Kết quả của nghiên cứu sẽ đánh giá 3 vấn đề gồm: (1) mô hình nghiên cứu đề xuất, (2) mô hình lý thuyết, (3) đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp.
2.1. Mô hình nghiên cứu:
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo sau khi được điều chỉnh, bổ sung cho thấy có 40 biến đảm bảo điều kiện. Phân tích nhân tố EFA đã rút trích ra được 9 nhân tố có tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp: (1) Chi phí, (2) Hệ thống điện, nước, (3) Hạ tầng giao thông, mặt bằng, (4) Hỗ trợ chính quyền và thủ tục cấp phép đầu tư, (5) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, (6) Hệ thống hải quan, thuế và ngân hàng, (7) Chất lượng lao động, (8) Nguồn cung lao động, (9) Môi trường sống.
Nghiên cứu này đã góp phần vào hệ thống thang đo lường sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các thuộc tính của một địa phương mà cụ thể là tỉnh Phú Yên. Đây có thể là cơ sở để hình thành hệ thống thang đo thống nhất trong các nghiên cứu về sự hài lòng của doanh nghiệp đối với thuộc tính địa phương.
Ngoài ra, dựa vào đặc điểm, tình hình kinh doanh tại Phú Yên, mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm 9 nhân tố với 40 biến quan sát. Với một địa phương khác, các biến quan sát này có thể được điều chỉnh, bổ sung sao cho phù hợp với từng địa phương và với từng nhóm khách hàng mục tiêu.
2.2. Mô hình lý thuyết:
Kết quả mô hình lý thuyết cho thấy với chín nhân tố đo lường sự hài lòng của doanh nghiệp, sự hài lòng của doanh nghiệp tại Phú Yên được tạo nên từ ba yếu tố, trong đó quan trọng nhất là yếu tố Hệ thống hải quan, thuế và ngân hàng (βchuẩn hóa =0,511), các yếu tố còn lại gồm Chất lượng lao động (βchuẩn hóa =0,264) và Hỗ trợ chính quyền và thủ tục cấp phép đầu tư (βchuẩn hóa = 0,172). Các yếu tố còn lại như (1) Chi phí, (2) Hệ thống điện, nước, (3) Hạ tầng giao thông, mặt bằng, (4) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, (5) Nguồn cung lao động, (6) Môi trường sống là các yếu tố thuộc nguồn lực cứng và cần phải có nguồn kinh phí lớn cùng với thời gian đầu tư lâu dài mới mang lại hiệu quả. Riêng đối với yếu tố Dịch vụ hỗ trợ và Môi trường sống chưa ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp được điều tra, điều này chưa thật sự phù hợp.
Kết quả nghiên cứu này cũng đóng góp vào hệ thống lý thuyết về sự hài lòng của doanh nghiệp với một địa phương cụ thể là sự hài lòng của doanh nghiệp tại Phú Yên. Đây sẽ là một cơ sở để các nhà nghiên cứu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo.
2.3. Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp:
Phân tích thống kê mô tả cho thấy các doanh nghiệp chưa hài lòng về các thuộc tính địa phương của tỉnh. Trong đó:
* Hệ thống hải quan, thuế và ngân hàng: gồm các mục hỏi: (1) Hệ thống thuế
rõ ràng, (2) Thủ tục hải quan nhanh gọn, (3) Hệ thống ngân hàng đáp ứng được yêu cầu, (4) Thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện. Biến quan sát Thủ tục hải quan nhanh
gọn được doanh nghiệp đánh giá cao nhất, Hệ thống thuế rõ ràng được các doanh
* Chất lƣợng lao động: gồm các mục hỏi: (1) Học viên tốt nghiệp tại trường đào
tạo nghề có thể làm việc ngay, (2) Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao động tốt, (3) Người lao động có kỷ luật và ý thức lao động cao.
* Hỗ trợ chính quyền và thủ tục cấp phép đầu tƣ: gồm các mục hỏi: (1) Thủ
tục cấp chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh đơn giản thuận tiện, (2) Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đơn giản nhanh chóng, (3) Thủ tục cấp phép (đầu tư) xây dựng đơn giản thuận tiện, (4) Thủ tục cấp phép khác (phương án phòng cháy, tác động môi trường, giấy phép lao động cho người nước ngoài, …) đơn giản, (5) Văn bản pháp luật có liên quan được triển khai kịp thời đến doanh nghiệp, (6) Dịch vụ hành chính pháp lý nhanh chóng, (7) Chính quyền địa phương hỗ trợ chu đáo cho DN. Doanh nghiệp đánh giá cao nhất chỉ tiêu Thủ tục cấp phép (đầu tư) xây dựng đơn giản
thuận tiện, chỉ tiêu Thủ tục cấp chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh đơn giản thuận tiện được đánh giá thấp nhất và đều thấp dưới điểm hài lòng.