Cơ hội, thách thức sau khi hội nhập kinh tế

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nhiễm vi sinh vật, hóa học và đề xuất biện pháp nhằm kiếm soát các mối nguy này đối với nguyên liệu tôm thẻ và một số loại cá biển sau thu hoạch tại một số tỉnh nam trung bộ (Trang 33)

Bước sang đầu thế kỷ XXI, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế tất yếu, diễn ra mạnh mẽ ở cả cấp độ khu vực lẫn toàn cầu. Các rào cản thuế quan và hạn

ngạch xuất khẩu đang dần bị dỡ bỏ, các rào cản khác (trong đó có rào cản kỹ thuật – TBT và rào cản an toàn vệ sinh, an toàn dịch bệnh – SPS, đặc biệt là việc kiểm soát dư lượng hoá chất độc hại và an toàn vệ sinh thực phẩm trong chuỗi sản xuất) ngày càng được các nước và thị trường lớn sử dụng nhằm gây cản trở cho các nước xuất khẩu (Bảng 1.9 và 1.10), nhất là các nước có trình độ quản lý và công nghệ chưa cao [21]. Trước bối cảnh đó, công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản đang dần được quy tụ về một đầu mối, thành một hệ thống thống nhất từ Trung ương đến địa phương [2].

a) Cơ hội khi hội nhập quốc tế [31],[41].

- Được hưởng các ưu đãi trong thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư mà các nước thành viên giành cho nhau thông qua chế độ đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN), chế độ đãi ngộ quốc gia, được thừa hưởng nhiều thành tựu của các vòng đàm phán đa phương về thuế quan và mậu dịch.

- Thị trường xuất khẩu ngày càng được ổn định do có nhiều thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường, thuận lợi cho việc hoạch định các chính sách về đầu tư và phát triển sản xuất công - nông nghiệp, giảm thiểu những rủi ro trong thương mại quốc tế.

- Người tiêu dùng hưởng lợi nhiều hơn khi cạnh tranh tự do và bình đẳng, mang lại nhiều sự lựa chọn hơn, giá cả thấp hơn và chất lượng cao hơn.

- Thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài, đầu tư vào lĩnh vực cộng nghiệp có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao tạo ra các sản phẩm chất lượng cao

- Củng cố được hệ thống pháp luật trong nước.

- Tranh chấp quốc tế: Khi đã là thành viên của WTO, các tranh chấp về thương mại của Việt Nam sẽ được giải quyết dựa trên những điều luật của tổ chức này. Các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ có lợi từ sự đảm bảo chắc chắn là các đối tác thương mại của họ buộc phải tuân thủ các quy tắc của WTO.

b) Thách thức khi hội nhập quốc tế [31],[41].

Việt Nam phải hiểu tường tận các luật lệ của WTO được áp dụng cho từng nước, từng mặt hàng, từng khu vực để hướng doanh nghiệp của mình ra thị trường thế giới.

Tuy nhiên, việc tham gia hộ nhập quốc tế cũng gặp không ít khó khăn đặc biệt là các rào cản kỹ thuật phi thuế quan.

Bảng 1.9. Một số rào cản kỹ thuật của các nước trên thế giới [17], [24], [31].

Quốc gia Yêu cầu kỹ thuật

Liên minh Châu Âu

Phải có luật lệ tương đương về:

- Kiểm soát ATTP như: áp dụng quản lý chất lượng theo HACCP tại các nhà máy chế biến thủy sản, thực hiện chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi, Kiểm soát ATVS vùng thu hoạch NT2MV [55].

- Tổ chức, chức năng nhiệm vụ, năng lực hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (bao gồm hệ thống phòng kiểm nghiệm đủ năng lực để phân tích các chỉ tiêu về ATTP bao gồm dư lượng hoá chất độc hại). - Quy định về hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định –IUU

- Chứng nhận sản phẩm không mang mầm bệnh thủy sản [58]. - Chứng nhận xuất xứ nguồn gốc đối với thủy sản biển

Mỹ - Kiểm soát ATTP theo HACCP

- Khai báo lô hàng theo quy định chống khủng bố sinh học - Kiểm soát ATVS vùng thu hoạch NT2MV

- Kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi Canada, Hàn

Quốc

-Kiểm soát ATTP theo HACCP

- Có hệ thống phòng kiểm nghiệm đủ năng lực để phân tích các chỉ tiêu về ATTP bao gồm dư lượng hoá chất độc hại.

- Có chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi

Nga, Ukraina, Brasil

Ngoài yêu cầu các Doanh nghiệp Việt Nam nằm trong danh sách đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản, các doanh nghiệp phải được các đoàn thanh tra của các nước kiểm tra trực tiếp và chỉ được xuất khẩu sang các thị trường này nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.

Polivenia Giáp xác phải được chế biến sâu: bóc vỏ, bỏ đầu, tảm bột… Sản phẩm tôm nước ngọt phải cấp đông -200C trong ít nhất 72 giờ Vùng nuôi được kiểm soát theo chương trình giám sát phù hợp với quy định của tổ chức thú y thế giới (OIE)

Bảng 1.10. Yêu cầu kỹ thuật đối với thủy sản Việt Nam [17], [24], [31]

Năm Yêu cầu kỹ thuật Nước áp đặt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không nhập khẩu sản phẩm đóng gói và dán nhãn sai quy định

EU, Mỹ, Hàn Quốc 1994

Không nhập thủy sản của các nước chưa đáp ứng 3 điều kiện tương đương

EU

1995 Không nhập khẩu cá ngừ từ những có nghề khai thác có thể làm hại cá heo

Mỹ, EU

Không mua tôm tự nhiên của những nước có nghề lưới kéo có thể gây hại cho rùa biển

Mỹ

Không nhập khẩu thủy sản có tạp chất (tóc, kim loại) Tất cả các thị trường 1997

Không nhập thủy sản của các Doanh nghiệp chưa áp dụng HACCP theo quy định của Luật thực phẩm Hoa Kỳ

Mỹ

2000 Phải dán nhãn thực phẩm biến đổi gen cho những thực phẩm có thành phần từ sinh vật biến đổi gen

EU, Thụy Sĩ

Không nhập khẩu thủy sản nếu chưa đáp ứng các quy định về ATTP của nước nhập khẩu

Canada, Nauy, Singapore, Thái Land, Trung Quốc, Đài Loan

2001

Hủy hoặc trả hàng, đưa tên Doanh nghiệp và quốc gia có lô thủy sản bị nhiễm kháng sinh cấm

EU, Mỹ, Canada, Na Uy, Thụy Sĩ.

2003 Không nhập khẩu sản phẩm của những Doanh nghiệp không cung cấp hồ sơ từng lô hàng phục vụ việc chống khủng bố sinh học qua thực phẩm

Mỹ

2005 Không nhập khẩu thủy sản (giáp xác, nhuyễn thể chân đầu, moi, ruốc) của Việt Nam nếu tiếp tục phát hiện lô hàng nhiễm kháng sinh.

Nhật Bản

2010 Không cho nhập khẩu lô hàng thủy sản đánh bắt, khai thác tự nhiên nếu không có chứng nhận xuất xứ

Kiểm dịch thủy sản: chỉ cho phép nhập khẩu đối với tôm chế biến sâu

EU

Úc 2011, 2012 Hàng rào kỹ thuật và quy định về kiểm dịch động thực

vật ngày càng khắt khe của thị trường Nhật Bản, chủ yếu là về hóa chất kháng sinh như: Chloramphenicol, Trifluralin, Ethoxyquine… do các cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản tiếp tục áp dụng chính sách thắt chặt kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm nhập khẩu

Nhật Bản

2013 Dừng ký hiệp định song phương về ATTP xuất nhập khẩu, Phải được nước nhập khẩu kiểm tra nằm trong danh sách mới được xuất khẩu sang các nước Nga và Uraina

Úc, Canada, Ucraina, Nga (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nhiễm vi sinh vật, hóa học và đề xuất biện pháp nhằm kiếm soát các mối nguy này đối với nguyên liệu tôm thẻ và một số loại cá biển sau thu hoạch tại một số tỉnh nam trung bộ (Trang 33)