3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.7.3 Kiểm định phi tham số Kruskal – Wallis:
Kiểm định phi tham số Kruskal – Wallis được thực hiện nhằm kiểm định giả thuyết:
Giả thuyết H0: Có sự khác nhau về mức độ hài lòng của doanh nghiệp về các thuộc tính địa phương theo các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp như: loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, nguồn vốn kinh doanh, số lượng lao động và thời gian kinh doanh.
- Loại hình doanh nghiệp:
Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis với nhóm thuộc tính Loại hình doanh nghiệp (xem Bảng 3.35) cho thấy không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của các doanh nghiệp dựa theo loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên có sự khác biệt trong đánh giá của các doanh nghiệp về Chất lượng lao động tại Phú Yên (.sig = 0,035 < 0,05). Các
doanh nghiệp là công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài, hợp tác xã,… đánh giá chất lượng lao động tại Phú Yên tốt hơn so với các loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH với Mean = 127,60.
Bảng 3.35: Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis với Loại hình doanh nghiệp
Hỗ trợ chính quyền và thủ tục
cấp phép đầu tư
Hệ thống hải quan, thuế, ngân
hàng Chất lƣợng lao động Sự hài lòng của doanh nghiệp Chi-Square 5.481 4.868 6.703 4.231 Df 2 2 2 2 Asymp. Sig. .065 .088 .035 .121
Bảng 3.36: Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis với Loại hình doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp N Mean Rank
Chất lượng lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn 86 100.13
Doanh nghiệp tư nhân 81 102.60
Khác (CTCP, DNNN, DNNNg,
Hợp tác xã…) 46 127.60
Total 213
- Ngành nghề kinh doanh:
Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis với nhóm thuộc tính Ngành nghề kinh doanh (xem Bảng 3.37) cho thấy kiểm định Ho được chấp nhận (.sig > 0,05). Như vậy không
có sự khác biệt trong đánh giá về các nhóm thuộc tính của các doanh nghiệp dựa theo ngành nghề kinh doanh.
Bảng 3.37: Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis với Ngành nghề kinh doanh
Hỗ trợ chính quyền và thủ tục
cấp phép đầu tư
Hệ thống hải quan, thuế, ngân
hàng Chất lượng lao động Sự hài lòng của doanh nghiệp Chi-Square 2.627 .876 2.232 2.074 Df 2 2 2 2 Asymp. Sig. .269 .645 .328 .355
- Nguồn vốn kinh doanh:
Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis với nhóm thuộc tính Nguồn vốn kinh doanh (xem Bảng 3.38) cho thấy kiểm định Ho được chấp nhận (.sig > 0,05). Như vậy không có sự khác biệt trong đánh giá về các nhóm thuộc tính của các doanh nghiệp dựa theo nguồn vốn kinh doanh.
Bảng 3.38: Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis với Nguồn vốn kinh doanh
Hỗ trợ chính quyền và thủ tục
cấp phép đầu tư
Hệ thống hải quan, thuế, ngân
hàng Chất lượng lao động Sự hài lòng của doanh nghiệp Chi-Square .668 1.104 1.022 2.838 Df 2 2 2 2 Asymp. Sig. .716 .576 .600 .242 - Số lƣợng lao động:
Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis với nhóm thuộc tính Số lượng lao động (xem Bảng 3.39) cho thấy kiểm định Ho được chấp nhận (.sig > 0,05). Như vậy không có sự khác biệt trong đánh giá về các nhóm thuộc tính của các doanh nghiệp dựa theo số lượng lao động.
Bảng 3.39: Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis với Số lượng lao động
Hỗ trợ chính quyền và thủ tục
cấp phép đầu tư
Hệ thống hải quan, thuế, ngân
hàng Chất lượng lao động Sự hài lòng của doanh nghiệp Chi-Square 2.823 1.432 1.986 1.088 Df 2 2 2 2 Asymp. Sig. .244 .489 .370 .580
- Thời gian kinh doanh:
Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis với nhóm thuộc tính Thời gian kinh doanh (xem Bảng 3.40) cho thấy kiểm định Ho được chấp nhận (.sig > 0,05). Như vậy không có sự khác biệt trong đánh giá về các nhóm thuộc tính của các doanh nghiệp dựa theo thời gian kinh doanh.
Bảng 3.40: Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis với Số lượng lao động
Hỗ trợ chính quyền và thủ tục
cấp phép đầu tư
Hệ thống hải quan, thuế, ngân
hàng Chất lượng lao động Sự hài lòng của doanh nghiệp Chi-Square .120 .045 1.315 .293 Df 1 1 1 1 Asymp. Sig. .730 .833 .252 .589
Như vậy, kết quả kiểm định giả thuyết H0: Không có sự khác nhau về mức độ hài lòng của các doanh nghiệp theo các đặc trưng cơ bản như: loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, nguồn vốn kinh doanh, số lượng lao động và thời gian kinh doanh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Phần này nhằm mục đích trình bày tóm tắt nghiên cứu, kết quả nghiên cứu từ đó đưa ra kết luận về sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các thuộc tính địa phương của tỉnh Phú Yên. Sau đó là các kiến nghị đối với chính quyền địa phương để nhằm nâng cao hơn nữa sự hài lòng của doanh nghiệp. Cuối chương sẽ là một số giới hạn của nghiên cứu và đề xuất cho các nghiên cứu trong tương lai.
1. Tóm tắt:
Nghiên cứu “Phân tích sự ảnh hưởng của các thuộc tính địa phương đến sự hài lòng của doanh nghiệp tại tỉnh Phú Yên” nhằm mục đích xác định nhân tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh Phú Yên. Dựa vào lý thuyết năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, lý thuyết sự hài lòng và các nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2005), Nguyễn Anh Tuấn (2012) nghiên cứu này đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất về các thuộc tính địa phương ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp gồm yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp và 3 nhóm thuộc tính: (1) Cơ sở hạ tầng, (2) Chế độ chính sách và dịch vụ kinh doanh, (3) Môi trường sống và kinh doanh.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng để xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết gồm hai bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được dùng để khám phá, điều chỉnh và xây dựng mô hình thang đo. Qua bước nghiên cứu định tính thảo luận với lãnh đạo các cơ quan nhà nước về đầu tư (Sở kế hoạch đầu tư, Ban quản lý dự án,…) và một số doanh nghiệp, các thuộc tính địa phương của Phú Yên chưa nhận được những đánh giá tốt. Thang đo sự hài lòng của doanh nghiệp cũng được điều chỉnh sau bước này để có được thang đo chính thức. Bảng câu hỏi chính thức được thiết lập với 5 biến định tính và 41 biến định lượng.
Nghiên cứu định lượng thực hiện thông qua khảo sát 213 doanh nghiệp hiện đang kinh doanh tại Phú Yên. Thang đo được kiểm định thông qua phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo cho thấy có 40 biến đảm bảo điều kiện. Phân tích nhân tố EFA đã rút trích ra được 9 nhân tố có tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp: (1) Chi phí, (2) Hệ thống điện, nước, (3) Hạ tầng giao thông, mặt bằng, (4) Hỗ trợ chính quyền và thủ tục cấp phép đầu tư, (5) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, (6) Hệ thống hải quan, thuế và ngân hàng, (7) Chất lượng lao động, (8) Nguồn cung lao động, (9) Môi trường sống.
Mô hình lý thuyết được kiểm định thông qua phân tích hồi quy. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 3 nhóm thuộc tính tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp: (1) Hệ thống hải quan, thuế, ngân hàng, (2) Chất lượng lao động, (3) Hỗ trợ chính quyền và thủ tục cấp phép đầu tư. Sau đó đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với các thuộc tính của phương trình hồi quy có được.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các thuộc tính địa phương tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp cũng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2005) thực hiện tại Tiền Giang. Từ mô hình nghiên cứu với 9 biến độc lập và 4 biến định tính, nghiên cứu của Thọ và Trang đã rút ra được 4 biến độc lập và 1 biến định lượng có thể giải thích cho sự hài lòng của doanh nghiệp gồm: (1) Hỗ trợ chính quyền, (2) Ưu đãi đầu tư, (3) Đào tạo kỹ năng, (4) Môi trường sống và (5) Loại hình doanh nghiệp. Có thể thấy các nhóm thuộc tính Hỗ trợ chính quyền và Đào tạo kỹ năng dù được đặt tên khác nhau nhưng các mục hỏi gần như
tương đồng với nhóm thuộc tính (1) Hệ thống hải quan, thuế, ngân hàng, (2) Hỗ trợ chính quyền và thủ tục cấp phép đầu tư, (3) Chất lượng lao động của nghiên cứu này (xem Phụ lục 04). Điều này cho thấy không chỉ doanh nghiệp tại Phú Yên, mà nhiều doanh nghiệp ở Tiền Giang cũng đã đánh giá yếu tố chính sách, chính quyền và lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với địa phương đó.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn (2012) thực hiện tại Nha Trang cũng cho thấy có nhiều điểm tương xứng. Mô hình nghiên cứu đề xuất với 13 biến độc lập và 4 biến định tính ban đầu, sau khi thực hiện phân tích hồi quy, nghiên cứu của Anh Tuấn đã rút ra được 4 biến độc lập và 2 biến định lượng có thể giải thích cho sự hài lòng của doanh nghiệp gồm: (1) Hợp tác của các doanh nghiệp, (2) Thủ tục sau đăng ký kinh doanh, (3) Dịch vụ kinh doanh, (4) Chi phí điện nước và (5) Quy mô doanh nghiệp, (6) Doanh nghiệp khách sạn. Có một số mục hỏi nằm trong thuộc tính
Thủ tục sau đăng ký kinh doanh và thuộc tính Dịch vụ kinh doanh khá giống với các
mục hỏi của các thuộc tính Hệ thống hải quan, thuế, ngân hàng và Hỗ trợ chính quyền
và thủ tục cấp phép đầu tư của nghiên cứu này.
So sánh với kết quả nghiên cứu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố hàng năm dựa trên cơ sở đánh giá của doanh nghiệp về 9 chỉ số thành phần: (1) Chi phí gia nhập thị trường, (2) Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, (3) Tính minh bạch và tiếp cận
thông tin, (4) Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, (5) Chi phí không chính thức, (6) Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, (7) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, (8) Đào tạo lao động, (9) Thiết chế pháp lý. Các mục hỏi trong nghiên cứu của tác giả về thuộc tính Hỗ trợ chính quyền và thủ tục cấp phép đầu tư có nhiều mục hỏi tương đồng với các mục hỏi thuộc thành phần Chi phí gia nhập thị trường, Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh . Thuộc tính Chất lượng lao động của nghiên cứu này cũng khá phù hợp với chỉ số thành phần Đào tạo lao động.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố nguồn lực cứng của Phú Yên như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên mặc dù cần được đầu tư, phát triển trong lâu dài và có nhiều sự tương đồng với các địa phương khác ở Việt Nam thì các yếu tố nguồn lực mềm như Hỗ trợ chính quyền và thủ tục cấp phép đầu tư, Hệ thống
hải quan, thuế, ngân hàng, Chất lượng lao động đang là yếu tố thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà đầu tư đến Phú Yên. Một lý do nữa giải thích kết quả này đó là mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp hiện đang sản xuất kinh doanh trên địa bàn Phú Yên. Thông thường thì khi các doanh nghiệp đã lựa chọn địa phương nào thì thực sự họ đã chấp nhận các điều kiện cứng ở địa phương đó. Điều mà họ đòi hỏi là sự cải thiện liên tục các điều kiện mềm qua thời gian. Kết quả cũng phù hợp với nghiên cứu của VCCI khi cho rằng các yếu tố nguồn lực cứng của địa phương như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên cần được đầu tư, phát triển trong lâu dài và có nhiều sự tương đồng giữa các địa phương trong cùng khu vực, quốc gia thì các yếu tố nguồn lực mềm đang là yếu tố thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.
2. Kết luận:
Kết quả của nghiên cứu sẽ đánh giá 3 vấn đề gồm: (1) mô hình nghiên cứu đề xuất, (2) mô hình lý thuyết, (3) đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp.
2.1. Mô hình nghiên cứu:
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo sau khi được điều chỉnh, bổ sung cho thấy có 40 biến đảm bảo điều kiện. Phân tích nhân tố EFA đã rút trích ra được 9 nhân tố có tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp: (1) Chi phí, (2) Hệ thống điện, nước, (3) Hạ tầng giao thông, mặt bằng, (4) Hỗ trợ chính quyền và thủ tục cấp phép đầu tư, (5) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, (6) Hệ thống hải quan, thuế và ngân hàng, (7) Chất lượng lao động, (8) Nguồn cung lao động, (9) Môi trường sống.
Nghiên cứu này đã góp phần vào hệ thống thang đo lường sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các thuộc tính của một địa phương mà cụ thể là tỉnh Phú Yên. Đây có thể là cơ sở để hình thành hệ thống thang đo thống nhất trong các nghiên cứu về sự hài lòng của doanh nghiệp đối với thuộc tính địa phương.
Ngoài ra, dựa vào đặc điểm, tình hình kinh doanh tại Phú Yên, mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm 9 nhân tố với 40 biến quan sát. Với một địa phương khác, các biến quan sát này có thể được điều chỉnh, bổ sung sao cho phù hợp với từng địa phương và với từng nhóm khách hàng mục tiêu.
2.2. Mô hình lý thuyết:
Kết quả mô hình lý thuyết cho thấy với chín nhân tố đo lường sự hài lòng của doanh nghiệp, sự hài lòng của doanh nghiệp tại Phú Yên được tạo nên từ ba yếu tố, trong đó quan trọng nhất là yếu tố Hệ thống hải quan, thuế và ngân hàng (βchuẩn hóa =0,511), các yếu tố còn lại gồm Chất lượng lao động (βchuẩn hóa =0,264) và Hỗ trợ chính quyền và thủ tục cấp phép đầu tư (βchuẩn hóa = 0,172). Các yếu tố còn lại như (1) Chi phí, (2) Hệ thống điện, nước, (3) Hạ tầng giao thông, mặt bằng, (4) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, (5) Nguồn cung lao động, (6) Môi trường sống là các yếu tố thuộc nguồn lực cứng và cần phải có nguồn kinh phí lớn cùng với thời gian đầu tư lâu dài mới mang lại hiệu quả. Riêng đối với yếu tố Dịch vụ hỗ trợ và Môi trường sống chưa ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp được điều tra, điều này chưa thật sự phù hợp.
Kết quả nghiên cứu này cũng đóng góp vào hệ thống lý thuyết về sự hài lòng của doanh nghiệp với một địa phương cụ thể là sự hài lòng của doanh nghiệp tại Phú Yên. Đây sẽ là một cơ sở để các nhà nghiên cứu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo.
2.3. Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp:
Phân tích thống kê mô tả cho thấy các doanh nghiệp chưa hài lòng về các thuộc tính địa phương của tỉnh. Trong đó:
* Hệ thống hải quan, thuế và ngân hàng: gồm các mục hỏi: (1) Hệ thống thuế
rõ ràng, (2) Thủ tục hải quan nhanh gọn, (3) Hệ thống ngân hàng đáp ứng được yêu cầu, (4) Thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện. Biến quan sát Thủ tục hải quan nhanh
gọn được doanh nghiệp đánh giá cao nhất, Hệ thống thuế rõ ràng được các doanh
* Chất lƣợng lao động: gồm các mục hỏi: (1) Học viên tốt nghiệp tại trường đào
tạo nghề có thể làm việc ngay, (2) Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao động tốt, (3) Người lao động có kỷ luật và ý thức lao động cao.
* Hỗ trợ chính quyền và thủ tục cấp phép đầu tƣ: gồm các mục hỏi: (1) Thủ
tục cấp chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh đơn giản thuận tiện, (2) Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đơn giản nhanh chóng, (3) Thủ tục cấp phép (đầu tư) xây dựng đơn giản thuận tiện, (4) Thủ tục cấp phép khác (phương án phòng cháy, tác động môi trường, giấy phép lao động cho người nước ngoài, …) đơn giản, (5) Văn bản pháp luật có liên quan được triển khai kịp thời đến doanh nghiệp, (6) Dịch vụ hành chính pháp lý nhanh chóng, (7) Chính quyền địa phương hỗ trợ chu đáo cho DN. Doanh nghiệp đánh giá cao nhất chỉ tiêu Thủ tục cấp phép (đầu tư) xây dựng đơn giản
thuận tiện, chỉ tiêu Thủ tục cấp chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh đơn giản thuận tiện được đánh giá thấp nhất và đều thấp dưới điểm hài lòng.
3. Kiến nghị:
Dựa trên kết quả nghiên cứu, tôi xin có những kiến nghị, đề xuất như sau:
3.1. Kiến nghị về hệ thống hải quan, thuế, ngân hàng: 3.1.1. Đối với hệ thống hải quan, thuế: 3.1.1. Đối với hệ thống hải quan, thuế:
Thứ nhất, củng cố lại hiệu quả hoạt động của hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) và hệ thống hỗ trợ kê khai thuế (HTKK) và kê khai thuế qua mạng (iHTKK). Ngoài ra cần bố trí các cán bộ chuyên trách nhằm giải đáp kịp thời vướng mắc của đơn vị về các hệ thống trên, đặc biệt là trong thời gian cao điểm.
Thứ hai, đối với thể chế chính sách thuế và hải quan, đẩy mạnh hoàn thiện thể chế theo hướng đơn giản, đồng bộ, minh bạch, phù hợp với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính.
Thứ ba, đối với công tác quản lý, tập trung xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực; đổi mới và tăng cường năng lực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý đăng ký, kê khai các thủ tục về thuế và hải quan.