VI. Kết cấu của đề tài
3.2.2 Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong vùng có khai thác khoáng
Các vùng có mỏ khoáng sản chủ yếu là các huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, nơi có đời sống người dân thấp, trình độ dân trí kém… Lợi dụng đặc điểm này, các tổ chức cá nhân thương tổ chức khai thác khoáng sản trái phép với quy mô lớn, thuê người dân địa phương làm phu khai thác. Bằng cách này, các đối tượng khai thác trái phép hạn chế được việc người dân tố cáo việc khai thác trái phép với chính quyền. Mặt khác, các tổ chức cá nhân này còn lợi dụng trình độ yếu kém của một bộ phận cán bộ địa phương để hợp thức hóa việc khai thác khoáng sản trái phép. Điển hình như vụ khai thác quặng thiếc trái phép tại địa bàn huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa. Mặc dù tình trạng khai thác quặng thiếc tại địa phương này diễn ra phức tạp, kéo dài nhưng chính quyền địa phương không xử lý triệt để, thậm chí lãnh đạo xã Khánh Thành còn ký giấy “hợp thức hóa” cho đầu nậu vào rừng khai thác quặng bằng hình thức thăm dò khoáng sản.
Chính vì vậy, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống cho người dân cũng như nâng cao năng lực cho bộ máy lãnh đạo địa phương là một trong những giải pháp để tăng cường công tác quản lý khai thác khoáng sản.
Để thực hiện tốt mục tiêu này, bên cạnh các giải pháp quản lý chặt chẽ hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản, cần yêu cầu các chủ dự án có phương án bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác cũng như phục hồi môi trường sau khai thác trước khi cấp phép. Căn cứ vào phương án bảo vệ và phục hồi môi trường, cần theo dõi chặt chẽ để xử phạt, thậm chí thu hồi giấy phép hoặc truy tố khi có vi phạm.