Chương trình chế biến và xuất khẩu thủy sản đến năm 2005 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và bắt đầu thực hiện từ năm 1998 là một chương trình tạo bước ngoặt trong thế kỷ XXI cho ngành chế biến thủy sản nước ta. Có thể nói, chế biến và xuất khẩu thủy sản là động lực cho tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu trong khai thác và nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2005, số doanh nghiệp chế biến thủy sản quy mô công nghiệp của Việt Nam đã tăng gần gấp đôi so với năm 2000 (184%) [20], trong đó số doanh nghiệp được công nhận đạt tiêu chuẩn đảm bảo ATVSTP và có tên trong danh sách xuất khẩu vào các thị trường lớn liên tục tăng, bình quân 40%/năm. Đến năm 2013 đã có trên 80% cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp trên toàn quốc đã xây dựng và áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo quan điểm HACCP với 585 cơ sở (Bảng 1.11) [46], [50].
Bảng 1.11. Số lượng doanh nghiệp chế biến thủy sản đạt tiêu chuẩn theo một số thị trường xuất khẩu chính có hiệp định song phương [2], [20], [50].
TT Chi tiêu Năm
2013 Tỷ lệ (%) Năm 2009 Tỷ lệ 2013 so với 2009 (%) 1 Doanh nghiệp Đạt Quy chuẩn kỹ thuật 585 100 457 106 2 Doanh nghiệp XK TS vào EU, Thuỵ
sĩ, Nauy 411 70 330 124
3 Doanh nghiệp XK TS vào Hàn Quốc 573 98 450 127 4 Doanh nghiệp đạt HACCP xuất khẩu
vào Mỹ 585 100 457 106
5 Doanh nghiệp XK TS vào Canada 585 100 457 106 6 Doanh nghiệp XK TS vào Trung Quốc 576 98 452 127
7 Doanh nghiệp XK TS vào Nga 34 5.8 33 103
8 Doanh nghiệp Thị trường Braxin 101 17.3 60 168
Nguồn: Báo cáo tổng kết của NAFIQAD 2013.
Các thỏa thuận song phương, đa phương về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm của Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đã ký thoả thuận hợp tác song phương quản lý ATTP với một số nước, thị trường như: EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canađa, Nga, Braxin,.. và các nước này đã công nhận NAFIQAD Việt Nam trong kiểm soát đảm bảo ATVSTP thủy sản (Bảng 1.12) [17],[20],[31].
- Công nhận về hệ thống quản lý ATTP của nước đối tác là tương đương (tương đương về hệ thống văn bản pháp lý kiểm soát ATTP; tương đương về tổ chức và năng lực kiểm soát của cơ quan thẩm quyền)
- Công nhận về điều kiện đảm bảo ATTP của các cơ sở trong chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm (công nhận danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm được phép xuất khẩu vào thị trường)
- Trình tự thủ tục kiểm soát ATTP xuất nhập khẩu vào nước đối tác.
- Các hoạt động hợp tác: kiểm tra đánh giá thường liên của mỗi bên với nước đối tác, các hoạt động trao đổi thông tin về yêu cầu của mỗi bên trong kiểm soát ATTP.
Bảng 1.12. Các quốc gia nhập xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã công nhận NAFIQAD Việt Nam trong kiểm soát đảm bảo ATVSTP thủy sản [17], [20], [31].
Năm Số nước và vùng lãnh thổ
NK thủy sản Việt Nam
Các nước, vùng lãnh thổ đã công nhận thẩm quyền của
NAFIQAD
Cơ quan thẩm quyền của các nước, vùng lãnh thổ
đã ký thỏa thuận song phương với NAFIQAD 2001 71 EU, Nauy, Thụy Sỹ, Hàn Quốc Ý, Hàn Quốc
2002 78 EU, Nauy, Thụy Sỹ, Hàn Quốc,
Thái Lan, Aixơlen Ý, Hàn Quốc 2003 85 EU, Nauy, Thụy Sỹ, Hàn Quốc, Thái
Lan, Aixơlen, Đài Loan, Ixraen
Ý, Hàn Quốc, Pháp, Thụy Sĩ, Trung Quốc
2004 90
2005 106
EU, Nauy, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Thái Lan, Aixơlen, Đài Loan, Ixraen, Úc, Canada, Hoa Kỳ, Trung Quốc, các nước ASEAN
Ý, Hàn Quốc, Pháp, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Hà Lan, Canada
2006 116
EU, Nauy, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Thái Lan, Aixơlen, Đài Loan, Ixraen, Úc, Canada, Hoa Kỳ, Trung Quốc, các nước ASEAN
Ý, Hàn Quốc, Pháp, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Hà Lan, Canada, Thái Lan, Campuchia
2007 134
EU, Nauy, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Thái Lan, Aixơlen, Đài Loan, Ixraen, Úc, Canada, Hoa Kỳ, Trung Quốc, các nước ASEAN
2009 163
EU, Nauy, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Thái Lan, Aixơlen, Đài Loan, Ixraen, Úc, Canada, Hoa Kỳ, Trung Quốc, các nước ASEAN, Brasil, Newzealand
Ý, Hàn Quốc, Pháp, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Hà Lan, Canada, Thái Lan, Campuchia, Newzealand
Năm Số nước và vùng lãnh thổ
NK thủy sản Việt Nam
Các nước, vùng lãnh thổ đã công nhận thẩm quyền của
NAFIQAD
Cơ quan thẩm quyền của các nước, vùng lãnh thổ
đã ký thỏa thuận song phương với NAFIQAD
2009 163
EU, Nauy, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Thái Lan, Aixơlen, Đài Loan, Ixraen, Úc, Canada, Hoa Kỳ, Trung Quốc, các nước ASEAN, Brasil, Newzealand, Peru, Chilê, Uruguay, Hàn Quốc,
Ý, Hàn Quốc, Pháp, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Hà Lan, Canada, Thái Lan, Campuchia, Newzealand 2010 tới nay 164
EU, Nauy, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Thái Lan, Aixơlen, Đài Loan, Ixraen, Úc, Canada, Hoa Kỳ, Trung Quốc, các nước ASEAN, Brasil, Newzealand, Peru, Chilê, Uruguay, Hàn Quốc, Nga, Argentina, El Sanvado, Polynesia thuộc Pháp, Cộng hòa Macedonia
Ý, Hàn Quốc, Pháp, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Hà Lan, Canada, Thái Lan, Campuchia, Newzealand
Nguồn: Báo cáo tổng kết của NAFIQAD.
1.4.3. Các quy định của các thị trường và yêu cầu trong kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu.
Cơ quan thẩm quyền Việt Nam (NAFIQAD) đã ký thỏa thuận song phương với một số nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam về việc kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc thông quan cho các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam qua cửa khẩu của các nước đã ký thỏa thuận và hạn chế việc kiểm tra 2 lần trên 1 lô hàng, cụ thể các quy định như sau: [20], [75].
a) Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu vào các thị trường có thỏa thuận song phương như: EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Liên minh Hải quan (LB Nga, Belarus, Kazakhstan), Braxin, Argentina:
Các lô hàng thủy sản khi xuất khẩu vào các thị trường này bắt buộc phải kèm theo một trong các Giấy chứng nhận sau: Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm và kiểm dịch hoặc Chứng thư (Health Certificate).
b) Đối với thị trường khác: yêu cầu cũng tương tự các thị trường song phương nhưng tương ứng với các mặt hàng cụ thể như:
- Thị trường Papua New Guinea: áp dụng đối với các lô hàng cá tra, cá basa, - Thị trường Đài Loan: áp dụng đối các lô hàng cua sống, đồ hộp thủy sản,
- Thị trường Indonesia, Peru, Chile, Polynesia thuộc Pháp, Cộng hòa Macedonia, Serbia, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ: áp dụng đối các lô hàng thủy sản khi xuất khẩu.