Căn cứ những nội dung của TTHQĐT trong Quyết định 149/2005/QĐ-TTg, ngành Hải quan đã xác định chi tiết các nội dung nổi bật của TTHQĐT trong giai đoạn thí điểm này, bao gồm:
- Khai báo và tiếp nhận thông tin qua phương tiện điện tử. - Xử lý thông tin khai hải quan tự động;
- Áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro để đánh giá độ tuân thủ và phân luồng hàng hóa dựa trên bộ tiêu chí quản lý rủi ro và hồ sơ tuân thủ DN;
- Ra quyết định thông quan dựa trên việc phân tích thông tin với sự hỗ trợ của hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
Trong quá trình thực hiện, các đơn vị thí điểm đều áp dụng Quy trình TTHQĐT với 5 bước cơ bản là: Tiếp nhận; Kiểm tra tờ khai; Phân luồng tờ khai; Duyệt phân luồng; Chấp nhận thông quan và xác nhận thực xuất, thực nhập. Trong quy trình trên
này, bước phân luồng là nơi quyết định xem hàng hóa thuộc luồng Xanh, luồng Vàng hay luồng Đỏ, trong đó: Luồng Xanh, chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin tại tờ khai điện tử; Luồng Vàng, phải kiểm tra các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông quan; Luồng Đỏ, kiểm tra thêm thực tế hàng hóa trước khi thông quan [7].
Ngày 19 tháng 7 năm 2005 Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 50/2005/QĐ- BTC quy định về quy trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Việc thí điểm chia thành 2 giai đoạn như sau: Từ tháng 10/2005- 11/2009 tại Chi cục Hải quan điện tử - Cục Hải quan thành phố Hải Phòng và Chi cục Hải quan điện tử Thành phố Hồ Chí Minh. Từ 2009 đến hết năm 2012, triển khai tại 13 Cục hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, mở rộng ứng dụng tới các DN cùng với mở rộng các loại hình hàng hóa [4]. Ngày 02/01/2013, sau thời gian triển khai thí điểm, Tổng cục hải quan đã công bố chính thức triển khai thủ tục hải quan điện tử trong phạm vi toàn quốc.
- Giai đoạn I (2005-2009) – thí điểm hẹp:
Trong giai đoạn này việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên cả nước đạt kết quả là hơn 1500 DN tham gia; Thông quan cho trên 1.100 tờ khai; Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) thu được thông qua việc thực hiện TTHQĐT trong giai đoạn này đạt xấp xỉ 12.300 triệu USD; Tổng thuế hải quan thu được với loại hình thủ tục hải quan này đạt xấp xỉ 10.602 tỷ đồng (riêng năm 2008 đạt xấp xỉ 4.492 tỷ đồng).
Tính đến 31/12/2006, tại hai Chi Cục Hải quan điện tử nói trên đã thực hiện bằng thủ tục hải quan điện tử cho 215 doanh nghiệp với lưu lượng trung bình đạt 90 tờ khai/ngày. Tổng số tờ khai đã thông quan điện tử khoảng 21.000 tờ khai với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1.734 triệu USD, thu NSNN đạt xấp xỉ 1.541 tỷ đồng. Kim ngạch XNK đối với hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục Hải quan điện tử Hải Phòng các năm 2007, năm 2008, năm 2009 chiếm lần lượt 3,65 , 4,54 , 10,95 trên tổng kim ngạch XNK đối với hàng hóa làm thủ tục tại Cục Hải quan Hải phòng; Kim ngạch XNK đối với hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục Hải quan điện tử Hồ Chí Minh các năm 2007, năm 2008, năm 2009 chiếm lần lượt 7,3 , 8,32 , 9,86 trên tổng kim ngạch XNK đối với hàng hóa làm thủ tục tại Cục Hải quan Hồ Chí Minh.
Bảng 2.2. Kết quả thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên cả nước giai đoạn thí điểm theo Quyết định số 50/2005/QĐ-BTC
Chỉ tiêu Thành phố Hải Phòng Thành phố Hồ Chí Minh
9/2005 - 12/200 6 2007 2008 2009 10/2005 - 12/2006 2007 2008 2009 Số lượng DN tham gia 77 73 171 372 138 172 267 297 Số lượng tờ khai làm thủ tục 5.798 5.146 9.509 7.576 15.202 31.22 4 33.01 1 10.89 6 KNXNK thực hiện TTHQĐT (Triệu USD) 336 462,1 6 837,6 2 492,44 1.398 2.983 4.310 1.465 tờ khai TTHQĐT/Tổn g tờ khai toàn Cục 1,83% 1,71 % 2,53 % 6,38% 2,42% 2,58 % 2,53 % 2,86 % % KNTTHQĐT /Tổng KN toàn Cục 3,35% 3,65 % 4,54 % 10,95 % 6,98% 7,30 % 8,32 % 9,86 %
Ghi chú: Tỷ lệ so với tổng số các loại hình đã triển khai Nguồn: Bộ Tài Chính
Tỷ lệ phân luồng tại Hải Phòng: luồng Xanh: 67 ; Vàng: 10 ; Đỏ: 23 , tại TP. Hồ Chí Minh: luồng Xanh: 39 ; Vàng: 49 ; Đỏ: 12 ; Thời gian thông quan trung bình đối với các lô hàng luồng Xanh là 5 - 10 phút, luồng Vàng từ 20 - 30 phút, luồng Đỏ phụ thuộc vào thời gian kiểm tra hàng hóa.
- Giai đoạn II (12/2009-12/2012) - thí điểm mở rộng:
Bảng 2.3. Kết quả thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử trên cả nước theo Quyết định số 103/2009/ QĐ-TTg
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ
Cục Hải quan thực hiện TTHQĐT 21 61,80% Chi cục thực hiện TTHQĐT 102 89,47% Doanh nghiệp thực hiện TTHQĐT 41.952 88,40% Tổng số tờ khai thực hiện TTHQĐT (triệu tờ
khai)
3,86 95,90%
Tổng kim ngạch XNK (tỷ USD) 250,4 95,56%
Ghi chú: Tỷ lệ so với tổng số các loại hình đã triển khai Nguồn: Bộ Tài Chính.
Ở giai đoạn này, ngoài 02 Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh và Hải phòng, dự kiến ban đầu sẽ có thêm 08 Cục Hải quan khác tham gia. Tuy nhiên, theo số liệu của Bộ Tài Chính thì trên thực tế số đơn vị tham gia ngay từ đầu giai đoạn này đã là 10 Cục Hải quan, đến cuối giai đoạn lên tới 21 Cục Hải quan (chiếm trên 61 tổng số Cục Hải quan trong cả nước), nếu tính theo số Chi cục Hải quan thì tỷ lệ tham gia còn cao hơn (lên tới trên 89 ). Số DN thực hiện TTHQĐT đạt gần 42.000 đơn vị. Đặc biệt, so với tổng số cả nước, số tờ khai TTHQĐT và tổng kim ngạch XNK qua phương thức điện tử đều đạt trên 95 . Tỷ lệ phân luồng Xanh, Vàng, Đỏ lần lượt đạt là: 40,6%, 43,2%, 6,1%.
- Giai đoạn thực hiện chính thức cả nước:
Căn cứ pháp lý để chính thức thực hiện TTHQĐT là Nghị định số 87/2012/NĐ- CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ. Sau một thời gian ngắn thực hiện TTHQĐT trên phạm vi cả nước, kết quả bước đầu đạt được trên toàn hệ thống rất đáng ghi nhận như sau [29]:
+ Toàn bộ 34/34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã triển khai thực hiện với 147/170 chi cục.
+ Tất cả 34 Cục đều triển khai Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử phiên bản mới (phiên bản 4.0).
+ Các loại hình XNK chủ yếu thực hiện TTHQĐT là kinh doanh; gia công; sản xuất xuất khẩu; đầu tư....
+ Đã có 49.900 doanh nghiệp (DN) tham gia, chiếm 96 trong tổng số 51.979 DN thực hiện thủ tục hải quan.
+ Trong năm 2013, cả nước có 5,4 triệu tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện qua TTHQĐT, chiếm 93,2 tổng số tờ khai trên cả nước.
+ Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa thực hiện theo thủ tục hải quan điện tử ước tính đạt 252,8 tỷ USD, tăng 25 so với cùng kỳ năm trước và chiếm 96 tổng trị giá XNK.
Có thể nói rằng việc thực hiện TTHQĐT cùng với những kết quả nêu trên đã góp phần đẩy nhanh tiến độ cải cách hiện đại hóa ngành Hải quan trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc vừa tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước của cơ quan Hải quan. Quá trình thực hiện TTHQĐT những năm qua tuy đã có những cải tiến, điều chỉnh, bổ sung cả về hình thức và nội dung trong từng bước, từng giai đoạn, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại [19.b].
Một là, thủ tục hải quan điện tử thực chất chỉ là một phương thức thực hiện và chỉ có thể phát huy được hiệu quả tối đa nếu các chế độ quản lý hải quan được chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế và năng lực thực hiện của các cơ quan liên quan được đảm bảo. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện TTHQĐT thời gian qua ở nước ta cơ bản vẫn dựa trên các chế độ quản lý hải quan hiện hành được quy định tại Luật Hải quan và một số Luật khác có liên quan. Do đó, vẫn chịu sự tác động của các hạn chế do Luật Hải quan hiện hành mang lại.
Hai là, hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ cho việc thực hiện TTHQĐT của cả cơ quan Hải quan cũng như của doanh nghiệp hoạt động chưa thực sự ổn định, còn phát sinh nhiều các lỗi về đường truyền mạng gây ra những ảnh hưởng trong quá trình thông quan hàng hóa. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của các cửa khẩu cảng biển, cảng hàng không, đường bộ... của Việt Nam chưa được đầu tư đồng bộ, còn manh mún, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chung của việc thực hiện TTHQĐT. Ngoài ra, việc triển khai chữ ký số còn nhiều bất cập do hạn chế của các cơ quan chứng thực làm hạn chế khả năng sử dụng chứng từ điện tử an toàn để thay thế chứng từ giấy theo tinh thần của Quyết định 103/2009/QĐ-TTg [7].
Bên cạnh đó, có thể nói rằng việc thực hiện TTHQĐT thời gian qua vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào trong quy trình thông quan hàng hóa. Việc triển khai TTHQĐT trong việc tiếp nhận, xử lý các thông tin về lược khai hàng hóa trước thông quan chưa
được tiến hành đồng bộ và mới ở trong giai đoạn ban đầu. Việc triển khai cơ chế một cửa quốc gia tại các Bộ, Ngành mới chỉ dừng ở giai đoạn nghiên cứu, chuẩn bị về mặt pháp lý mà chưa được thực hiện trên thực địa cũng làm hạn chế hiệu quả tổng thể của TTHQĐT nói chung.
Ngoài ra, do công tác chuẩn hóa danh mục quản lý chuyên ngành và những hạn chế của việc trao đổi thông tin giữa các Bộ, Ngành với cơ quan Hải quan nên mức độ tự động hóa của Hệ thống TTHQĐT chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.