghiệp vẫn chưa hình dung đầy đủ hình thức, hoạt động, vận hành... của HQĐT như thế nào, chưa có sự tin tưởng tuyệt đối vào loại hình thủ tục hải quan này nên đã hình thành tâm lý sợ rủi ro. Vì từ trước đến nay, các thủ tục XNK được giải quyết theo phương thức quản lý hải quan truyền thống, tất cả hồ sơ là giấy tờ, nhìn bằng mắt thường. Ngay cả việc khai báo hải quan từ xa, các DN cũng phải đến hải quan để nộp các hồ sơ, chứng từ bằng giấy. Nhưng khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, tất cả hồ sơ toàn là những dữ liệu điện tử, nằm hoàn toàn trên mạng... Một đặc điểm của khai báo điện tử mà đối với một số DN có thể coi là hạn chế đó là việc khai báo điện tử yêu cầu doanh nghiệp phải nhập tất cả các tài liệu, thông tin liên quan đến lô hàng vào máy tính và truyền các dữ liệu đó qua mạng đến cơ quan hải quan. Đây là điều mà doanh nghiệp e ngại nhất bởi vì họ không muốn việc làm ăn của mình bị lộ bí mật cho nhiều người biết.

- Trong thời gian bắt đầu triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan Hà Tĩnh, ngành Hải quan đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong cải

cách thủ tục hành chính, nổi bật là phương thức khai báo từ xa trong lĩnh vực giám sát, quản lý. Hình thức này được các DN hết sức ủng hộ bởi theo họ khai báo từ xa đối với họ có nhiều tiện ích, quan trọng là thủ tục được giải quyết nhanh chóng, việc khai báo đơn giản. Vì lẽ đó mà các doanh nghiệp còn đang cân nhắc, thăm dò, chưa vội chuyển sang phương thức điện tử.

- Thực hiện thủ tục hải quan điện tử là một nội dung mới và khó cho cả ngành Hải quan và doanh nghiệp. Trong khi đó, đại bộ phận cán bộ hải quan hiện nay đang quen với phương pháp quản lý thủ công, ngại thay đổi. CBCC ở các bộ phận nghiệp vụ nhiều đồng chí chưa thông thạo về việc vận hành các chương trình ứng dụng của ngành. Các công chức sử dụng hệ thống tại các khâu nghiệp vụ thường xuyên thay đổi, luân chuyển cũng gây khó khăn trong việc xử lý các khâu nghiệp vụ trên máy. Bên cạnh đó, theo ý kiến của một số nhân viên hải quan nơi đây thì Thủ tục Hải quan điện tử thực ra chỉ thêm công việc cho các cán bộ công chức của ngành Hải quan địa phương, trong khi lương và các chế độ đãi ngộ vẫn giữ nguyên. Đối với những nhân viên Hải quan đã quen với thủ tục Hải quan điện tử thì đã thành thạo thuần thục trong các thao tác, nhưng đối với những nhân viên mới tiếp xúc với thủ tục Hải quan điện tử thì sẽ lúng túng và mắc sai sót rất nhiều. Với chế độ tiền công, và tiền lương như hiện tại ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan Hà Tĩnh nói riêng không thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao và một bộ phận nhỏ cán bộ công chức hải quan đã có những biểu hiện tiêu cực, vụ lợi và chưa có quyết tâm trong thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Còn các doanh nghiệp khi tham gia vào hệ thống này thì lúng túng do trước kia đã quen với việc khai báo hải quan thủ công; kỹ năng khai báo thủ tục của doanh nghiệp còn hạn chế do cán bộ khai báo chưa được đào tạo cơ bản, mới chỉ được thực hành qua sự hướng dẫn của cán bộ hải quan. Những vấn đề này cũng là một trong những lý do khiến một số DN cảm thấy không mặn mà với thủ tục hải quan điện tử ở Cục Hải quan Hà Tĩnh.

- Cơ sở hạ tầng, phương tiện làm việc chưa được trang bị đầy đủ và phù hợp với yêu cầu cải cách hiện đại hóa. Hệ thống thông tin hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý công việc theo phương pháp hiện đại. Hệ thống mạng, tốc độ đường truyền, phần mềm hệ thống triển khai thủ tục hải quan điện tử…chưa đáp ứng được yêu cầu, ảnh hưởng đến việc triển khai mở rộng đối với các loại hình và đối tượng doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử đòi hỏi khối lượng

công việc triển khai rất lớn trong khi cơ sở vật chất, kỹ thuật, hệ thống mạng, đội ngũ cán bộ trong thực tế còn hạn chế về cả chất và lượng. Tuy nhiên, tiến độ xây dựng phần mềm hệ thống đối với thủ tục hải quan điện tử chưa đáp ứng được yêu cầu, ảnh hưởng đến việc triển khai mở rộng đối với các loại hình xuất nhập khẩu cũng như đối với các đối tượng doanh nghiệp,.v..v.. phần mềm khai báo HQĐT dù được nâng cấp rất nhiều lần nhưng vẫn còn quá nhiều khiếm khuyết. Cơ sở dữ liệu thiếu nguồn cập nhật, hoặc nguồn cập nhật không thể phù hợp với phần mềm nhất là dữ liệu áp mã hàng hóa hài hoà, thuế suất. Đây là cản trở lớn nhất trong xử lý file nguồn, phải tham chiếu, hiệu chỉnh bằng tay mới đóng gói được dữ liệu. Ngoài ra, trục trặc, lỗi hệ thống còn có nguyên nhân khác từ phía doanh nghiệp. Hầu hết doanh nghiệp khai báo HQĐT thường truy xuất dữ liệu từ file lưu trữ của mình trước đó được thực hiện trên nền tảng phần mềm Excel hoặc những phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu khác không tương thích với phần mềm của hải quan. Ý kiến chủ quan của doanh nghiệp thì cho rằng, nhóm lập trình phần mềm của hải quan cần tiên liệu trước khả năng này, phải làm sao để phần mềm HQĐT tương thích với các phần mềm chuẩn, quá phổ biến như Excel, Access... cả thế giới đang sử dụng.

- Các đơn vị đang triển khai hải quan điện tử thuộc Cục Hải Quan Hà Tĩnh chủ yếu ở các địa bàn có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, hạ tầng viễn thông còn một số khó khăn nhất định, thiết bị dễ hư hỏng chưa có dự phòng do đó khi xảy ra sự cố hệ thống hải quan điện tử phải ngừng hoạt động. Và hiện tại, đường truyền tín hiệu mạng WAN Cục Hải quan Hà Tĩnh theo quy hoạch của Bộ Tài chính phải phụ thuộc vào một đầu mối là Kho bạc nhà nước. Vì vậy khi có sự cố từ phía Kho bạc thì phía Hải quan không thể tiến hành thủ tục Hải quan điện tử cho các doanh nghiệp. Thời gian đầu triển khai TTHQĐT tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Vũng Áng, do chương trình TTHQĐT đang trong giai đoạn thử nghiệm nên rất hay xảy ra sự cố, do đó CBCC thường xuyên phải nâng cấp và sửa lỗi. Hơn thế nữa, đường truyền, máy chủ còn thiếu và yếu cũng là một trong những vấn đề lớn tại các Chi cục thuộc Cục Hải quan Hà Tĩnh. Thời điểm này do mới chỉ có duy nhất một đường truyền của Công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN) nên gây nhiều khó khăn khi đường truyền của nhà cung cấp gặp sự cố vì không có đường truyền dự phòng. Điển hình là tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Vũng Áng đã hai lần bị đứt cáp quang, làm tê liệt đường truyền, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Chi cục và các doanh nghiệp.

- Tình hình bến bãi quá tải, địa điểm cách xa, khối lượng DN và hàng hóa quá nhiều, trong khi lực lượng cán bộ kiểm hóa của hải quan còn mỏng, bố trí chưa kịp

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY VIỆC SỬ DỤNG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ CHO CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN HÀ TĨNH (Trang 54 -54 )

×