Dựa trên kết quả nghiên cứu, tôi xin có những kiến nghị, đề xuất như sau:
3.1. Kiến nghị về hệ thống hải quan, thuế, ngân hàng: 3.1.1. Đối với hệ thống hải quan, thuế: 3.1.1. Đối với hệ thống hải quan, thuế:
Thứ nhất, củng cố lại hiệu quả hoạt động của hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) và hệ thống hỗ trợ kê khai thuế (HTKK) và kê khai thuế qua mạng (iHTKK). Ngoài ra cần bố trí các cán bộ chuyên trách nhằm giải đáp kịp thời vướng mắc của đơn vị về các hệ thống trên, đặc biệt là trong thời gian cao điểm.
Thứ hai, đối với thể chế chính sách thuế và hải quan, đẩy mạnh hoàn thiện thể chế theo hướng đơn giản, đồng bộ, minh bạch, phù hợp với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính.
Thứ ba, đối với công tác quản lý, tập trung xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực; đổi mới và tăng cường năng lực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý đăng ký, kê khai các thủ tục về thuế và hải quan.
3.1.2. Đối với hệ thống ngân hàng:
Sau nhiều vụ việc liên quan đến đảm bảo lợi ích của khách hàng khi giao dịch với ngân hàng, mức độ tín nhiệm với ngân hàng ngày càng giảm, trong đó có cả các
ngân hàng đứng hàng đầu hệ thống như Agribank, BIDV, Vietinbank. Điều này đòi hỏi các ngân hàng cần có nhiều biện pháp cải thiện mức độ tín nhiệm của khách hàng.
Thứ nhất, cần giám sát kỹ hơn đối với các nhân viên làm việc trong hệ thống của mình nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các khách hàng.
Thứ hai, linh hoạt hơn trong khâu xét duyệt cho vay đối với các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn vay hiệu quả mà vẫn đảm bảo đúng quy định.
Thứ ba, rà soát lại các doanh nghiệp còn nợ vốn vay, phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thu hồi vốn, tránh trường hợp ngân hàng vô tình đẩy doanh nghiệp gặp khó khăn hơn.
Chính quyền địa phương cũng nên có biện pháp chỉ đạo các tổ chức tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng với lãi suất hợp lý, ưu tiên vốn tín dụng đối với một số doanh nghiệp, ngành nghề chiến lược của địa phương. Chỉ đạo rà soát, đẩy nhanh tiến độ phê duyệt cấp tín dụng đối với các dự án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn cao. Đồng thời xem xét gia hạn thời gian cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với một số dự án kết cấu hạ tầng kinh tế có quy mô đầu tư lớn gặp khó khăn và các dự án phát triển nông nghiệp, thủy sản.
3.2. Kiến nghị về chất lƣợng lao động:
Năm 2010, UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành Quyết định 2088/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 về quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2020 và Chương trình hành động về phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 – 2015 đã đề cập đến các biện pháp phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nhưng vẫn chú trọng về số lượng lao động mà chưa có biện pháp cụ thể về nâng cao chất lượng lao động.
Ngày 06/08/2013 Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành chỉ thị số 13/CT- UBND về tăng cường thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013 – 2015. Trong đó nhiệm vụ nâng cao chất lượng lao động cũng được đề cập: “Nâng cao chất lượng đào tạo lao động, nhất là đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề bằng nhiều nguồn vốn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nghề; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, các doanh nghiệp tự đào tạo nghề cho người lao động; đa dạng
hóa các loại hình và ngành nghề đào tạo để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đào tạo nghề của Tỉnh.”
Có thể thấy chính quyền tỉnh đã nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng lao động đối với việc phát triển kinh tế của địa phương, tuy nhiên các biện pháp đưa ra lại chưa cụ thể và sát với thực tế. Thiết nghĩ, chất lượng lao động nên được chú trọng ngay từ khâu tuyển chọn và đào tạo tại các trường, các trung tâm đào tạo. Thực tế hiện nay, số lượng lao động có bằng cấp rất nhiều, nhưng bằng cấp ấy lại không đi đôi với kỹ thuật, tay nghề. Các trường, trung tâm đào tạo chỉ quan tâm đến việc tuyển sinh số lượng nhiều và tỷ lệ sinh viên, học viên tốt nghiệp cao mà chưa quan tâm đến việc họ có đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng hay chưa.
Từ thực tế nguồn lực lao động tại địa phương, tôi xin có những đề xuất như sau: Thứ nhất, về hệ thống giáo dục, đào tạo: cần chuẩn hóa chương trình đào tạo đối với các hệ đào tạo theo mục tiêu định hướng là đào tạo để phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội, đào tạo dựa trên nhu cầu thực tế. Tiếp theo cần phải chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và sinh viên, chuẩn hóa cơ sở vật chất của các trường.
Thứ hai, về tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ lao động có chất lượng: chính sách tuyển dụng phải xác định tuyển người phù hợp với công việc, lấy hiệu quả công việc làm thước đo. Căn cứ vào nhu cầu thay đổi kỹ thuật, công nghệ sản xuất và tổ chức quản lý của doanh nghiệp, chính quyền địa phương và các trường đào tạo tại địa phương sẽ phối hợp với nhau trong khâu đào tạo chất lượng lao động đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về địa phương làm việc cũng cần có đãi ngộ về lương bổng vật chất, điều kiện làm việc và cơ hội thăng tiến làm cho lao động gắn bó với công việc và phát huy tốt nhất khả năng của họ. Hiện nay chính sách này hầu như chưa được thực hiện tốt, các địa phương kêu gọi chiêu hiền đãi sĩ bằng nhiều hình thức nhưng một khi mà số lao động có chất lượng hiện có chưa được sử dụng và đãi ngộ tốt, chưa có điều kiện cho họ phát huy năng lực thì việc chiêu hiền đãi sĩ không đem lại hiệu quả.
Thứ ba, đối với chính quyền địa phương cần có các chính sách phát triển kinh tế hợp lý và liên kết phát triển nguồn nhân lực với các địa phương khác. Việc chính quyền địa phương xác định một cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ tạo nhiều cơ hội hơn cho người lao động. Hiện nay, hầu như các địa phương có định hướng phát triển kinh tế và chuyển dịch kinh tế giống nhau, tạo ra sự phân tán lãng phí. Chẳng hạn, cùng định
hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, trong công nghiệp thì gần giống nhau phát triển công nghiệp dệt may, chế biến nông sản phẩm… dẫn tới thiếu lao động và cạnh tranh thu hút nguồn lao động giữa các địa phương. Ngoài ra, việc liên kết phát triển nguồn nhân lực với các địa phương có thế mạnh về đào tạo như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh,… để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và hỗ trợ cho địa phương phát triển hệ thống đào tạo của mình. Trong điều kiện thị trường khoa học công nghệ chưa phát triển thì có thể bằng các đơn đặt hàng cho các trường nghiên cứu những vấn đề kỹ thuật công nghệ và quản lý mà địa phương cần. Tạo điều kiện cho các trường thực hiện gắn nghiên cứu với đào tạo.
3.3. Kiến nghị về Hỗ trợ chính quyền và thủ tục cấp phép đầu tƣ:
Hiện nay, mục tiêu cải cách hành chính vẫn đang là mục tiêu chung của nhiều địa phương, thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 và Chỉ thị số 13/CT-UBND (ngày 06/08/2013) của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về: “Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013 – 2015”. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần
Thứ nhất, chính quyền địa phương, các cơ quan nhà nước cần giám sát chặt chẽ, tham mưu trong ban hành và thực hiện các thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh và thủ tục sau đăng ký kinh doanh, tránh tình trạng tự do, tuỳ tiện của các cơ quan, đơn vị trong việc giải quyết các yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Và từ đó cũng chính là điều kiện hạn chế quan liêu, cửa quyền.
Thứ hai, cần triển khai kịp thời các văn bản pháp luật đến các doanh nghiệp, rút ngắn thời gian thực hiện các dịch vụ hành chính pháp lý.
Thứ ba, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan trực tiếp làm việc với doanh nghiệp thông qua việc tập huấn, tìm hiểu kiến thức chuyên môn, kỹ năng xử lý tình huống hành chính,… Đặc biệt, toàn thể cán bộ, công chức đều phải nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ cũng như văn hóa ứng xử trong giao tiếp.
4. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được cả về mặt lý luận và thực tiễn, nghiên cứu này còn tồn tại một số hạn chế:
Do hạn chế về trình độ, thời gian nghiên cứu nên nghiên cứu chỉ được thực hiện trên 213 doanh nghiệp trên tổng số 1600 doanh nghiệp tại địa phương. Để có thể khái quát hơn sự hài lòng của các doanh nghiệp tại Phú Yên về các thuộc tính của địa phương, các nghiên cứu tiếp theo cần thêm số lượng mẫu lớn hơn vì kích thước mẫu càng lớn thì độ chính xác của nghiên cứu càng cao.
Nghiên cứu này chỉ đánh giá các thang đo bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình lý thuyết được kiểm định bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội. Để đo lường, đánh giá thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết tốt hơn cần sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại hơn. Đây cũng là hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt:
1. Cục thống kê tỉnh Phú Yên, Niên giám thống kê 2012, NXB Thống kê.
2. Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright (2002), Marketing địa phương, Tp. Hồ
Chí Minh
3. Hà Minh Trung (2010), Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối
với chất lượng dịch vụ của các khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, Bình Dương, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế, Tp. Hồ Chí Minh.
4. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Thống kê ứng dụng, NXB Thống kê.
5. Lê Thế Giới và ctg (2011), Quản trị Marketing định hướng giá trị, NXB Tài Chính 6. Nguyễn Anh Tuấn (2012), Phân tích sự ảnh hưởng của các thuộc tính địa phương
đến sự hài lòng của doanh nghiệp du lịch tại Nha Trang, luận văn thạc sĩ, Trường đại
học Nha Trang, Nha Trang.
7. Nguyễn Đình Thọ và ctg (2005), Thuộc tính địa phương và sự hài lòng của doanh
nghiệp, Nghiên cứu khoa học trong QTKD, NXB Thống kê.
8. Nguyễn Thị Thống Nhất (2010), Chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học và công nghệ – Đại học Đà
Nẵng.
9. Phan Nhật Thanh (2010), Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương, Luận văn Tiến sỹ.
10. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo cáo chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam, Hà Nội.
11. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Khánh Hòa (2013), Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012 – 2020, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
tỉnh.
12. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Yên (2013), Đề án Chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên đến 2020, tầm nhìn
đến năm 2030, Hà Nội.
13. Vũ Thành Hưng (2005), Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam – Một số kiến
nghị và giải pháp, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 99, tháng 9/2005.
1. Parasuraman A., Zeithaml V. Berry L. (1985), A conceptual model of service quality
and its implications for future research, Journal of Marketing.
2. Philip Kotler (2000), Marketing Management Millenium Edition, Prentice-Hall, Inc.
Tài liệu từ internet:
1.http://www.baomoi.com/Kinh-te-vi-mo-on-dinh-giup-doanh-nghiep-phat-
trien/45/13683974.epi
2. http://www.bsm.vn/ArticleDetail.aspx?ID=2203&CatID=532&t=info&Lang=VI
3. http://www.pcivietnam.org/phuong-phap-c9.html
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
Xin chào quý cơ quan/ doanh nghiệp!
Tôi là Hồ Thị Bảo Hoàng – học viên lớp Cao học quản trị kinh doanh, trường Đại học Nha Trang. Hiện nay tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài: Phân tích sự ảnh hưởng của các thuộc tính địa phương đến sự hài lòng của doanh nghiệp tại tỉnh Phú Yên. Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn quý vị đã dành thời gian để tiếp tôi. Tôi
rất hân hạnh được thảo luận với quý vị một số vấn đề về đầu tư, kinh doanh tại Phú Yên. Những quan điểm, ý kiến đóng góp thẳng thắn của quý vị sẽ giúp ích rất nhiều cho nghiên cứu này và sẽ giúp các nhà phát triển địa phương có cái nhìn sát thực tế hơn về tình hình thu hút đầu tư, kinh doanh tại Phú Yên.
I. Tổng quan về môi trƣờng đầu tƣ:
1. Doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Phú Yên vào năm nào? Ngành nghề kinh doanh? Loại hình doanh nghiệp?
2. Vì sao doanh nghiệp quyết định đầu tư kinh doanh tại Phú Yên? Ưu và nhược điểm khi đầu tư tại đây (chính quyền địa phương, cơ sở hạ tầng, lao động, thị trường đầu ra và đầu vào)?
3. Những ưu và nhược điểm khi đầu tư tại Phú Yên so với những địa phương khác.
4. Tình hình kinh doanh hiện nay của doanh nghiệp? Doanh nghiệp có kế hoạch tiếp tục đầu tư mở rộng tại Phú Yên không? Vì sao?
II. Các thuộc tính địa phƣơng:
1. Hạ tầng cơ sở: - Hệ thống điện, nước.
- Hệ thống thông tin, liên lạc.
- Hệ thống giao thông, vận tải, phương tiện vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không).
- Mặt bằng kinh doanh.
- Lao động (trình độ, tay nghề, giá nhân công).
- Chế độ, chính sách hỗ trợ hoạt động đầu tư, kinh doanh của chính quyền địa phương dành cho doanh nghiệp (thủ tục đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư, …).
- Chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí, hải qian. - Hệ thống ngân hàng (cho vay, lãi suất,…).
- Dịch vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp (đào tạo nhân lực, tư vấn doanh nghiệp). - Hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư.
3. Môi trường sống và làm việc: - Môi trường làm việc.
- Kiến trúc đô thị (cơ sở hội họp, trung tâm mua sắm, điểm vui chơi, giải trí…). - Tuyển dụng lao động.
Phụ lục 2: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT
Tôi là Hồ Thị Bảo Hoàng – học viên lớp Cao học quản trị kinh doanh, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang. Hiện nay tôi đang thực hiện nghiên cứu về môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư kinh doanh tại Phú Yên, đặc biệt là sự hài lòng của quý doanh nghiệp đối với các thuộc tính địa phương của tỉnh Phú Yên. Kính mong quý doanh nghiệp dành chút thời gian để trả lời cho những câu hỏi sau đây. Những