Về phía Hải quan Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu thúc đẩy việc sử dụng thủ tục hải quan điện tử cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tại cục hải quan hà tĩnh (Trang 64 - 77)

60 37 62,5 23 37,5 00 2 HQHT thực hiện tốt công

3.3.1.Về phía Hải quan Hà Tĩnh

3.3.1.1. Tuyên truyền, đối thoại, vận động các doanh nghiệp thực hiện thủ tục HQĐT

a) Hình thức tuyên truyền phải phong phú, linh hoạt:

Thực tế, từ trước đến nay Hải quan Hà Tĩnh cũng tuyên truyền, phổ biến bằng một số hình thức như phát công văn đến các doanh nghiệp, tổ chức một số đợt phổ biến. Tuy nhiên, các hình thức này gặp một số hạn chế nên sức lan tỏa, khả năng lĩnh hội tiếp nhận của các doanh nghiệp bị hạn chế, mặt khác các hình thức này chỉ là thông tin mang tính một chiều nên kết quả chưa cao. Do vậy trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả tuyên truyền về việc thực hiện TTHQĐT cho các doanh nghiệp thì cần sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như báo hình, báo nói, báo viết, báo điện tử trong và ngoài ngành; thường xuyên phối hợp tốt với các cơ quan thông tấn báo chí ở địa phương và trung ương, các Ban Quản lý dự án Khu công nghiệp, Khu Kinh tế... để tuyên truyền sâu rộng trong dư luận về lợi ích do thủ tục HQĐT mang lại cho doanh nghiệp XNK. Cục và các Chi cục hải quan tổ chức Hội nghị, mời các (giám đốc) doanh nghiệp đến để trực tiếp phổ biến cho họ biết chủ trương của ngành Hải quan, các chính sách quản lí nhà nước về hải quan, pháp luật về thuế, quy trình thủ tục hải quan mới; những lợi ích và trách nhiệm của doanh nghiệp trong công cuộc cải cách hành chính nói chung và thủ tục HQĐT nói riêng, những ưu đãi về hải quan khi DN tuân thủ pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu… để các doanh nghiệp tự giác đăng ký tham gia.

Đi đôi với hình thức tuyên truyền phong phú thì việc nâng cao chất lượng cho các tuyên truyền viên cũng là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả của công tác truyên truyền. Cục Hải quan Hà Tĩnh cần cử các cán bộ đi học tập các kỹ năng về tuyên truyền, bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cũng như nghiệp vụ giao tiếp, ứng xử.

Bên cạnh đó, đơn vị chủ lực là Báo hải quan và các cơ quan ngôn luận của Tổng cục Hải quan, cần có Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và các trang web của các cục Hải quan các tỉnh, thành phố cần thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả

truyền thông trong giai đoạn hiện đại hóa hải quan. Bởi với khối lượng công việc ngày càng nhiều và nhiệm vụ ngày càng lớn với những yêu cầu triển khai các nhiệm vụ trọng tâm về thu ngân sách nhà nước, triển khai dự án hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, cải cách thủ tục hành chính…nếu không có truyền thông thì không thể gắn kết cộng đồng doanh nghiệp với các chủ trương, chính sách một cách kịp thời để có sự phối hợp, hợp tác hiệu quả với ngành Hải quan.

Tuy nhiên, để thực hiện quyết liệt công tác này thì mỗi cán bộ Hải quan từ cấp lãnh đạo đến các chuyên viên phải đều là những tuyên truyền viên, mỗi người phải ý thức được việc tuyên truyền các chủ trương của ngành (trong đó có thực hiện thủ tục HQĐT) là nhiệm vụ của mình là nghiệp vụ quan trọng trong nâng cao chất lượng công tác. Bên cạnh đó, tại mỗi chi cục (cửa khẩu và cảng) đều phải hình thành các nhóm, đội tuyên truyền viên để chuyển tải các chủ trương của ngành đến doanh nghiệp.

b) Tăng cường công tác đối thoại với doanh nghiệp

Lâu nay Cục Hải quan Hà Tĩnh đã có đối thoại với doanh nghiệp nhưng chất lượng chưa cao do nhiều lý do như DN chỉ cử đại diện, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng; hình thức đối thoại chưa phong phú.

Tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp hàng tháng, hàng quý và hàng năm để qua đó có thể lắng nghe và giải đáp khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trên tinh thần dân chủ, thấu hiểu lẫn nhau. Qua việc tiếp thu những ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, Cục Hải quan Hà Tĩnh cần tích cực hơn nữa trong việc tham gia góp ý, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thể chế, cụ thể là pháp luật và các quy trình nghiệp vụ hải quan. Từ đó, Cục Hải quan Hà Tĩnh có thể trở thành cầu nối cộng đồng doanh nghiệp với các chủ trương chính sách pháp luật, giúp doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh, hoạt động có hiệu quả hơn và tạo được niềm tin từ cộng đồng doanh nghiệp về sự đồng hành của Cục Hải quan Hà Tĩnh.

Trong các hội nghị đối thoại cần phát phiếu khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp, cũng như để doanh nghiệp đề đạt các nguyện vọng. Việc phát phiếu nhằm để doanh nghiệp có thể hỏi những vấn đề nhạy cảm; Yêu cầu chủ doanh nghiệp tham gia để họ chủ động thực hiện TTHQĐT.

Đối với các doanh nghiệp ít hoặc không tham gia đối thoại thì Cục Hải quan Hà Tĩnh cần phát văn bản đến doanh nghiệp, hoặc thậm chí có thể cử cán bộ trực tiếp để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, cũng như hiểu thêm tâm tư

nguyện vọng, nhu cầu của doanh nghiệp. Từ đó có các giải pháp để vận động doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất

c) Vận động doanh nghiệp

Nếu giải pháp trên đạt hiệu quả thấp thì phải dùng biện pháp mạnh hơn (biện pháp hành chính) đó là yêu cầu, vận động doanh nghiệp phải đăng ký tham gia thủ tục điện tử; phân tích cho họ hiểu rằng lợi ích của thủ tục này không những cho doanh nghiệp mà còn cho cả cơ quan hải quan trong việc tiết kiệm thời gian, kiệm nhân lực và chống tiêu cực, phiền hà, sách nhiễu. Đây cũng là xu thế tất yếu của Hải quan Việt Nam trên con đường hội nhập.

Xây dựng chính sách, giải pháp thu hút, vận động các doanh nghiệp đã là khách hàng truyền thống, các DN có trụ sở ở Hà Tĩnh và tỉnh bạn có nhu cầu làm thủ tục hải quan điện tử tại các Chi Cục Hải quan Hà Tĩnh, các DN đầu tư tại các khu Công nghiệp Hà Tĩnh nhưng XNK tại các cửa khẩu ngoài tỉnh… về mở tờ khai tại các cửa khẩu của các Chu cục Hải quan Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, Cục Hải quan Hà Tĩnh cần xây dựng chính sách về đầu tư phương tiện, kinh phí và khen thưởng xứng đáng cho các CBCC có thành tích vận động, thu hút DN trong vấn đề này.

Tuy nhiên, để công tác vận động doanh nghiệp thực hiện TT HQĐT hiệu quả cao hơn thì cần bằng các chính sách ưu tiên để mang lại sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian, công sức, kinh phí cho doanh nghiệp bằng cách ưu tiên tiếp nhận và đăng ký tờ khai trước, chỉ kiểm tra HS mà miễn KT hàng hóa và cho thông quan hàng hóa ngay (Luồng xanh và luồng vàng). Đối với hàng hóa thông quan thuộc luồng đỏ: Ưu tiên kiểm tra hàng hóa trước.

Ngoài ra, Hải quan cũng cần có các chính sách khác để khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng nhiều TT HQĐT bằng khen thưởng cho doanh nghiêp. Và những doanh nghiệp được khen thưởng này phải được Cục Hải quan Hà tĩnh xem là đối tượng ưu tiên và dạng khách hàng tiềm năng.

3.3.1.2. Hải quan Hà Tĩnh cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục Hải quan điện tử

a) Coi Doanh nghiệp là đối tác và là khách hàng

Để thực hiện thành công các nhiệm vụ và chiến lược thì sự ủng hộ hưởng ứng từ phía cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng không nhỏ. Để đạt được điều đó thì trước hết từ phía cơ quan hải quan phải thực sự coi doanh nghiệp là đối tác chứ

không phải là đối tượng. Bởi vì quan hệ đối tác hải quan – doanh nghiệp được đánh giá là một trong mười trụ cột của một cơ quan hiện đại trong thế kỷ 21. Việc thiết lập quan hệ đối tác hải quan – doanh nghiệp tốt sẽ tăng cường năng lực kiểm soát hải quan và tạo thuận lợi cho thương mại. Khi kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái và khủng hoảng như hiện nay, các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn hơn bao giờ hết thì Cục Hải quan Hà Tĩnh cần nêu cao hơn nữa chủ trương hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cũng như thu hút doanh nghiệp tham gia hoạt động trên địa bàn. Cục Hải quan Hà Tĩnh và UBND Tỉnh Hà Tĩnh cần phối hợp với nhau để tập trung triển khai các giải pháp nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động sản xuất kinh doanh XNK, đầu tư, du lịch của doanh nghiệp. Trong bối cảnh hải quan Việt Nam đang thúc đẩy hướng tới mục tiêu cải cách hiện đại hóa hải quan đến năm 2020, Hải quan Việt Nam nói chung và Cục Hải quan Hà Tĩnh nói riêng cần nghiêm túc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong việc xây dựng quan hệ đối tác hải quan – doanh nghiệp, để qua đó nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ công chức về lợi ích của mối quan hệ này và giúp gợi mở những ý tưởng để hải quan và doanh nghiệp thúc đẩy hợp tác và thực sự trở thành đối tác tin cậy của nhau.

b) Đào tạo cho doanh nghiệp thực hiện tốt thủ tục hải quan điện tử

Lâu nay, Cục Hải quan Hà Tĩnh vẫn mở các lớp tập huấn đào cho các doanh nghiệp thực hiện thủ tục HQĐT. Tuy nhiên, do cách thức tổ chức mang tính “Đại trà”, không phân chia đối tượng các doanh nghiệp khác nhau, không khảo sát kỹ nhu cầu của các loại hình doanh nghiệp, không đánh giá được năng lực tiếp nhận của các học viên nên hiệu quả đào tạo chưa cao. Điều đó dẫn đến khi áp dụng các doanh nghiệp mặc dù đã được đào tạo nhưng thực hiện không thành thạo, hoặc khi có những biến động hay thay đổi nho nhỏ trong thủ tục thì doanh nghiệp không thực hiện được. Vì vậy, đi đôi với tăng cường số lượng các lớp tập huấn thì nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo tập huấn cũng là vấn đề rất cần thiết. Để làm được điều đó cần hướng đến một số giải pháp sau:

+ Khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp: Phía Cục Hải quan Hà Tĩnh cần nắm bắt được nhu cầu thực sự của doanh nghiệp là cần đào tạo ở mức độ nào, từ đó xây dựng giáo trình và tài liệu phù hợp để doanh nghiệp nắm bắt được.

+ Phân loại đối tượng đào tạo: Đào tạo cho lãnh đạo (chủ doanh nghiệp) thì chỉ đào tạo về tầm quan trọng, vai trò, cách thức quản lý, các thủ tục để họ chỉ đạo nhân

viên phụ trách xuất nhập khẩu thực hiện thủ tục Hải quan điện tử. Nhưng đào tạo cho các nhân viên đảm nhiệm nghiệp vụ chuyên môn xuất nhập khẩu thì cần đào tạo kỹ, theo phương thức học đi đôi với hành và cầm tay chỉ việc để họ thực hiện thành tạo trên máy tính, đồng thời trang bị cho họ thêm một số kiến thức về công nghệ thông tin để có thể tự xử lý khắc phục một số lỗi thường gặp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

+ Ngoài ra, cũng có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc ở xa bằng đào tạo trực tuyến, phổ biến các tài liệu trên Website của Cục Hải quan Hà Tĩnh. Như vậy khi các doanh nghiệp này không có điều kiện không tham gia trực tiếp được thì vẫn có thể nắm bắt và triển khai thực hiện thủ tục HQĐT.

c) Hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện TT HQĐT cho DN

Cục Hải quan Hà Tĩnh cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp như triển khai dự án hiện đại hóa thu ngân sách nhà nước giữa cơ quan Thuế - Kho bạc – Hải quan – Ngân hàng thương mại bằng phương thức điện tử; tích cực tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Luật Quản lý thuế, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp…Với biện pháp này, thủ tục nộp ngân sách Nhà nước sẽ đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện hơn bởi người nộp thuế có thể nộp tại nhiều địa điểm khác nhau nơi có trụ sở hoặc chi nhánh, điểm giao dịch của Ngân hàng thương mại cũng như có thể nộp tiền ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ. Và như vậy thì cơ quan hải quan có điều kiện làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu kịp thời cho các doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Nhằm đảm bảo giá trị pháp lý của chứng từ điện tử, đảm bảo an ninh an toàn dữ liệu truyền qua mạng, làm tăng độ tin cậy của chứng từ điện tử được trao đổi giữa DN và cơ quan Hải quan, Cục Hải quan Hà Tĩnh cần tuyên truyền, thúc đẩy DN sử dụng chữ ký số khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định của Tổng Cục Hải quan. Hiện nay chữ ký số là công nghệ không chỉ được sử dụng ở lĩnh vực hải quan điện tử mà còn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác như giao dịch điện tử, kê khai thuế điện tử, ngân hàng… Chữ ký số được hiểu như con dấu điện tử của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, và có giá trị pháp lý tương đương chữ ký tay. Chữ ký số là thông tin được mã hóa bằng khóa riêng của người gửi, được đính kèm theo văn bản nhằm đảm bảo cho người nhận định danh và xác thực đúng nguồn gốc, tính toàn vẹn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của dữ liệu nhận được. Khi sử dụng chữ ký số, dữ liệu gửi đến mang tính chính xác và bảo mật cao, tránh được tình trạng giả mạo thông tin tờ khai bởi các chữ ký số này đã được chứng thực bởi các nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Hiện tại ngành hải quan chấp nhận tất cả chữ ký số bởi các nhà cung cấp đã được Bộ TT&TT cấp phép. Chữ ký số không phải là vấn đề mới và đã được áp dụng với ngành thuế nhưng với hải quan đây là lần đầu tiên. Vì vậy, DN không tránh khỏi những thiếu sót khi bắt đầu sử dụng CKS trong TTHQĐT. Trong quá trình triển khai thí điểm áp dụng chữ ký số vào thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan Hà Tĩnh, có một số DN khai báo không nhận được phản hồi hoặc nhận phản hồi rất chậm ảnh hưởng đến thời gian làm thủ tục hải quan của DN; một số trường hợp khác không xác thực được chữ ký số hoặc tài khoản truy cập. Chính vì vậy, Cục Hải quan Hà Tĩnh cần gấp rút hơn nữa trong việc triển khai chữ ký số trên hệ thống thông quan điện tử phiên bản 4 và không ngừng tuyên truyền, phổ biến tới cộng đồng DN vai trò, lợi ích và ý nghĩa của CKS mang lại trong TTHQĐT.

Đối với DN chưa kịp đăng ký CKS theo quy định thì vẫn (sẽ) tiếp tục sử dụng tài khoản đã đăng ký với cơ quan hải quan trước đây để khai HQĐT. Vì vậy, Cục Hải quan Hà Tĩnh cần nâng cao ý thức và nhận thức cho DN về vấn đề bảo mật tài khoản khai hải quan điện tử. Bảo mật tài khoản khi giao dịch thông qua hệ thống thông quan điện tử là điều đã được pháp luật quy định tại Điều 4 Nghị định 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012, nhưng nhiều DN chưa nhận thức đúng trách nhiệm, gây ra nhiều thiệt hại. Thời gian qua, đã có một số doanh nghiệp liên hệ với cơ quan hải quan xin cấp lại mật khẩu. Ngoài nguyên nhân do DN tự đặt lại mật khẩu sau đó quên còn phải kể đến một số nguyên nhân sau: do chưa hiểu rõ và chưa nhận thức đúng tầm quan trọng về trách nhiệm bảo mật tài khoản nên DN để tên truy nhập và mật khẩu giống y nhau và thường đặt là mã số thuế của doanh nghiệp; trong suốt quá trình khai hải quan điện tử, DN không thay đổi mật khẩu để bảo mật. Nhiều doanh nghiệp không trực tiếp khai hải quan điện tử mà thông qua dịch vụ, một số DN vì lý do tiết giảm chi phí hoặc chưa có nhân viên biết sử dụng phần mềm nên không trang bị phần mềm, cũng không thuê dịch vụ mà mỗi khi có hàng xuất nhập khẩu thì đi khai điện tử nhờ tại DN khác. Sau

Một phần của tài liệu thúc đẩy việc sử dụng thủ tục hải quan điện tử cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tại cục hải quan hà tĩnh (Trang 64 - 77)