Thực trạng sản xuất, xuất khẩu thủy sản tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nhiễm vi sinh vật, hóa học và đề xuất biện pháp nhằm kiếm soát các mối nguy này đối với nguyên liệu tôm thẻ và một số loại cá biển sau thu hoạch tại một số tỉnh nam trung bộ (Trang 27)

- Về khai thác hải sản:

Sản lượng thủy sản khai thác tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2008÷2013 tăng bình quân 8% năm, từ 105.777 tấn/ năm lên 180.840 tấn/ năm. Nhờ hoạt động đánh bắt xa bờ được tăng cường, cộng với các nghề khai thác cá ngừ đại dương, cá ngừ, cá nục, cá cơm, mực… được mùa nên sản lượng khai thác thủy sản của ngư dân toàn tỉnh Bình Định tăng khá cao đặc biệt sản lượng cá ngừ đại dương tăng bình quân 22,45 % năm, từ 2.500 tấn lên 8.400 tấn năm 2013 [8], Cơ cấu nghề khai thác biển giai đoạn 2008 – 2013 tiếp tục dịch chuyển theo hướng nghề mới khai thác xa bờ, có hiệu quả, số lượng tàu từ 90CV tăng đáng kể từ 605 chiếc năm 2008 lên 2.747 chiếc. Nghề câu cá ngừ đại dương tăng từ 423 chiếc năm 2008 lên 1532 năm 2013 giá trị khai thác thủy sản tăng trưởng bình quân từ năm 2011 đến 2013 tăng khá cao, đạt gần 11% [11], [35].

- Về nuôi trồng thủy sản

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 2013 là 4.589 ha. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng trưởng hàng năm, năm 2013 sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 8.580 tấn tăng 55,46% so với năm 2008, sản lượng tôm nuôi đạt 6.182 tấn đối tượng tôm nuôi chủ yếu là tôm thẻ chân trắng. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ khoảng 2.283 ha, trong đó đối tượng chính là tôm thẻ (Bảng 1.4) [11], [12].

Bảng 1.4. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản các năm 2010÷2013 tỉnh Bình Đinh [35].

Năm 2010 2011 2012 2013

Diện tích nuôi trồng thủy sản (ha) 6.310 4.320 4.696 4.589 Diện tích nuôi tôm (ha) 2.000 2.462 2.603 2.283 Sản lượng thủy sản nuôi trồng (tấn) 8.170 9.011 8160 8.580 Nguồn:Báo cáo tổng kếtcủa Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định

- Về chế biến và thương mại thủy sản:

Trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu, toàn tỉnh có 4 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu lớn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản [25] và hàng trăm có sở thu mua, sơ chế thủy sản. Các cơ sở chế biến xuất khẩu đầu tư phát triển công nghệ sau thu hoạch để nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cá ngừ và tôm thẻ đông lạnh. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản của tỉnh châu Âu, châu Á, châu Mỹ… Trong đó, thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản tiêu thụ sản phẩm cá, tôm đông lạnh khá mạnh trong các năm 2010 đến 2013 ( Bảng 1.5) [35].

Bảng 1.5: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu Bình Định 2010÷ 2012.

Năm 2010 2011 2012 2013

Sản lượng xuất khẩu (tấn) 12.000 10.400 10.700 11.500 Kim nghạch xuất khẩu (triệu USD) 40,0 40,2 51,3 58,6

Nguồn: Báo cáo tổng kết 2010 – 2013 của UBND tỉnh Bình Định

- Cơ sở hạ tầng và hậu cần dịch vụ nghề cá: tỉnh Bình Định có 11 cảng cá, bến cá bao gồm: các cảng cá Nhơn Châu, Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan. Bến cá Hà Ra - Phú Thứ, Xuân Thạnh, Tân Phụng (Phù Mỹ); An Dũ (Hoài Nhơn); Nhơn Lý, Nhơn

Hải, Đống Đa (Quy Nhơn). Hiện 4 cảng cá đã và đang được tiếp tục đầu tư xây dựng đầu tư, nâng cấp để phục vụ nghề cá như cảng cá Quy Nhơn, Tam Quan, Đề Gi và Nhơn Châu. Cảng cá quy nhơn được quy hoạch là cảng cá loại 1 với kinh phí đầu tư 45,287 tỷ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng [8],[35].

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nhiễm vi sinh vật, hóa học và đề xuất biện pháp nhằm kiếm soát các mối nguy này đối với nguyên liệu tôm thẻ và một số loại cá biển sau thu hoạch tại một số tỉnh nam trung bộ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)