60 37 62,5 23 37,5 00 2 HQHT thực hiện tốt công
3.3.3.3. Chính quyền địa phương
- Tiếp tục chỉ đạo các sở ban ngành tại địa phương phối hợp tốt với cơ quan hải quan để đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan.
- Đề nghị các cơ quan chức năng có các cơ chế, chính sách thích hợp để thu hút các nhà đầu tư về hoạt động, đầu tư xuất nhập khẩu trên địa bàn, tăng nguồn thu ngân sách, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
- Đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ trong việc xây dựng, nâng cấp các kho chứa hàng, bãi kiểm tra hàng hóa có mái che và các phương tiện bốc xếp chuyên dùng hàng hóa lên, xuống container cho xứng tầm với một Cảng nước sâu nhất nhì trong cả nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn xuất, nhập khẩu hàng hóa tại Cảng.
- Tiếp tục nâng cấp, mở rộng hệ thống đường vào cảng. Hiện nay đường vào cảng rất nhỏ hẹp, chỉ có hai làn xe container. Trong trường hợp gặp sự cố xe chết máy, hoặc tai nạn giao thông nhỏ thì hàng sẽ bị tắc nghẽn dọc đường. Vì vậy, đường vào cảng phải rộng đề không gặp tình trạng hàng bị kẹt ngoài đường, nhằm góp phần giải phóng hàng nhanh, tiết kiệm chi phí cho DN.
- Tiếp tục nâng cấp Đường 8 - một tuyến đường huyết mạch, có ý nghĩa trong thông thương với nước bạn Lào, hiện đang bị xuống cấp nghiêm trọng để có thể phục vụ tốt hơn cho quá trình lưu thông, giao thương hàng hóa, thu hút doanh nghiệp về làm thủ tục hải quan tại nơi đây.
- Đề nghị UBND Tỉnh bảo trì, nâng cấp hệ thống đường điện vào KKT VA, tạo nguồn điện ổn định cho các hoạt động tại KKT.
- Sớm hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng nhà liên hợp làm việc kết hợp Quốc môn tại Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.
- Đối với nguồn thu của đơn vị từ việc bán hàng tịch thu, đề nghị UBND Tỉnh quy định cơ chế chính sách để đơn vị đầu tư vào công tác hiện đại hóa hải quan.
- Cần đẩy mạnh các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh của địa phương, song song với việc phát triển hệ thống giao thông chính quyền địa phương cần thúc đẩy hơn nữa công tác cải cách cơ chế, chính sách. Có thể nói rằng môi trường kinh doanh thuận lợi đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương
- Cần tập trung nguồn lực đầu tư ở từng địa phương, tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp nào để từng địa phương phải năng động hơn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.
- Cần năng động sáng tạo hơn nữa trong việc cung cấp thông tin cơ bản, mang tính khái quát và gợi mở để các nhà đầu tư tập trung đầu tư, khai thác, phát huy những tiềm năng, thế mạnh của mình ở các khía cạnh về tài nguyên rừng và thế mạnh phát triển rừng; đầu tư, phát triển nuôi trồng thủy sản; đầu tư khai thác và chế biến sâu khoáng sản; phát triển dịch vụ du lịch, văn hóa; phát triển kinh tế cửa khẩu. Nhưng việc khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh phải nghiêm túc tuân theo tinh thần của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2011 – 2020 và các Nghị quyết Đại hội của Đảng, của Bộ Chính trị, đó là: khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng về kinh tế, gắn với đảm bảo an sinh xã hội theo hướng bền vững và đảm bảo quốc phòng, an ninh; phát huy có hiệu quả các mối liên kết giữa các địa phương trong vùng, lựa chọn những ngành, lĩnh vực và lãnh thổ có vai trò động lực để tập trung phát triển làm hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Tiếp tục xây dựng các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư, cung cấp những căn cứ, thông tin và tiềm năng, cơ hội đầu tư, kinh doanh và yêu cầu phát triển kinh tế & xã hội của vùng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Cần tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ giúp đỡ doanh nghiệp và nhà đầu tư. Chỉ số PCI của Hà Tĩnh thời gian qua luôn ở gần nửa cuối của bảng xếp hạng. Điều đó có thế phần nào cho thấy một cảm nhận chưa thực sự tích cực và nhiều kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp về chất lượng điều hành kinh tế và cải cách thủ tục hành chính của địa phương. Trước thực tế đó, chính quyền địa phương cần có sự thay đổi từ nhận thức đến hành động. Về nhận thức, địa phương cần xác định rõ vai trò của DN là “doanh nghiệp phát tài, địa phương phát triển”. Về quan hệ, chính quyền địa phương cần chuyển doanh nghiệp từ đối tượng quản lý sang đối tượng phục vụ, hay chuyển doanh nghiệp từ đối tượng để quản lý sang đối tác để đồng hành. Đồng hành không chỉ trong thực hiện các chiến lược, chương trình phát triển mà còn đồng hành trong quá trình xây dựng các chiến lược chương trình và chính sách phát triển. Doanh nghiệp không chỉ thực thi mà còn là người tham mưu tốt cho chính quyền. Chính quyền địa phương cần xác định rõ trách nhiệm của mình là: thành công của doanh nghiệp là nghĩa vụ của chính quyền, thất bại của doanh nghiệp là trách nhiệm
của chính quyền. Chính quyền địa phương cần thực hiện khẩu hiệu hành động với phương châm ba thân thiện: thân thiện với môi trường, thân thiện với doanh nghiệp, thân thiện với người dân.
Kết luận cuối chương III
Căn cứ trên những hạn chế của thực trạng thực hiện thủ tục hải quan điện tử của các doanh nghiệp XNK tại Cục Hải quan Hà Tĩnh với mục tiêu giúp đỡ các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn khi thực hiện loại hình thủ tục hải quan này nhằm thúc đẩy việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử của DN tại Cục Hải quan Hà Tĩnh, chương III đã đưa ra các giải pháp cần thực hiện về phía cơ quan hải quan cũng như về phía doanh nghiệp. Đồng thời để có giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện TT HQĐT đạt hiệu quả chương 3 còn đề xuất với các cấp, ngành, .. có liên quan các kiến nghị, đề xuất.