0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Giới thiệu sơ lược về tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY VIỆC SỬ DỤNG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ CHO CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN HÀ TĨNH (Trang 30 -30 )

- Vị trí địa lý tỉnh Hà Tĩnh:

Hà Tĩnh là tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, với diện tích 6.019km, dân số 1,3 triệu người. Có thể nói rằng Hà Tĩnh tọa lạc ở vị trí khá quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Với các trục giao thông Bắc – Nam (Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt) và Đông – Tây (Quốc lộ 8A, đường 12 qua cửa khẩu Chalo – Quảng Bình) đã kết nối Hà Tĩnh với các tỉnh trong nước và các tỉnh thuộc nước bạn Lào và Thái Lan. Hà Tĩnh có 145km đường biên giới phía Tây với nước bạn Lào, đi qua 08 xã biên giới thuộc các huyện Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang, tiếp giáp với tỉnh Boolikhamxay và Khămmuộn của nước CHDCND Lào. Khu vực biên giới chủ yếu là vùng núi cao, địa hình phức tạp, kinh tế chưa phát triển, hệ thống giao thông còn nhiều khó khăn [11]

- Các cửa khẩu và khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh:

Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, khu kinh tế Vũng Áng, Cửa khẩu phụ Đá Gân, các lối mở Bản Giàng, xã Hương Lâm, huyện Hương Khê, lối mở Kim Quang, xã Hương Quang, huyện Vũ Quang. Trong đó, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo tọa lạc trên hành lang kinh tế Đông Tây, được xác định là loại hình khu phi thuế quan, với định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực: Thương mại, du lịch, dịch vụ và công nghiệp chế biến, gia công lắp ráp hàng dân dụng. Khu kinh tế Vũng Áng với hạt nhân là cảng biển nước sâu tốt nhất Bắc Trung Bộ và miền Bắc và trung tâm công nghiệp thép lớn nhất cả nước; được đánh giá là 1 trong 5 khu kinh tế trọng điểm của cả nước [19.p].

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY VIỆC SỬ DỤNG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ CHO CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN HÀ TĨNH (Trang 30 -30 )

×