Thực trạng sản xuất, xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nhiễm vi sinh vật, hóa học và đề xuất biện pháp nhằm kiếm soát các mối nguy này đối với nguyên liệu tôm thẻ và một số loại cá biển sau thu hoạch tại một số tỉnh nam trung bộ (Trang 29)

- Khai thác thủy sản:

Vùng biển Khánh Hòa có nguồn lợi hải sản phong phú với nhiều loài cá, giáp xác, thân mềm, rong biển giá trị cao. Riêng cá biển có hơn 600 loài, trong đó hơn 50 loài có giá trị kinh tế cao như: cá thu, cá ngừ, cá nhám... Trữ lượng cá biển ở Khánh Hòa khoảng 116 nghìn tấn, hàng năm cho phép khai thác hơn 70 nghìn tấn. Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa có 9.826 tàu cá các loại, tập trung chủ yếu ở các địa phương ven biển là Vạn Ninh, Ninh Hòa, Cam Lâm, Cam Ranh và Nha Trang. Đội tàu cá Khánh Hòa bước đầu đã ứng dụng công nghệ khai thác tiên tiến nhằm vào các đối tượng có giá trị cao và các đối tượng xuất khẩu như cá hố, cá nhám, cá ngừ … [36],[71].

Năm 2010, tổng sản lượng hải sản khai thác của tỉnh Khánh Hòa đạt 76.391 tấn tăng 5% so với năm 2009, năm 2012 đạt 83 nghìn tấn, tăng 10,5% so với năm 2011 [13]. Trong đó cá ngừ các loại, cá cơm vẫn là một trong sản phẩm thủy sản có sản lượng và giá trị xuất khẩu cao, năm 2010 sản lượng khai thác cá ngừ đạt 3.500 tấn, tăng 9% so với 2009, tuy nhiên năm 2011 sản lượng khai thác cá ngừ chỉ đạt 2.500 tấn, giảm 25% so với năm 2010. Năm 2012, tỉnh Khánh Hòa có sản lượng khai thác cá ngừ cao nhất từ trước đến nay, đạt hơn 4000 tấn [46].

- Nuôi trồng thủy sản:

Tỉnh Khánh Hòa có điều kiện thời tiết tốt, ổn định nên có nhiều thuận lợi trong nuôi trồng thủy sản đặc biệt các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá chẽm, cá mú….Khánh Hòa hiện có 5 vùng nuôi chính: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha trang, Cam Lâm và Cam Ranh [8]. Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản đã được đầu tư đáng kể và có những tăng trưởng cao, sản lượng nuôi thủy sản hàng năm đạt trên 20.000 tấn thủy sản các loại, trong đó, sản lượng tôm nuôi đạt trên 13.000 tấn/ năm (Bảng 1.6). Theo Cục thống kê Khánh Hòa, từ năm 2010 tới nay diện tích nuôi trồng thủy sản liên tục tăng từ 4.103 ha năm 2010 lên 6.484 ha năm 2012, trong đó diện tích nuôi tôm khoảng 2.850 ha [36],[43].

Bảng 1.6: Sản lượng tôm nuôi tỉnh Khánh Hòa các năm 2010 ÷ 2013

Năm 2010 2011 2012 8 tháng 2013

Tổng sản lượng tôm nuôi (tấn) 13.695 13.910 13.783 8.894

Tôm thịt (tấn) 6.568,2 7.117 6.820 3.704

Nguồn: Cục thống kê Khánh Hòa

- Cơ sở hạ tầng và hậu cần dịch vụ nghề cá:

+ Tỉnh Khánh Hòa so với nhiều tỉnh duyên hải miền Trung khác, Khánh Hòa có thuận lợi về nhiều mặt như: cảng, bến cá, khu hậu cần nghề cá… là địa điểm tập trung khá nhiều doanh nghiệp, nhà máy thu mua, chế biến thủy sản xuất khẩu. Hiện nay, toàn tỉnh ngoài 6 cảng cá tập trung nhiều tàu cập bến buôn bán thủy sản như cảng cá Hòn Rớ, Vĩnh Lương, Vĩnh Trường (Nha Trang), Đá Bạc, Cam Bình (Cam Ranh), Đại Lãnh (Vạn Ninh) còn có hàng chục bến cá nằm ở các địa phương, ven biển. Ngoài số tàu cá của tỉnh cập bến còn có các tàu cá ngoài tỉnh thường xuyên ra vào cảng Hòn Rớ, Đá Bạc và Đại Lãnh để bán cá [36].

+ Khánh Hòa hiện có 1.493 cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu thủy sản [8], đặc biệt lượng tàu dịch vụ thủy sản tương đối nhiều, phục vụ ở vùng biển khai thác xa bờ có 12 chiếc, các vùng còn lại 285 chiếc thực hiện thu mua tại ngư trường giúp cho các tàu khai thác dài ngày hơn, tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian lưu giữ thủy sản trên tàu [8], [36].

+ Hiện toàn tỉnh Khánh Hòa có 55 DN tham gia XKTS được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản [25]. Trước năm 2000, sản phẩm của các DN chỉ xuất hiện ở các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc..., đến nay đã có mặt ở thị trường 163 quốc gia trong đó có châu Âu và Mỹ, Nga…Hàng năm kim ngạch xuất khẩu đạt trên 300 triệu USD, năm 2013 đạt 420 triệu USD [36],[42].

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nhiễm vi sinh vật, hóa học và đề xuất biện pháp nhằm kiếm soát các mối nguy này đối với nguyên liệu tôm thẻ và một số loại cá biển sau thu hoạch tại một số tỉnh nam trung bộ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)