thủy sản sau thu hoạch tại Việt Nam.
- Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi được triển khai từ năm 1999 đến nay với mục đích ban đầu là đáp ứng yêu cầu của các thị trường lớn như EU [55], Mỹ… Tuy nhiên đến nay chương trình được phát triển ngoài mục đích đáp ứng các thị trường mà còn kiểm soát các chất độc hại trong thủy sản nuôi phục vụ cho người tiêu dùng Việt Nam [4].
- Chương trình giám sát vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ được thực hiện từ năm 1999 .
- Chương trình mục tiêu quốc gia về an toàn thực phẩm tại khu vực Trun Bộ do Cơ quan Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ (NAFIQAD – CRA) chủ trì tổ chức thực hiện từ năm 2009 đến nay [24].
- Chương trình lấy mấu giám sát ATTP thủy sản sau thu hoạch được thực hiện hàng năm từ năm 2008 đến nay do các Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản chủ trì thực hiện từ nguồn ngân sách quốc gia [5].
- Chương trình lấy mẫu thẩm tra điều kiện sản xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy đinh của Việt Nam và Quốc tế [25].
- Chương trình Hỗ trợ thiết lập, áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản thực phẩm (HACCP, GMP, SSOP, VietGAP,VietGAHP…) [25].
- Năm 2002, Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản (nay là Cục Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản) đã thực hiện đề tài điều tra dư lượng Chloramphenicol trong thuỷ sản tự nhiên.
- Năm 2005, Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông) triển khai áp dụng thí điểm đề tài Thực hành nuôi tốt (GAP) đối với nuôi trồng thủy sản tại 8 tỉnh thành cả nước trong đó có các tỉnh Nam Trung Bộ.
- Năm 2005, Nguyễn Xuân Nam - NAFIQAVED 4 nghiên cứu đề tài “Ứng dụng HACCP trong nuôi trồng thủy sản” và đã phân tích mối nguy để thu thập kết quả dư lượng kim loại nặng, kháng sinh, độc tố nấm aflatoxin, thuốc trừ sâu gốc chlor hữu cơ và vi sinh vật gây bệnh trên các yếu tố đầu vào và trên thịt tôm trong quá trình nuôi.
- Chương trình giám sát thí điểm về an toàn thực phẩm đối với nông sản và thuỷ sản trong thời gian từ tháng 4/2013 – tháng 3/2014 thuộc Dự án Tăng cường năng lực hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm nông sản và thuỷ sản (SCIESAF) do JICA – Nhật Bản tài trợ
Nhìn chung, các đề tài trên đã góp phần đánh giá và tăng cường kiểm soát về việc nhiễm vi sinh vật và việc sử dụng hoá chất độc hại trong nuôi trồng, thu hoạch và chế biến thuỷ sản. Mặt khác, các đề tài nghiên cứu còn là cơ sở để các cơ quan quản lý Nhà nước của chúng ta ra các quyết định kịp thời trong việc quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm thuỷ sản.