Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thiết:

Một phần của tài liệu phân tích sự ảnh hưởng của các thuộc tính địa phương đến sự hài lòng của doanh nghiệp tại tỉnh phú yên (Trang 33)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

1.4Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thiết:

1.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất:

Qua việc nghiên cứu lý thuyết về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, sự hài lòng của doanh nghiệp và các mô hình nghiên cứu có liên quan, đề tài này đề xuất mô hình nghiên cứu ban đầu về sự hài lòng của doanh nghiệp với các nhóm thuộc tính: (1) Đặc trưng của doanh nghiệp, (2) Cơ sở hạ tầng, (3) Chế độ chính sách và dịch vụ kinh doanh, (4) Môi trường sống và kinh doanh (xem hình 1.2). Trong đó:

- Đặc trƣng của doanh nghiệp: gồm các yếu tố mô tả đặc điềm của doanh nghiệp như loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, nguồn vốn kinh doanh, số lượng lao động và thời gian kinh doanh. Theo nghiên cứu của Thọ và Trang (2005) cho thấy yếu tố loại hình doanh nghiệp có tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các thuộc tính địa phương. Nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn (2012) cũng cho thấy trong các đặc trưng của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp có tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng: gồm các yếu tố liên quan đến hệ thống cung cấp điện, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giao thông, mặt bằng kinh doanh, chi phí thuê đất và chi phí lao động.

- Chế độ chính sách và dịch vụ kinh doanh: gồm các yếu tố thủ tục đăng ký kinh doanh và các giấy phép khác, hỗ trợ của chính quyền địa phương, hệ thống thuế, hải quan, ngân hàng và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

- Môi trƣờng sống và kinh doanh: gồm các yếu tố môi trường sống (chi phí sinh hoạt, điểm vui chơi giải trí, người dân) và yếu tố môi trường kinh doanh (hệ thống trường đào tạo nghề, nguồn cung và chất lượng lao động).

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Điều chỉnh từ mô hình nghiên cứu của Thọ và Trang, 2005 [6]

1.4.2 Các giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H0: Có sự khác nhau về mức độ hài lòng của doanh nghiệp về các thuộc tính địa phương theo các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp như: loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, nguồn vốn kinh doanh, số lượng lao động và thời gian kinh doanh.

Giả thuyết H1: Cơ sở hạ tầng của địa phương có tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp tại Phú Yên.

Giả thuyết H2: Chế độ chính sách và dịch vụ kinh doanh của địa phương có tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp tại Phú Yên.

Giả thuyết H3: Môi trường sống và kinh doanh của địa phương có tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp tại Phú Yên.

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này nhằm mục đích giới thiệu phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng để xây dựng và đánh giá các thang đo lường những khái niệm nghiên cứu cũng như kiểm định các mô hình lý thuyết cùng với các giả thuyết được đưa ra.

2.1 Quy trình thực hiện:

Đề tài được thực hiện qua các bước sau:

Bƣớc 1: Xác định vấn đề nghiên cứu: bước này nhằm xác định vấn đề nghiên

cứu của đề tài, mục tiêu nghiên cứu chung, mục tiêu cụ thể, các câu hỏi nghiên cứu cần phải đặt ra và trả lời.

Bƣớc 2: Tiếp cận nghiên cứu: bước này có nhiệm vụ tổng quan cơ sở lý thuyết

về năng lực cạnh tranh của địa phương và sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các thuộc tính địa phương. Từ việc nghiên cứu những đề tài có liên quan, đề tài xây dựng mô hình lý thuyết về sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các thuộc tính địa phương tại Phú Yên.

Bƣớc 3: Thiết kế nghiên cứu: xác định hình thức nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, xác định cỡ mẫu, công cụ thu thập số liệu (bảng câu hỏi điều tra), phương pháp điều tra thu thập số liệu cũng như các kỹ thuật phân tích số liệu.

Bƣớc 4: Điều tra đối tƣợng nghiên cứu: điều tra thu thập số liệu thông qua

bảng câu hỏi định lượng chính thức. Bước này cần phát hiện những sai sót trong quá trình thu mẫu và có những điều chỉnh kịp thời, nhằm đảm bảo độ tin cậy tối đa cho số liệu thu thập được.

Bƣớc 5. Phân tích số liệu: sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu. Bước này

bao gồm các nội dung như: mã hóa biến, nhập số liệu vào máy tính, làm sạch số liệu, điều chỉnh những sai sót và tiến hành phân tích số liệu theo các phương pháp.

Bƣớc 6: Viết báo cáo nghiên cứu: dựa trên kết quả phân tích số liệu, luận văn

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện theo hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm. Nghiên cứu chính thức thực hiện bằng cách tiếp cận nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi chính thức.

2.2 Nghiên cứu định tính:

Nghiên cứu định tính là bước cần thiết để tiếp tục khám phá các thuộc tính có thể tác động vào sự hài lòng của doanh nghiệp đối với môi trường đầu tư, kinh doanh của địa phương. Sau khi đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả tiến hành phỏng vấn lần thứ nhất bằng cách sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung, kết hợp với ý kiến của các nhà lãnh đạo, các chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh. Bước nghiên cứu này cũng sử dụng phương pháp đóng vai và kinh nghiệm của bản thân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ý kiến của ban lãnh đạo nhà trường và các cán bộ quản lý nhân sự của trường - Thảo luận tập trung và tay đôi với 05 giáo viên trong trong trường

- Kỹ thuật đóng vai và kinh nghiệm bản thân trong công viêc.

* Tham khảo ý kiến của ban lãnh đạo các cơ quan đầu tư, quản lý các khu kinh tế và một số doanh nghiệp điển hình:

- Ông Bùi Đức Hùng – Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Yên.

- Ông Ngô Đức Toàn – Cục trưởng cục Thuế tỉnh Phú Yên.

- Ông Trương Phước Cường – Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên. - Ông Nguyễn Đặng - Giám đốc Công ty TNHH Hiệp Hòa.

- Bà Huỳnh Thị Khiết - Giám đốc Công ty cổ phần An Hưng.

- Ông Trương Quốc Huy – Giám đốc Công ty TNHH cà phê Huy Tùng.

Nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo dự thảo đã được xây dựng trong mô hình nghiên cứu cũng như thống nhất định nghĩa liên quan đến các nhân tố, biến quan sát, chuẩn bị cho bước xây dựng bảng câu hỏi khảo sát.

Nhận xét của các doanh nghiệp thảo luận lần này đều cho rằng cơ sở hạ tầng tại đây đang được cải thiện dần và đáp ứng được mong muốn của nhiều doanh nghiệp. Việc giải phóng mặt bằng và bàn giao cho doanh nghiệp còn chậm. Hệ thống điện nước có khả năng cung ứng tốt cho doanh nghiệp nhưng việc đề xuất tăng giá thường xuyên trong khi chất lượng dịch vụ của hai ngành này chưa tương xứng khiến nhiều doanh nghiệp không hài lòng. Giá điện, giá nước là yếu tố chi phí đầu vào và trong điều kiện hiện nay khi đầu ra của nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn thì việc tăng giá điện, nước của Công ty Điện lực và Công ty TNHH MTV cấp thoát nước đều không nhận được sự đồng thuận từ nhiều doanh nghiệp. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận và ảnh hưởng không tốt đến tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Hệ thống giao thông (đường bộ và đường sắt) làm nhiều doanh nghiệp bức xúc do thiết kế đường ra vào không phù hợp với xe tải trọng lớn tại các khu công nghiệp và thường xuyên bị ngưng trệ ở hai đầu cửa ngõ đi vào là Đèo Cả và Đèo Cù Mông vào mùa mưa gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa, thiệt hại cho kinh doanh của doanh nghiệp.

Vấn đề được nhiều doanh nghiệp phàn nàn nhất là về việc đăng ký kinh doanh và làm các thủ tục liên quan như đăng ký thuế, giấy phép xây dựng… Các thủ tục hành

chính của tỉnh còn quá rườm rà và chưa có sự kết nối hiệu quả giữa cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở kế hoạch đầu tư) và cơ quan thuế để giảm bớt các thủ tục đăng ký kinh doanh. Cơ quan thuế cũng chưa có nhiều biện pháp hiệu quả trong việc phổ biến, hỗ trợ các chính sách khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi thực hiện kê khai, quyết toán thuế. Các dịch vụ phát triển kỹ năng mềm cho người lao động, dịch vụ quảng cáo, các tổ chức hỗ trợ dịch vụ nghiên cứu thị trường đều chưa phát triển, nên khi doanh nghiệp có nhu cầu đều phải tìm đến các địa phương lớn như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội gây tốn kém và mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp.

Về môi trường sống và kinh doanh của tỉnh, doanh nghiệp đều rất hài lòng về chi phí sinh hoạt tại đây. Tuy nhiên các địa điểm vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm chưa được đầu tư. Doanh nghiệp cho rằng hệ thống trường đào tạo nhiều nhưng chưa đào tạo sát với thực tế, sinh viên, học sinh tốt nghiệp được tuyển dụng doanh nghiệp phải đào tạo lại từ đầu. Riêng các doanh nghiệp xây dựng khi được tham khảo đều cho rằng sinh viên tốt nghiệp ra có thể làm việc ngay và không tốn nhiều chi phí đào tạo lại từ đầu như ngành khác. Việc tuyển dụng lao động cũng rất dễ dàng với doanh nghiệp, nhưng khi có nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề cao hoặc quản lý doanh nghiệp phải mở rộng địa bàn tuyển dụng sang những địa phương khác.

Kết quả sau khi thực hiện thảo luận cho thấy, khi đầu tư, kinh doanh tại Phú Yên, các doanh nghiệp và lãnh đạo thường chú trọng vào 3 yếu tố: Thứ nhất là kết cấu hạ tầng của địa phương bao gồm các vấn đề liên quan đến mặt bằng, giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống phân phối điện nước; Thứ hai là thủ tục hành chính và sự hỗ trợ của chính quyền gồm các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, hải quan, thủ tục vay vốn; Thứ ba là nguồn nhân lực và các yếu tố về cuộc sống. Như vậy các vấn đề mà DN quan tâm phù hợp với mô hình nghiên cứu đã đề xuất ở chương 1.

Thông qua kết quả nghiên cứu định tính, thang đo ban đầu được điều chỉnh cho phù hợp và được đặt tên là thang đo chính thức. Mô hình nghiên cứu được hình thành gồm 4 nhân tố. Các nhân tố này được đo lường thông qua 41 biến quan sát (xem phụ lục 02) được thừa kế từ thang đo sự hài lòng doanh nghiệp của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2005). Các thang đo được điều chỉnh dựa trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu sơ bộ, sử dụng điểm số của thang đo Likert 5 điểm: 1-Hoàn toàn không hài lòng; 2-Không hài lòng; 3-Tạm được; 4-Hài lòng; 5-Hoàn toàn hài lòng.

- Thành phần Cơ sở hạ tầng gồm 12 biến quan sát, ký hiệu từ A1 – A12 (xem

Bảng 2.1):

Bảng 2.1: Thang đo Cơ sở hạ tầng

hiệu Biến quan sát Nguồn

A1 Hệ thống cung cấp điện đáp ứng đầy đủ nhu cầu của

doanh nghiệp Điều chỉnh từ Thọ và Trang (2005)

A2 Hệ thống cung cấp nước đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp

Điều chỉnh từ Thọ và Trang (2005)

A3 Hệ thống thoát nước tốt Thọ và Trang (2005)

A4 Hệ thống thông tin liên lạc thuận tiện Điều chỉnh từ Thọ và Trang (2005) Thọ và Trang (2005)

A5 Hệ thống giao thông thuận lợi Điều chỉnh từ Thọ và Trang (2005) Trang (2005)

A6 Mặt bằng đáp ứng được yêu cầu Điều chỉnh từ Thọ và Trang (2005) Trang (2005)

A7 Giá thuê đất thấp Điều chỉnh từ Thọ và

Trang (2005) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A8 Chi phí lao động rẻ Thọ và Trang (2005)

A9 Giá điện kinh doanh hợp lý Điều chỉnh từ

Thọ và Trang (2005)

A10 Gía nước kinh doanh hợp lý Điều chỉnh từ

Thọ và Trang (2005)

A11 Cước vận tải rẻ Bổ sung

A12 Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng hợp lý Điều chỉnh từ Thọ và Trang (2005) - Thành phần Chế độ chính sách và dịch vụ kinh doanh gồm 15 biến quan sát, ký hiệu từ B1 – B15 (xem Bảng 2.2):

Bảng 2.2: Thang đo Chế độ chính sách và dịch vụ kinh doanh

hiệu Biến quan sát Nguồn

B1 Thủ tục cấp chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh đơn giản thuận tiện

Điều chỉnh từ Thọ và Trang (2005)

B2 Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đơn giản nhanh chóng

Nguyễn Anh Tuấn (2012)

B3 Thủ tục cấp phép (đầu tư) xây dựng đơn giản thuận tiện

Nguyễn Anh Tuấn (2012)

B4

Thủ tục cấp phép khác (phương án phòng cháy, tác động môi trường, giấy phép lao động cho người nước ngoài, …) đơn giản

Nguyễn Anh Tuấn (2012)

B5 Văn bản pháp luật có liên quan được triển khai kịp

thời đến doanh nghiệp Thọ và Trang (2005)Điều chỉnh từ

B6 Hệ thống thuế rõ ràng Điều chỉnh từ

Thọ và Trang (2005)

B7 Thủ tục hải quan nhanh gọn Thọ và Trang (2005)

B8 Dịch vụ hành chính pháp lý nhanh chóng Thọ và Trang (2005)

B9 Chính quyền địa phương hỗ trợ chu đáo cho DN Điều chỉnh từ Thọ và Trang (2005) Thọ và Trang (2005)

B10 Hệ thống ngân hàng đáp ứng được yêu cầu. Điều chỉnh từ Thọ và Trang (2005) Thọ và Trang (2005)

B11 Thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện Thọ và Trang (2005)

B12 Các trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại hỗ trợ tốt

cho doanh nghiệp Bổ sung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B13 Các dịch vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp (tư vấn,

đào tạo, tiếp thị, …) đa dạng Thọ và Trang (2005) Điều chỉnh từ

B14 Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp tốt

Điều chỉnh từ Thọ và Trang (2005)

B15 Công tác bảo vệ bản quyền, nhãn hiệu hàng hóa chặt chẽ

Thọ và Trang (2005)

- Thành phần Môi trường sống và kinh doanh gồm các 9 biến quan sát, ký hiệu từ C1 – C9 (xem Bảng 2.3)

Bảng 2.3: Thang đo Môi trường sống và kinh doanh

hiệu Biến quan sát Nguồn

C1 Điểm vui chơi giải trí hấp dẫn Thọ và Trang (2005)

C2 Người dân thân thiện Thọ và Trang (2005)

C3 Chi phí sinh hoạt hợp lý Điều chỉnh từ

Thọ và Trang (2005)

C4 Trường đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của

doanh nghiệp Thọ và Trang (2005)Điều chỉnh từ

C5 Người lao động có kỷ luật và ý thức lao động cao Điều chỉnh từ Thọ và Trang (2005) Trang (2005)

C6 Dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi tại địa

phương Thọ và Trang (2005)

C7 Nguồn lao động phổ thông dồi dào (lao động không có kỹ năng)

Điều chỉnh từ Thọ và Trang (2005)

C8 Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao

động tốt Bổ sung

C9 Học viên tốt nghiệp tại trường đào tạo nghề có thể

- Thành phần Sự hài lòng của doanh nghiệp gồm 5 biến quan sát, ký hiệu từ D1 – D5 (xem bảng 2.4):

Bảng 2.4: Thang đo Sự hài lòng của doanh nghiệp

hiệu Biến quan sát Nguồn

D1 Doanh nghiệp hài lòng với cơ sở hạ tầng của tỉnh. Bổ sung

D2 Doanh nghiệp hài lòng với chính sách và dịch vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kinh doanh của địa tỉnh. Bổ sung

D3 Doanh nghiệp hài lòng với môi trường sống và kinh

doanh của tỉnh. Bổ sung

D4 Doanh thu của doanh nghiệp tăng trưởng theo mong

muốn Thọ và Trang (2005)Điều chỉnh từ

D5 Doanh nghiệp đạt lợi nhuận như mong muốn Điều chỉnh từ Thọ và Trang (2005) Trang (2005)

2.3 Nghiên cứu định lƣợng:

Mục đích của nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định mô hình lý thuyết đã được đặt ra, đo lường sự hài lòng của các doanh nghiệp đang đầu tư, kinh doanh tại tỉnh Phú Yên đối với môi trường kinh doanh ở đây.

2.3.1 Mẫu nghiên cứu và phƣơng pháp thu thập số liệu:

Sử dụng kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất với phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Thông tin được thu thập phục vụ cho nghiên cứu được tập hợp theo bảng câu hỏi chi tiết (Phụ lục 02) và thực hiện phỏng vấn trực tiếp chủ doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu phân tích sự ảnh hưởng của các thuộc tính địa phương đến sự hài lòng của doanh nghiệp tại tỉnh phú yên (Trang 33)