+ Hệ thống quản lý nhà nước về ATTP
Theo phân công tại Luật ATTP hiện nay, Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương.
Bảng 1.13: Phân công theo lĩnh vực quản lý ngành thuỷ sản cụ thể như sau: Phân loại Bộ Nông nghiệp và PTNT Bộ Y Tế Bộ Công Thương Sản phẩm 1.Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với: - Ngũ cốc; - Thịt và các sản phẩm từ thịt; - Thủy sản và sản phẩm thủy sản; - Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; - Trứng và các sản phẩm từ trứng;
- Sữa tươi nguyên liệu; - Mật ong và các sản phẩm từ mật ong,
1. Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với:
- Phụ gia thực phẩm; - Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
- Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên; - Thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.
1. Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với: - Các loại rượu, bia, nước giải khát; - Sữa chế biến; - Dầu thực vật; - Sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.
Phân loại Bộ Nông nghiệp và PTNT Bộ Y Tế Bộ Công Thương - Thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ. 2. Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý
2. Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý
2. Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý
Công đoạn
Quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối như: Sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh
Sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh
Sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh
Nguồn: Báo cáo tổng kết của NAFIQAD.
Cùng với phân công này, hệ thống quản lý ATTP hiện nay như sau:
Tại tuyến Trung ương, công tác quản lý ATTP được giao cho 3 Bộ quản lý: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương. Tại Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm được thành lập để giúp Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ATTP. Tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do tính chất đa ngành, để bao quát toàn bộ quá trình sản xuất nông lâm thủy sản, công tác quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản hiện nay được phân công cho nhiều đơn vị thuộc Bộ thực hiện như Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (kiêm vai trò đầu mối), Cục Chăn nuôi, Cục Trồng trọt, Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật và Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối. Tại Bộ Công thương, công tác quản lý ATTP giao cho Vụ Khoa học Công nghệ làm đầu mối [2].
Tại tuyến tỉnh, đến nay ngành Y tế đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Chi cục An toàn thực phẩm trực thuộc Sở Y tế; Ngành Nông nghiệp đã có 61/63 tỉnh đã thành lập Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản, các địa phương còn lại có Phòng Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đầu mối tổ chức các nhiệm vụ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm [37].