Một số vướng mắc trong quản lý thu thuế đối doanh nghiệp khai thác

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 68)

VI. Kết cấu của đề tài

2.2.5 Một số vướng mắc trong quản lý thu thuế đối doanh nghiệp khai thác

được tập trung khai thác như bùn khoáng, titan, thiếc, môlip đen… Mỗi chủng loại khoáng sản lại có quy trình khai thác khác nhau, việc tiếp cận để nắm bắt và từ đó đề ra các biện pháp kiểm tra hiệu quả đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn.

2.2.4.4 Hệ thống văn bản pháp luật

Có thể nói, mặc dù có nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, tuy nhiên cơ bản vẫn không theo kịp tình hình. Tình trạng doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý chờ văn bản hướng dẫn thực hiện luật và nghị định còn phổ biến. Bên cạnh đó, sự thay đổi liên tục, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán của hệ thống văn bản pháp luật cũng gây nhiều khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý.

2.2.5 Một số vướng mắc trong quản lý thu thuế đối doanh nghiệp khai thác khoáng sản sản

2.2.5.1 Về cơ chế

Các văn bản, quy định trong lĩnh vực khai thác khoáng sản thường chồng chéo, vừa thừa vừa thiếu. Việc vận dụng quy định mỗi nơi một kiểu, không thống nhất, dẫn đến doanh nghiệp vô tình hoặc cố ý lợi dụng kẽ hở để lách luật. Việc xử lý cũng khó khăn vì quy định không chặt chẽ, thiếu chế tài do không lường hết được các trường hợp vi phạm trong thực tế.

Hiện tại Tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành định mức quy đổi từ thể tích đá (m3) sang khối lượng (tấn) để tính phí BVMT đối với đá chẻ. Theo đó, 1m3 đá nguyên khai có khối lượng là 2,6 - 2,7 tấn. Trong khi đó, theo công văn số 1784/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây Dựng, 1m3 đá nguyên khai có khối lượng là 1,6-1,7 tấn. Tỉnh Bình Định cũng quy định định mức này bằng với quy định của Bộ. Sự chênh lệch quá lớn này rõ ràng là bất hợp lý và cần phải điều chỉnh để tránh thất thu thuế cũng như thiệt hại cho doanh nghiệp.

2.2.5.2 Căn cứ xác định thuế

Căn cứ chủ yếu để xác định thuế là dựa vào sản lượng khai thác. Tuy nhiên với thực trạng khai thác hiện nay, việc xác định sản lượng khai thác của doanh nghiệp là khó thực hiện. Hầu hết các doanh nghiệp đều có tình trạng khai giảm sản lượng để giảm thuế và phí.

Đa số các doanh nghiệp khai thác khoáng sản (do vô tình hoặc cố ý) đều xác định sai đơn giá tính thuế tài nguyên; xác định sai chủng loại, quy cách thành phẩm theo hướng chuyển về quy cách có giá bán thấp hơn nhằm giảm số thuế phải nộp.

Thực tế, kết quả kiểm tra trong năm 2012 đối với 5 doanh nghiệp khai thác khoảng sản tại Khánh Hòa, tổng số thuế truy thu được từ việc điều chỉnh đơn giá tính thuế là hơn 20 tỉ đồng, trong đó riêng 1 doanh nghiệp khai thác cát đã là trên 17 tỉ đồng.

2.2.5.3 Việc cấp phép khai thác

Quy trình cấp phép hiện tại chủ yếu dựa vào kết quả thăm dò và báo cáo trữ lượng của đơn vị xin giấy phép (chủ đầu tư), công tác kiểm tra và điều chỉnh giấy phép (bao gồm điều chỉnh trữ lượng, thời gian, phương thức khai thác…) hầu như không được thực hiện, dẫn đến không quản lý được trữ lượng cũng như sản lượng khai thác thực tế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trữ lượng và điều kiện khai thác thực tế cũng sẽ ảnh hưởng đến cả thời gian và cường độ hoạt động của doanh nghiệp khai thác. Thực tế này dẫn đến nhiều doanh nghiệp tăng cường quy mô hoặc giảm quy mô khai thác, thậm chí tạm ngưng hoặc khai thác trở lại mà cơ quan quản lý thuế không kiểm soát được.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)